(Siêu ngắn) Soạn bài Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây trang 92, 93, 94, 95 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

* Sau khi đọc:

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điền vào bảng tổng hợp dưới đây những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện qua văn bản trên (làm vào vở):

Yếu tố được

sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản có sử dụng)

Tác dụng

Nhan đề

Đề mục

Trích dẫn

Địa danh

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trả lời:

Yếu tố được

sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản có sử dụng)

Tác dụng

Nhan đề

Chợ nổi - nét văn hóa của sông nước miền Tây

Nói lên nội dung chính của văn bản

Đề mục

1.Những khu chợ sầm uất bên sông

2.Những cách rao mời độc đáo

3.Dư âm chợ nổi

Phân rõ từng ý chính

Trích dẫn

Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

Làm rõ ý

Địa danh

Tiền Giang, Cần Thơ, Cà mau,..

Liệt kê, đưa thông tin

Yếu tố miêu tả

Thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột ‘’ăng-ten’’ kì lạ di động…

Làm văn bản thêm sinh động

Yếu tố biểu cảm

Nghe sao mà lảnh lót, thiết tha

Diễn tả cảm xúc của người viết

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Hình minh họa 1,2

Làm rõ ý, minh họa điều mà người viết muốn nói

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.

Trả lời:

+ Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động

+ Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm bằng tay, có kèn đạp bằng chân,..

+ Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn,….

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về tác dụng minh họa của các tấm ảnh (Hình 1, Hình 2) trong văn bản.

Trả lời:

Giúp thông tin về chợ nổi rõ ràng hơn, người đọc dễ tưởng tượng hình dung.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

Trả lời:

Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây. Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây.

B/ Học tốt bài Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

1/ Nội dung chính Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.

2/ Bố cục văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

- Phần 1: Từ đầu đến “đặc trưng của mình”: Giới thiệu khái quát nội dung bài.

- Phần 2: Tiếp theo đến “và khắp cả nước: Những khu chợ sầm uất trên sông

- Phần 3: Tiếp theo đến “lảnh lót, thiết tha!”: Những cách rao mời độc đáo

- Phần 4: Đoạn còn lại: Dư âm chợ nổi

3/ Tóm tắt văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây

1. Giá trị nội dung

- Cung cấp thông tin về chợ nổi

2. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc

- Văn phong trang trọng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác