(Siêu ngắn) Soạn bài Kiến thức Ngữ văn trang 109 - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Kiến thức Ngữ văn trang 109, 110, 111 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

1. Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình  nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình  nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Cần phân biệt giữa kịch bản chèo và sân khấu chèo:

+ Kịch bản chèo là văn bản văn học, được tiếp nhận thông qua hình thức đọc, bao gồm lời thoại của nhân vật và một số chỉ dẫn sân khấu căn bản (ví dụ: “hát sắp”, “nói lệch”,…)

+ Sân khấu chèo là sự hiện thực hóa kịch bản chèo thông qua hoạt động trình diễn, được tiếp nhận bằng hình thức xem và nghe.

* Đặc điểm của chèo cổ thể hiện qua nhiều yếu tố: đề tài, tích  truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại,…

2. Nghệ thuật tuồng

* Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu  nghệ thuật dân gian khác. Tuồng thịnh hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam Trung Bộ (tiêu biểu là Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định).

* Tuồng đồ thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân; lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói.

* Đặc điểm của tuồng đồ thể hiện qua nhiều yếu tố: đề tài, tích  truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại, phương thức lưu  truyền,…

* Tác phẩm khuyết danh là những sáng tác không có tên tác giả (ẩn danh).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác