(Siêu ngắn) Soạn bài Ôn tập trang 148 - Chân trời sáng tạo
Bài viết soạn bài Ôn tập trang 148 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản |
Xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật |
Diễn biến tâm lí nhân vật |
Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa |
|
|
|
|
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp |
|
|
|
|
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản |
Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm, tính cách của nhân vật |
Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án |
|
|
|
|
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến |
|
|
|
|
Trả lời:
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản |
Xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật |
Diễn biến tâm lí nhân vật |
Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa |
Thị Mầu >< Thị Kính - Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành |
- Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, kín đáo |
- Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh - Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an |
- Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, số phận éo le |
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp |
Mẹ Đốp >< Xã Trưởng Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh >< Xã trưởng: hiện thân những kẻ cai trị ở làng xã hách dịch bày đặt những thứ lệ làng “xôi thịt” nhiêu khê |
- Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo. - Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn |
- Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống. - Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống. |
- Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,… - Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,… |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản |
Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện |
Đặc điểm, tính cách của nhân vật |
Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án |
Trùm Sò báo án, một lòng muốn lấy lại đồ. Nhưng Huyện Trìa, Đề Hầu lại thiên vị Thị Hến vì nhan sắc. Thành ra báo án không thành, không lấy được đồ đã mất cắp |
Huyện Trìa, Đề Hầu: háo sắc Huyện Trìa : tham của, sợ vợ Đề Hầu: hay nói xằng nói bậy, nói xấu người khác |
Biểu đạt quan từ lời thoại của nhân vật: châm biếm, mỉa mai |
Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các tên quan tham xử án không liêm chính |
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến |
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều đến nhà Thị Hến vì ham muốn ân ái. Cuối cùng thành một màn xét xử tội lỗi của cả 3 |
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu:háo sắc, hèn nhát Thị Hến : thông minh, biết giữ gìn tiết hạnh |
Biểu đạt quan từ lời thoại của nhân vật : châm biếm ,mỉa mai, phê phán những kẻ cầm quyền nhưng xấu xa về nhân cách |
Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các những kẻ có danh, có quyền nhưng lại hèn nhát, đam mê nữ sắc |
Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao?
Trả lời:
+ Xác định được đối tượng mà bản thân muốn hướng đến
+ Lí do viết
+ Trình bày phải hợp lí, dễ nhìn
Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
Trả lời:
+ Văn bản nội quy thường theo quy cách thống nhất. Văn bản hướng dẫn thì có thể tùy ý sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ
+ Phần chính của văn bản nội quy là một loạt các quy định. Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp
Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
1. Bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa
2. Tăng cường tự hào dân tộc và ý thức bản sắc văn hóa
3. Thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa đương đại
4. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST