(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến trang 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

* Sau khi đọc:

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.

Trả lời:

+ Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường.

+ Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu

+ Lời thoại : có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật và cách giải quyết mâu thuẫn trong văn bản trên.

Trả lời:

+ Nguyên nhân: cùng ham mê nhan sắc Thị Hến

+ Các giải quyết: cả 3 nhân vật đều bị Thị Hến lừa vào tròng

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX.

Trả lời:

+ Một người phụ nữ góa chồng thông minh, ma mãnh

+ Thị Hến còn là một người biết gìn giữ phẩm hạnh

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bình luận về tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của các nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong lớp tuồng này.

Trả lời:

- Tiếng cười đầy mỉa mai, châm biếm. Chỉ vì thói đam mê nữ sắc mà nhận lấy một kết quả đáng xấu hổ.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí tưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu, Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?

Trả lời:

Phương thức truyền miệng tạo ra nhiều dị bản.

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai, do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

- Nhận định đúng đắn

Bài tập sáng tạo (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”

Trả lời:

(Siêu ngắn) Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Chân trời sáng tạo

B/ Học tốt bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

1/ Nội dung chính Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Đoạn trích kể lại cảnh Thị Hến lừa huyện Trìa, đề Hầu và thầy Nghêu đến nhà mình để vạch trần bản chất ham mê sắc đẹp, ý đồ bất chính và dung tục của những kẻ này.

2/ Bố cục văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

- Phần 1: Từ đầu ... bày thiệt nào: giới thiệu nhân vật huyện Trìa và tính cách của hắn

- Phần 2: Còn lại: Cuộc xử án của Huyện Trìa với mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm sò

3/ Tóm tắt văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

ình huống trào phùng giữa ba nhân vật, châm biếm thói hư tật xấu của những kẻ thuộc bộ máy cai trị thời xưa.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

1. Giá trị nội dung:

Phê phán những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

2. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật

- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác