(Siêu ngắn) Soạn bài Thần Trụ trời - Chân trời sáng tạo

Bài viết soạn bài Thần Trụ trời trang 13, 14 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Thần Trụ trời

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy.

Trả lời:

Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

Sự tích cây lúa

Nguồn gốc về cây lúa theo góc nhìn dân gian.

Thần Trụ trời

Giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, ...

* Đọc văn bản:

1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Trả lời:

Đưa ra những hình dung về vị thần Trụ trời theo suy nghĩ của em: Cao lớn, vạm vỡ, sức khoẻ vô địch

2. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Trả lời:

- Khi có cột chống trời trời đất sẽ tách riêng ra, trời đất phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

3. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Trả lời:

- Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian.

* Sau khi đọc:

(Siêu ngắn) Soạn bài Thần Trụ trời | Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện.

Trả lời:

Chi tiết về không gian

Chi tiết về thời gian

Trời và đất

Không cụ thể, mang tính khái quát.

Thủa ấy, từ đó.

Thời gian định tính, không cụ thể.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

Trả lời:

- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại: không gian, cốt truyện, nhân vật.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Trả lời:

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời.

Nhận xét về đặc điểm của nhân vật.

- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Có năng lực phi thường, ý chí.

- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.

- Mạnh mẽ và tài năng.

- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi => tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

- Có công tạo ra đất trời.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Trả lời:

Nội dung bao quát: Lí giải sự phân đôi của trời và đất.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Cách giải thích trong truyện dựa trên sự quan sát và tưởng tượng của ông cha ta. Ngày nay, cách giải thích đó đã không còn phù hợp.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,…” gợi nhớ “Sự tích bánh chưng, bánh dày” của người Việt Nam.

- Tóm tắt: Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bèn nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất và hình tròn tượng trưng cho trời. Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

- Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm:

+ Lí giải sự xuất hiện của một hiện tượng hay truyền thống.

+ Xuất hiện hình ảnh vị thần, mang tính hư cấu, tưởng tượng như trời hình tròn, đất hình vuông.

+ Thời gian và không gian không xác định.

B/ Học tốt bài Thần Trụ trời

1/ Nội dung chính Thần Trụ trời

Văn bản nói về cách tạo ra đất, trời, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác. Cách lí giải dưới góc độ văn học dân gian và đầy sáng tạo, đề cao giá trị truyền thống.

2/ Bố cục văn bản Thần Trụ trời

- Phần 1: Từ đầu đến “Làm thế nào bây giờ”: Quá trình tạo ra thế giới muôn loài và con người của Ê -pi -mê- tê

- Phần 2: Tiếp theo đến “trao cho loài người”: Prô – mê – tê hoàn thiện lại con người và trao cho con người lửa.

- Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.

3/ Tóm tắt văn bản Thần Trụ trời

Văn bản tóm tắt quá trình tạo ra thêm nhiều nhiều cái gì đó để cuộc sống trở nên đông vui hơn của hai anh em Prô – mê – tê và Ê -pi -mê- tê. Ê -pi -mê- tê đã tạo ra rất nhiều các loài vật với những đặc ân, duy sót lại con người trần trụi không có bất kì đặc ân nào. Prô – mê – tê đã sửa lại sai sót của em làm cho con người trở nên hoàn thiện, văn minh hơn.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thần Trụ trời

1. Giá trị nội dung:

Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

2. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác