Giáo án Văn 10 bài Tấm Cám (tiết 1)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Kĩ năng

- Biết cách đọc-hiểu một truyện cổ tích thần kì, phân biệt truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.

3. Thái độ, phẩm chất

- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.

- Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh

3. Bài mới

● Hoạt động 1: Khởi động

Nguyễn Khoa Điểm – Nhà thơ của “ Đất nước” đã viết những câu thơ rất xúc động như sau:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bang đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng của

( Đất nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)

Những câu truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt. Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi em đều có riêng trong trí tưởng tượng của mình một chị Tấm, một chàng Thạch Sanh với những yếu tố thần kỳ rất hấp dẫn. Nhưng những cảm quan ban đầu của các em về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi truyện dân gian dù được lưu truyền trong quần chúng nhưng cũng ẩn chứa những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm Cám", để các em có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này.

● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.

- Tìm hiểu thể loại truyện cổ tích

? GV: Nêu khái niệm, phân loại, đặc trưng, nội dung của truyện cổ tích ?

HS nhóm 1:

HS: trả lời.

- GV: Truyện cổ tích Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê của nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. Ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám

- GV: HD HS tiếp cận cận văn bản bằng cách kể chuyện và diễn xuất ( đóng vai) Chú ý: giọng kể chuyện chậm rãi, biểu cảm, phù hợp tính cách các nhân vật.

- HS nhóm 2:

- GV: Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia mấy phần?

Tóm tắt nội dung mỗi phần?

Chủ đề của truyện là gì?

HS: trả lời

I. Tìm hiểu chung:

1. Thể loại

- Khái niệm: SGK/18

- Phân loại:

+ Truyện cổ tích thần kì

+ Truyện cổ tích sinh hoạt

+ Truyện cổ tích loài vật.

- Đặc trưng truyện cổ tích thần kỳ:

+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kì.

+ Đối tượng: Con người nhỏ bé trong xã hội.

+ Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thỏa nguyện mơ ước .

- Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội công bằng hạnh phúc. Kết thúc: có hậu.

2. Văn bản

- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì.

→ Được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

- Tóm tắt văn bản:

- Bố cục

+ P1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm, nhưng Tấm luôn được giúp đỡ.

+ P2: Hạnh phúc đến với Tấm.

+ P3: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.

- Chủ đề: phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc

GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

- GV: Truyện gồm có những nhân vật nào? Giữa các nhân vật có mâu thuẫn – xung đột gì?

- HS: trả lời.

- GV: Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với Cám và mụ dì ghẻ -có thể phân thành mấy chặng?

- HS: trả lời.

- GV: Tóm tắt các sự việc chính trong từng chặng?

- HS: trả lời.

- GV: Ở chặng 1, em thấy nhân vật Tấm được giới thiệu với thân phận và phẩm chất ntn?

- HS: trả lời.

- ? Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám?

- HS: trả lời.

- ? GV: Bản chất của mẹ con Cám?

- HS: trả lời

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật và mâu thuẫn - xung đột chủ yếu

- Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình

Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ) → Mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt.

Tấm >< Dì ghẻ (Con chồng và dì ghẻ)

→ Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ.

- Trong quan hệ xã hội:

Phe thiện Phe ác
Tấm và Ông Bụt Cám và dì ghẻ

→ Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội.

3. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

● Chặng 1: Từ thân phận đau khổ trở thành hoàng hậu.

- Thân phận:

+ Mồ côi, ở với dì ghẻ cay nghiệt.

+ Bị bóc lột sức lao động, cướp công vật chất

+ Bị đày đọa về tinh thần.

→ Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé.

- Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám: khóc.

→ Đó là phản ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động vì bất lực trước những trớ trêu của phận mình.

- Bản chất của mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm.

● Hoạt động 3: Luyện tập

Lập bảng tóm tắt các sự việc (SV) và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.

Lập bảng tóm tắt các sự việc và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám theo mẫu.

SV1 SV2 SV3 SV4 SV5
... ... ... ... ...

Các chi tiết

1)

2)

3)

...

Các chi tiết

1)

2)

3)

...

Các chi tiết

1)

2)

3)

...

Các chi tiết

1)

2)

3)

...

Các chi tiết

1)

2)

3)

...

● Hoạt động 4: Vận dụng

- GV nêu vấn đề, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày: Hãy viết 1 đoạn văn với chủ đề: Những con người bất hạnh quanh ta.

- Yêu cầu: Trình bày bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy (SĐTD) hoặc khăn trải bàn.

Yêu cầu sản phẩm :

- Trình bày bằng kĩ thuật Sơ đồ tư duy (SĐTD), trên khổ giấy A0 (hoặc bảng)v

- Phương tiện: Giấy A0, bút dạ, bút – sáp màu hoặc phấn-bảng.

- Hình thức: Sáng tạo, sinh động, rõ ràng, không trình bày nhiều chữ.

- Nội dung : hợp lí, thực tế, thuyết phục.

4. Củng cố

- Những hiểu biết khái quát về truyện cổ tích.

- Mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học