Giáo án Văn 10 bài Ra-Ma buộc tội

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Qua đoạn trích hiểu quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng.

- Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ : thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch, giọng điệu kể chuyện.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu 1 trích đoạn sử thi.

- Phân tích nhân vật qua đối thoại.

3. Thái độ, phẩm chất

- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương, thủy chung trong tình cảm.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo.

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích cuộc gặp gỡ, đấu trí, đoàn tụ giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.

3. Bài mới

● Hoạt động 1: Khởi động

- Nếu người anh hùng Ô-đi-xê trong sử thi Hi Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ, đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama, người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Rama buộc tội” trích sử thi Ra-ma-ya-na của Van- ma-ki.

● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn, dựa vào đó trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu quá trình hình thành sử thi Ramayana?

- Tóm tắt tác phẩm?

- Vài nét về giá trị tác phẩm?

Đọc văn bản: chú ý giọng đọc.

- Cho biết xuất xứ đoạn trích?

- Cho HS xác định bố cục đoạn trích?

- Nêu đại ý đoạn trích?

I. Tìm hiểu chung

1.Tác phẩm và xuất xứ đoạn trích:

a) Tác phẩm

- Ramayana được hình thành khoảng TK III TCN. Sau đó được Valmiki hoàn thiện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Ramayana gồm 24.000 câu thơ đôi.

- Tóm tắt tác phẩm (SGK).

- Giá trị tác phẩm: Là kiệt tác đầu tiên của thi ca Ấn Độ, tồn tại vững bền và cứu vớt nhân dân Ấn khỏi tội lỗi.

b) Xuất xứ đoạn trích:

- Đoạn trích “Rama buộc tội” thuộc chương 79, khúc ca VI của sử thi Ramayana.

2. Bố cục: 2 phần:

- “Từ đầu …….. được lâu” → Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Rama.

- Phần còn lại → tự khẳng định và diễn biến tâm trạng của Xita.

3. Đại ý:

Miêu tả diễn biến tâm trạng của hoàng tử Rama và Xita, sau khi Rama đã giải cứu Xita.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

1. Tìm hiểu diễn biến tâm trạng Rama

- CH: Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong hoàn cảnh cụ thể như thế nào? Hoàn cảnh này có tác động đến hành động và lời nói nhân vật như thế nào? (“nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng…”)

- Theo lời tuyên bố của Rama chàng giao tranh với quỷ vương vì động cơ gì?

- Vì sao Rama lại ruồng bỏ Xita? (ghen tuông. Đức vua với bổn phận danh dự)

- CH: Em có nhận xét gì về lời buộc tội của Ra-ma? (lời buộc tội này hoàn toàn không biểu hiện đúng tất cả tình cảm và ý nghĩ của chàng)

- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Rama khi buộc tội Xita?

- Cách xưng hô của Rama đối với Xita khiến ta cảm nhận được điều gì?

- Rama đã dùng lời lẽ như thế nào xúc phạm đến Xita? Dẫn chứng: 3 lần nói Xita trong tay quỷ vương.

- Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn hỏa thiêu? ( Lưu ý: Rama là thần nhưng cũng mang nhiều đặc điểm con người…)

Đứng trước xung đột ngặt nghèo: tình yêu và bổn phận, Rama đã chọn giải pháp nào? Em có đồng ý không? Vì sao?

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Diễn biến tâm trạng của Rama.

- Không gian: cộng đồng.

⇒ Ra-ma đứng trong tư cách kép:

+ Tư cách 1 người chồng

+ Tư cách 1 vị anh hùng, 1 đức vua

- Động cơ chiến đấu: Danh dự người anh hùng bị xúc phạm và tình chồng vợ, khao khát đoàn tụ gia đình.

- Rama vẫn ruồng bỏ vợ, phủ nhận tình cảm vợ chồng vì danh dự của một vị vua.

- Ra-ma buộc tội:

+ Yêu thương xót xa người vợ.

+ Giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua

- Ngôn ngữ : không thăng bằng, không chín chắn, bối rối, thiếu rành mạch, lúng túng → Mâu thuẫn tâm trạng.

- Cách xưng hô: “Ta”, “ Phu nhân cao quý”

→ Sự xa cách về quan hệ, sự chia ly trong tâm hồn.

Lời lẽ thô bạo ( Nàng có thể để tâm đến Lắcmana, Bharata…Viphisana cũng được)

- Khi Xita chuẩn bị bước lên giàn hỏa thiêu:

+ “Nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”

+ Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất.

+ Kiên quyết hy sinh tình yêu.

+ Chịu thử thách dữ dội

→ Rama chọn bổn phận danh dự của người anh hùng, đức vua mẫu mực.

2. Tìm hiểu diễn biến tâm trạng Xita:

- Trước lời lẽ buộc tội Rama, Xita thể hiện tâm trạng và thái độ như thế nào? Dẫn chứng? (Cho HS tìm dẫn chứng)

● Cuối cùng Xita chọn cách giải quyết như thế nào? Tại sao nàng lại chọn cách giải quyết đó? (chỉ có cái chết mới chứng minh được sự trong sạch của nàng)

● Ý nghĩa thần lửa A Nhi trong đời sống tinh thần nhân dân Ấn Độ? (quan trọng trong đời sống người Ấn Độ, lửa có mặt ở khắp nơi, trong hôn lễ cô dâu và chú rể đi quanh lửa thiêng 7 vòng để thần lửa Anhi minh chứng cho sự chung thuỷ của họ)

● Xita và người con gái Nam Xương có gì gần gũi và khác biệt? (cùng bị chồng nghi ngờ, Rama ruồng rẫy vợ vì danh dự của vì vua, Trương sinh ruồng bỏ vợ vì ghen tuông tầm thường)

● Xita là người phụ nữ như thế nào? Nguồn gốc Xita?

- Nêu vai trò của cộng động trong sử thi Ấn Độ?

Nhận xét thái độ cộng đồng đối với cuộc hội ngộ giữa Rama và Xita.

2. Diễn biến tâm trạng Xita:

- Ngạc nhiên sững sờ, xấu hổ trước mọi người.

- Đau khổ không thể nào kìm chế “đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi vụt nát…”

- Thanh minh: lấy lại tự chủ, lời nói dịu dàng, rõ ràng thấu tình đạt lý.

- Bình thản bước vào giàn hỏa thiêu

⇒ Người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh cho tình yêu và đức hạnh.

- Nêu vai trò của cộng động trong sử thi Ấn Độ?

Nhận xét thái độ cộng đồng đối với cuộc hội ngộ giữa Rama và Xita.

3. Vai trò của cộng đồng:

- Cộng đồng chứng kiến cuộc hội ngộ.

- Qua ánh mắt đám đông, tiếng khóc phụ nữ, loài quỷ Raksaxa, loài khỉ Vanara.

→ Thái độ cộng đồng:

+ Nghiêm nghị theo dõi, thầm trách Rama

- + Đau lòng khi Xita nhảy vào lửa.

GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.

- Giá trị nghệ thuật?

- Giá trị nội dung?

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật.

- Tạo dựng tình huống kịch tính , hấp dẫn.

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Lời văn linh hoạt( kể, tả, đối thoại)

2. Nội dung.

- XD hình tượng người anh hùng gần gũi với đời thường, trọng danh dự( sẵn sàng hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự)

- XD hình tượng người phụ nữ lí tưởng mạnh mẽ: sẵn sàng hi sinh mạng sống để chứng minh tình yêu và đức hạnh của mình.

● Hoạt động 3: Luyện tập

- GV: Yêu cầu HS thực hành luyện tập thông qua trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu Hs so sánh sử thi Ramayana với sử thi Ô đi xê và sử thi Đăm săn?

Gợi ý:

- Sử thi Đăm Săn chú trọng vào hành động nhân vật, mọi diễn biến câu chuyện đều xoay quanh mục đích hòa hợp thống nhất cộng đồng, ít chú ý đến tâm lý nhân vật;

- Sử thi Ô đi xê lại chú trọng nhiều vào diễn biến tâm lí nhân vật, đặc biệt chú trọng đến lời nói có cánh của nhân vật để làm bộc lộ tính cách; sử thi Ramayana kết hợp miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật sâu sắc.

● Hoạt động 4: Vận dụng

● Diễn lại một vài cảnh trong trích đoạn.

● HS thảo luận nhóm, thực hiện.

- Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn 1 cảnh. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, mỗi lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại... Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần có sự cố vấn của thầy cô, cũng cần rút bớt những phần rườm rà trong lời thoại có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.

4. Củng cố

- Đặc điểm của sử thi Ấn Độ:

+ Tính quy mô đồ sộ.

+ Tính giáo huấn đậm đà.

+ Tính xung đột gay gắt về đạo lí.

+ Tính đa dạng của hệ thống nhân vật.

- Nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ : đề cao sức mạnh của đạo đức, trọng danh dự, sẵn sàng bảo vệ danh dự, uy tín của mình, của cộng đồng...

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học