Giáo án Văn 10 bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (tiết 2)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
2. Kĩ năng
- Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
3. Thái độ
- Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
- Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
3. Bài mới
● Hoạt động 1. Khởi động
Ở tiết trước chúng ta đã được biết về các thành phần và các giai đoạn phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Vậy VH trung đại VN có những đặc điểm gì về nội dung , hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 2 của bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HDHS tìm hiểu những đặc điểm về nội dung của VH trung đại VN. - VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó? - Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ? GV lưu ý HS: Trong giai đoạn cuối của VHTĐVN, tư tưởng li tâm với quan niệm trung quân ái quốc trong cảm hứng yêu nước đã xuất hiện: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” (Di chúc - Nguyễn Khuyến) |
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X-XIX VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố: + Truyền thống dân tộc. + Tinh thần thời đại. + Ảnh hưởng từ Trung Quốc. 1. Chủ nghĩa yêu nước - Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN. - Đặc điểm: + Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”. + Không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc. - Các biểu hiện: + Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. VD: Nam quốc sơn hà ( Lí Thường Kiệt); Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu);... + Khi đất nước có giặc ngoại xâm: ⭢ Lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù: VD: “Ngẫm thù lớn... ko cùng sống” (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi), “Ta thường...xin làm” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn),... ⭢ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước: VD: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),... ⭢ Xót xa đau đớn trước cảnh đất nước bị tàn phá, nhân dân phiêu bạt, khốn cùng: VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu),... + Khi đất nước thanh bình: ⭢ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước - tình yêu thiên nhiên. VD: Thơ viết về thiên nhiên trong VH Lí - Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,... ⭢ Ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị: VD: Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) |
- Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ? |
2. Chủ nghĩa nhân đạo - Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN. - Đặc điểm: + Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, từ cội nguồn VHDG, lối sống “thương người như thể thương thân”. + Ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của các tôn giáo: đạo Phật- tư tưởng từ bi bác ái; Nho giáo- học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; Lão giáo- sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên. - Các biểu hiện: + Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người: cường quyền, định kiến và hủ tục XH, thần quyền, thế lực đồng tiền. VD: Chinh phụ ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,... + Cảm thông với những số phận bất hạnh, những nỗi khổ đau của con người. VD: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều,... + Khẳng định, đề cao phẩm chất tốt đẹp, tài năng và khát vọng chân chính của con người. VD: Các tác phẩm VH Phật giáo đời Lí (Cáo tật thị chúng, Ngôn hoài,...), Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,... + Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người. VD: Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê,... |
- Em hiểu thế nào là “thế sự”, “cảm hứng thế sự”? - Cảm hứng thế sự xuất hiện khi nào trong VHTĐ? - Nội dung biểu hiện của cảm hứng thế sự? |
3. Cảm hứng thế sự - Thế sự: cuộc sống con người, việc đời. - Cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm với cuộc sống con người và việc đời. - Xuất hiện từ VH cuối đời Trần (thế kỉ XIV), tồn tại và phát triển trong quá trình phát triển của VHTĐ, càng ở giai đoạn cuối của VHTĐ càng đậm nét ← VH đi từ cái thật của tâm trí đến cái thật của cuộc đời, xã hội. - Nội dung biểu hiện: Các tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống để ghi lại những “điều trông thấy”: + Những bài thơ về thói đời đen bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) ← bộ mặt thối nát của triều đình PK trong buổi suy tàn. + Thơ trào phúng thâm thuý về tình cảnh đất nước trong buổi nô lệ và thơ về đời sống nông thôn của Nguyễn Khuyến. + Bức tranh XH thành thị thời chế độ PK mạt vận, thực dân Pháp hoành hành trong thơ Tú Xương,... HS trình bày ý kiến chính xác, thuyết phục. |
GV HDHS tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của VH trung đại VN. - Thế nào là tính quy phạm? Biểu hiện của nó? Nêu tên các tác giả và các tác phẩm của họ có sự phá vỡ tính quy phạm? |
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX 1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm - Tính quy phạm:là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu (quy phạm: cung cách chuẩn mực cần phải tuân thủ, làm theo). ← Là đặc điểm nổi bật của VHTĐ. - Biểu hiện: + Quan niệm VH: coi trọng mục đích giáo huấn của VH, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. + Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. + Thể loại văn học: có sự quy định chặt chẽ ở từng thể loại. + Thi liệu:sử dụng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu quen thuộc. + Thiên về tượng trưng, ước lệ. - Sự phá vỡ tính quy phạm: là sự sáng tạo, phát huy cá tính sáng tạo về cả nội dung và hình thức biểu hiện vượt ra ngoài những quy định trên. VD: Các tác giả ưu tú có sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Trãi (thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, sáng tạo về đề tài), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... |
- Em hiểu thế nào là “trang nhã” và “bình dị”? - Các biểu hiện của khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị? VD? Gv lưu ý thêm: + Xu hướng trang nhã có chủ yếu trong VH chữ Hán. + Xu hướng bình dị xuất hiện chủ yếu trong VH chữ Nôm. |
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị - Trang nhã: trang trọng, tao nhã ← vẻ đẹp lịch lãm, thanh cao. - Bình dị: bình thường và giản dị. - Khuynh hướng trang nhã: + Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn cái bình thường, giản dị. VD: Chí lớn của người quân tử, đạo của thánh hiền,... + Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đơn sơ, mộc mạc. VD: Hình tượng thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng, trang trọng, đài các (tùng, cúc, trúc, mai)... + Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ. VD: Chỉ cái chết, các tác giả dùng “lời lời châu ngọc” để diễn tả - “gãy cành thiên hương”, “nát thân bồ liễu”, “ngậm cười chín suối”,... - Xu hướng bình dị: VH ngày càng gắn bó với đời sống hiện thực: + Đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật: lấy từ đời sống tự nhiên, giản dị. + Ngôn ngữ nghệ thuật: lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao, tục ngữ,... |
- VHTĐ chủ yếu tiếp thu tinh hoa VH nước nào? - Nêu những mặt tiếp thu VH nước ngoài của VHTĐVN? - Biểu hiện của quá trình dân tộc hoá hình thức VH dân tộc? GV HDHS tổng kết. Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ- sgk. |
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài - Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc: + Ngôn ngữ: chữ Hán. + Thể loại: thơ cổ phong, thơ Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi,... + Thi liệu: điển cố, thi liệu Hán học. - Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học: + Ngôn ngữ: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm và sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân lao động. + Thể loại: Việt hoá thơ Đường luật và sáng tạo các thể thơ dân tộc. Từ những đặc điểm về nghệ thuật của văn học trung đại cần nắm được. + Nhiều tác phẩm văn học trung đại mang tính chức năng (xã hội tôn giáo tư tưởng). Tác phẩm văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với tư tưởng, văn hóa… vì vậy phải tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá. + Phải hiểu và thấy được cái hay cái đẹp của các điển tích điển cố được sử dụng trong tác phẩm. Hiểu được những ước lệ, tượng trưng, tính chất hàm súc của tác phẩm |
● Hoạt động 3: Thực hành
- Cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại ?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV chuẩn xác kiến thức.
HS trình bày ý kiến chính xác, thuyết phục.
4. Củng cố
- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX : Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm; khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Giáo án Văn 10 bài Tỏ lòng
- Giáo án Văn 10 bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Giáo án Văn 10 bài Tóm tắt văn bản tự sự
- Giáo án Văn 10 bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)