Giáo án Văn 10 bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn & Thái sư Trần Thủ Độ
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức:
*Bài 1: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
- HS cảm nhận được nhân cách cao đẹp và đóng góp to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
*Bài 2: Thái sư Trần Thủ Độ
- HS phân tích được bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của con người luôn trọng nghĩa nước hơn tình nhà.
- Thấy được đặc điểm của ngòi bút sử kí Ngô Sĩ Liên trong nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tính cách nhân vật, kết cấu rõ ràng, hành văn mạch lạc.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu sử kí trung đại
- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành
- Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.
3. Thái độ: Biết quý trọng người hiền tài
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nội dung, ý nghĩa văn bản
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, sáng tạo.
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. Tài liệu liên quan.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một đoạn bài “Đại cáo bình Ngô”. Phân tích đoạn văn đó.
3. Bài mới
● Hoạt động 1, khởi động
- GV nêu câu hỏi: Kể một vài câu chuyện về Trần Quốc Tuấn hoặc Trần Thủ Độ mà em biết?
- HS: Trả lời
- GV dẫn dắt vào bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thái sư Trần Thủ Độ là một trong những vị hiền tài đặc biệt. Chân dung những con người ấy như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua bộ Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
● Hoạt động 2, hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Tìm hiểu chung GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết vài nét về Ngô Sĩ Liên? HS: Dựa vào tiểu dẫn, trả lời GV: Nêu những hiểu biết của em về bộ “Đại Việt sử kí toàn thư ”? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Khái quát ý |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên(?-?) - Là nhà sử học nổi tiếng thời Lê (Thế kỉ XV). - Đỗ tiến sĩ năm 1442. - Làm quan từ thời vua Lê Thái Tông đến thời Lê Thánh Tông. - Nhân vật lịch sử tài năng có cống hiến cho lịch sử 2. Bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”: Bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời Trung đại - Cuốn sử biên niên ghi chép ls từ thời Hồng Bàng đến 1428 khi Lê Lợi lên ngôi vua → Có giá trị sử học và văn học, thể hiện tinh thần dân tộc |
Đọc hiểu văn bản Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia lớp làm ba nhóm, thảo luận nhanh các câu hỏi: - Nhóm 1: Trần Quốc Tuấn đã đề xuất kế sách gì? - Nhóm 2: Khi nghe lời cha dặn thái độ Trần Quốc Tuấn như thế nào? Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi 2 người gia nô và hai người con và phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào? - Nhóm 3: Ở đoạn 3, tác giả trực tiếp ngợi ca những phẩm chất gì của Trần Quốc Tuấn ? HS: Thảo luận theo nhóm, sau đó ghép lại và trình bày GV: Nhận xét phần trình bày của HS Mở rộng và nâng cao Trần Quốc Tuấn được đặt trong những mối quan hệ như thế nào? Như vậy, đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn ? HS: Rút ra nhận xét GV: Khái quát chung. |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Văn bản: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn a. Đoạn 1 (Tháng 6 ngày 24 … giữ nước vậy) - Đề xuất kế sách giữ nước với vua → Tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, vận dụng binh pháp linh hoạt, có tướng giỏi và quan trọng nhất là phải đoàn kết toàn dân. b. Đoạn 2 (Quốc Tuấn là con An Sinh Vương… cho Quốc Tảng vào viếng) - Việc giữ tiết bề tôi + Trần Quốc Tuấn ghi để lời cha dặn trong lòng nhưng không cho là phải. + Khi quyền quân quyền nước trong tây, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con. → Trần Quốc Tuấn đặt nợ nước lên trên tình nhà, một tấm lòng tận trung với vua, là con người khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến người khác, nghiêm khắc trong giáo dục con cái. 3. Đoạn 3 (Mùa thu tháng 8… hết) - Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời. - Tiến cử người tài giỏi cho đất nước. - Soạn sách để khích lệ tướng sĩ: Sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cung đồ, đặt tên là Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh.: ⇒ Trần Quốc Tuấn là con người trung quân ái quốc, tài năng đức độ. Ông đã để lại tấm gương sáng về đạo lí làm người. |
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản Thái sư Trần Thủ Độ GV: Đọc văn bản và cho biết nhân cách Trần Thủ Độ thể hiện qua mấy tình tiết chính ? HS: Nêu được 4 tình tiết chính Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trình bày các tình tiết và yêu cầu mỗi tình tiết phải đúc kết những tính cách nổi bật của thái sư Trần Thủ Độ? (Gợi ý: mỗi nhóm diễn lại tình tiết và nhận xét tình tiết nhóm mình trên bảng) + Nhóm 1: tình tiết 1 + Nhóm 2: tình tiết 2 + Nhóm 3: tình tiết 3 + Nhóm 4 : tình tiết 4 HS: - Trình bày theo nhóm - Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: - Nhận xét phần trình bày của các nhóm - Gợi ý chung GV: Qua việc tìm hiểu các tình tiết, em nhận xét chung gì về nhân cách của Trần Thủ Độ? HS: Suy nghĩ cá nhân, trả lời GV: Nhận xét, chốt ý chính |
2. Văn bản: Thái sư Trần Thủ Độ * Thái sư Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử đầu đời Trần, có công lớn trong việc giúp Thái Tông nên nghiệp vương. Tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, được mọi người suy tôn Các tình tiết chính: + Tình tiết 1: Có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với nhà vua → Là người thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân, khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên. + Tình tiết 2: Tên quân hiệu ngăn không cho vợ Trần Thủ Độ qua chỗ thềm cấm → Khích lệ người biết giữ nghiêm phép nước, không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước. + Tình tiết 3: Có người nhờ vợ Trần Thủ Độ xin chức tước. → Ông biết gìn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn đút lót, dựa dẫm thân thế, khéo léo nhắc nhở vợ không được vào quyền thế của chồng để làm bậy. + Tình tiết 4: Vua muốn phong chức cho An Quốc, ông thẳng thắn trình bày: chỉ nên chọn người giỏi nhất → Là người thẳng thắn, cương trực, biết đặt việc công lên tên, không tư lợi, gây bè cánh, ⇒ Nhân cách của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh đặc biệt là chí công vô tư. Ông xứng đáng là vị quan đầu triều gương mẫu, là chỗ dựa vững chắc cho quốc gia và đáp ứng lòng tin cậy của nhân dân. |
Tổng kết Sử dụng kĩ thuật động não GV: Dựa vào việc tìm hiểu văn bản, em nhận xét chung gì về những đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? Qua đó em học tập được điều gì qua nhân vật Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ? HS: Rút ra nghệ thuật, ý nghĩa văn bản và liên hệ bản thân GV: Gợi ý và liên hệ giáo dục HS biết trân trọng các nhân vật lịch sử và học tập theo phẩm chất nhân cách cao đẹp của họ |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao. - Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính. 2. Ý nghĩa văn bản. - Văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước. - Văn bản Thái sư Trần Thủ Độ đề cao nhân cách cao cả, trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ. Văn bản có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. |
● Hoạt động 3, luyện tập
- Tính lịch sử, tính văn chương được thể hiện như thế nào trong các đoạn trích?
Gợi ý:
- Tính lịch sử: Ghi lại những sự kiện, những nhân vật có thật trong lịch sử
- Tính văn chương: nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật
Hoạt động 4, vận dụng, mở rộng (HS làm ở nhà)
- Tìm đọc những tư liệu lịch sử về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ.
- Dựa vào những tư liệu lịch sử, em hãy viết một văn bản thuyết minh về Trần Quốc Tuấn.
4. Củng cố:
- Bài học đạo lý làm người từ những người anh hùng dân tộc : biết coi trọng đất nước, nhân dân, biết đặt tình chung lên trên tình riêng.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Phương pháp thuyết minh
- Giáo án Văn 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
- Giáo án Văn 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ - Tiếp theo)
- Giáo án Văn 10 bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Giáo án Văn 10 Trả bài làm văn số 5
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)