Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 3: Số hóa văn bản

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết một số bảng mã kí tự như ASCII, ASCII mở rộng, bảng mã chuẩn quốc tế Unicode là gì và chức năng của chúng.

- Biết được dữ liệu văn bản chứa thông tin về các kí tự kèm màu sắc, kiểu dáng, định dạng,…

- Biết vài khía cạnh lịch sử liên quan đến văn bản tiếng Việt trong máy tính.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực riêng:

+ Giải thích được sơ lược về chức năng của bảng mã chuẩn quốc tế.

+ Giải thích được sơ lược việc số hóa văn bản.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên 

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu (nếu có điều kiện). 

2. Học sinh 

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới – Bài 3. Số hóa văn bản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và dẫn dắt vào bài.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

Trong văn bản có thể có nhiều chữ số. Em hãy cho biết các kí tự là chữ số thập phân “0”, “1”, ...., “9” được số hóa, chuyển thành dãy bit như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Câu trả lời:

Theo bảng mã ASCII, các kí tự là chữ số thập phân “0”, “1”, “2”, ...., “9” được số hóa, chuyển thành dãy bit như sau (không viết 2 bit 00 ở đầu trái):

0

110000

1

1100010011

2

110010

3

110011

4

110100

5

110101

6

110110

7

110111

8

111000

9

111001

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Bảng mã ASCII và bảng mã Unicode

a. Mục tiêu: Biết một số bảng mã kí tự như ASCII, ASCII mở rộng, bảng mã chuẩn quốc tế Unicode là gì và chức năng của chúng.

b. Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động.

c. Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Bảng mã ASCII

- Trong máy tính mỗi kí tự được biểu diễn bằng một dãy bit. Dãy bit này được gọi là mã nhị phân của nó. Để thống nhất cần có quy định chung.

- ASCII là bộ mã chuẩn của Mỹ để trao đổi thông tin.

+ Bảng mã ASCII chứa mã nhị phân của bộ chữ cái dùng trong tiếng Anh và một số kí hiệu khác.

+ Mã ASCII của một kí tự là dãy 7 bit, có thể biểu diễn 128 kí tự khác nhau.

+ Ngoài những kí tự in ra màn hình còn có những kí tự không in ra màn hình (gọi là kí tự điều khiển).

+ Tham khảo tại:

https://vi.wikipedia.org/wiki/ASCII

- Bảng mã ASCII mở rộng: sử dụng mã nhị phân dài 8 bit, biểu diễn thêm được 128 kí tự nữa.

+ Mã nhị phân của những kí tự đã có trong bảng mã ASCII được thêm bit 0 vào trước để đủ độ dài 8 bit. Các kí tự mới thêm đều có mã nhị phân bắt đầu với bit 1.

+ Bảng mã ASCII mở rộng có thể biểu diễn 256 kí tự khác nhau.

+ Tham khảo tại: Đây

2. Bảng mã Unicode

* Hoạt động 1

Bảng mã ASCII không có những kí tự “ấ”, “ẳ”, “ế”, “ệ”, ...

- Bảng mã Unicode thống nhất chung việc mã hóa các kí tự cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Tham khảo tại: Đây.

⇒ Bảng mã Unicode được sử dụng ngày càng phổ biến

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌

- GV yêu cầu HS thảo luận, tìm hiểu nội dung SGK, trình bày và trả lời các vấn đề:

+ Trình bày về bảng mã ASCII. Tại sao cần sử dụng một bảng mã chung?

(Cần sử dụng bảng mã chung để thống nhất mỗi kí tự sẽ được biểu diễn bằng một dãy bit).

Nhược điểm của bảng mã ASCII?

(Chưa mã hóa được các kí tự trong nhiều ngôn ngữ khác)

+ Từ đó người ta đã mở rộng bảng mã ASCII.

HS hãy trình bày về bảng mã ASCII mở rộng này.

- HS tìm hiểu các Bảng mã Unicode.

HS thực hiện Hoạt động 1.

Từ đó để thấy được nhược điểm của bảng mã ASCII dù đã mở rộng.

Nên cần lí do có một bảng mã hóa chung các kí tự cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌- HS đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp nhận kiến thức GV trình bày.

- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

- GV gọi đại diện HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học