Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm độ “trong suốt”.

- Sử dụng được kênh alpha và các kĩ thuật thiết kế dựa trên vùng chọn, đường dẫn để thiết kế được banner hoặc băng rôn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ Tạo được các sản phẩm đồ hoạ theo yêu cầu hoặc nhu cầu của bản thân.

+ Thực hành thiết kế logo và banner.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Máy tính kết nối với máy chiếu.

- Phòng máy thực hành, máy tính đã cài phần mềm GIMP.

- Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới - Bài 3. Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Khi ghép hai ảnh với nhau để tạo thành một ảnh mới, em thường gặp điều gì không như mong đợi và muốn khắc phục để được kết quả đẹp hơn?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra ý kiến của mình.

- Dự kiến câu trả lời:

Một vài tình huống không như mong đợi: khi ghép ảnh mà ảnh mang đi ghép không được tách nền, làm cho sản phẩm dích lộ rõ sự lắp ghép ảnh, thiếu tính tự nhiên.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 3. Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh nhờ kênh alpha

a. Mục tiêu: Biết sử dụng kĩ thuật tách ảnh nhờ kênh alpha

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và bài thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh nhờ kênh alpha

Hoạt động 1:

Ảnh có nền trong suốt khi ghép vào các ảnh khác sẽ không làm mất đi nền của ảnh được ghép đó.

a) Ảnh có nền trong suốt

- Ảnh có nền trong suốt thì có thể nhìn xuyên qua ảnh đến tận “vô cùng”.

- GIMP sử dụng mẫu ca rô đen xám xen kẽ để biểu thị giới hạn vô cùng hay nền trong suốt này (Hình 2a).

- Dùng công cụ Eraser để tẩy một số chỗ trên ảnh thì sẽ phát hiện ra ảnh có nền trong suốt hay không.

Hình 2b minh họa ảnh có nền trong suốt (đôi khi còn gọi là “ảnh không có nền”), còn Hình 2c minh họa ảnh có nền màu trắng vì nó lộ ra chỗ bị tẩy xóa.

Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha

b) Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh

- Mỗi điểm ảnh sẽ không được nhìn thấy nếu nó có độ trong suốt hoàn toàn hoặc nhìn thấy mờ mờ nếu nó có độ trong suốt nào đó.

- GIMP lưu trữ ba kênh màu R, B, G và có thể được thêm một kênh lưu độ trong suốt của tất cả các điểm ảnh, gọi là kênh alpha.

- Ví dụ: Tấm thiệp ở Hình 1a thể hiện sự ghép ảnh một cách thô sơ là sản phẩm đồ hoạ thiếu tính tự nhiên. Do đó trước khi ghép vào ảnh đích, các ảnh nguồn cần được tách ra khỏi nền của nó. Tuỳ theo đặc điểm của ảnh cần tách khỏi nền mà sử dụng công cụ tách ảnh phù hợp.

- Cách tách ảnh phổ biến bằng công cụ Free Select (Công cụ chọn tự do).

Bước 1. Chọn ảnh nguồn và thêm kênh alpha vào lớp ảnh

• Chọn lớp ảnh cần xử lí, ví dụ chọn lớp ảnh Hộp quà.

• Thêm kênh alpha vào lớp ảnh: thực hiện lệnh Add Alpha Channel từ bảng chọn Layer\Transparency hoặc từ bảng chọn được mở ra khi nháy chuột phải vào tên lớp ở bảng quản lí lớp. Ảnh bây giờ có nền trong suốt nên có thể chọn và tách các đối tượng ra khỏi nền.

Nhiệm vụ 1: Ảnh có nền trong suốt

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thực hiện Hoạt động 1.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.163 và quan sát hình minh họa.

- GV trình chiếu Hình 2 (SGK tr.164) và mở rộng kiến thức:

+ Giải thích thêm về khái niệm “độ trong suốt”, lớp nền trong suốt, ảnh nhìn xuyên qua được nó vì mọi điểm của lớp trong suốt hoàn toàn (độ trong suốt 100%).

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.163 – 164.

- GV quan sát và hỗ trợ.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời 2 – 3 HS nhắc lại kiến thức đã học.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2: Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.164 và nêu khái niệm về kênh alpha.

- GV giải thích thêm về kênh alpha thông qua khái niệm về độ trong suốt của điểm ảnh.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Tất cả các điểm ảnh đều có hai thuộc tính: màu sắc và độ trong suốt.

+ Màu sắc thì được lưu ở Bảng quản lí kênh, có thể quan sát được.

+ Độ trong suốt thì được lưu ở kênh alpha và chỉ có thể cảm nhận được sự tồn tại của kênh này khi chuyển nó thành một vùng chọn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học