Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và thực hiện được các phép toán cơ bản NOT, AND, OR và XOR theo từng bit và cho các dãy bit.

- Biết hệ nhị phân (hệ đếm cơ số 2) là gì.

- Chuyển đổi được số đếm hệ nhị phân sang giá trị thập phân và ngược lại.

- Biết được các phép toán bit là cơ sở để thực hiện các tính toán số học nhị phân.

- Giải thích được ứng dụng của hệ nhị phân trong tin học.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các phép toán cơ bản NOT, AND, OR và XOR.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy A0, bút dạ, màu vẽ,…

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới – Bài 1. Hệ nhị phân và ứng dụng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

b. Nội dung: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi khởi động.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Máy tính tính toán với các bit, các toán hạng là bit và kết quả cũng là bit.

1) Em sẽ chọn kết quả phép cộng hai bit 1 + 1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?

2) Em sẽ chọn kết quả phép nhân hai bit 1*1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Dự kiến câu trả lời: 2 cách trả lời của HS:

Ví dụ: 1 + 1 = 1. Vì kết quả phải là bit, không thể là 2.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép toán bit

a. Mục tiêu: Nắm được các phép toán bit

b. Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động.

c. Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Các phép toán bit

a) Định nghĩa

* Hoạt động 1:

- “ngon và rẻ”: món ăn vừa ngon vừa rẻ là nghĩa của liên từ AND.

- “hoặc ngon hoặc rẻ”: chỉ có thể là một trong hai khả năng, chắc chắn không thể đồng thời cả hai như trường hợp 1; là nghĩa của liên từ XOR.

* Kiến thức mới:

- Mọi dữ liệu trong máy tính đều đã số hóa tức là có dạng dãy các bit.

- Mọi thao tác xử lí dữ liệu cuối cùng đều dẫn đến xử lí các bit.

- Có 4 phép toán bit cơ sở (còn gọi là phép toán logic với các bit) là NOT, AND, OR, XOR

+ Phép toán NOT: là phép toán có một số hạng và cho kết quả trái ngược với đầu vào.

+ Phép toán AND (phép nhân logic): cho kết quả là 1 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 1; bằng 0 trong những trường hợp còn lại

+ Phép toán OR (phép cộng logic): là phép toán có hai toán hạng và cho kết quả là 0 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 0.

+ Phép toán XOR (là phép OR loại trừ hay “độc quyền” không lấy cả hai): là phép toán có hai toán hạng va fcho kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.

Bảng các phép toán logic với các bit

x

y

NOT x

x AND y

x OR y

x XOR y

0

0

1

0

0

0

1

1

0

1

1

0

0

1

1

0

1

1

1

0

0

0

1

1

b) Các phép toán bit với dãy bit

- Mỗi phần tử dữ liệu số hóa là một dãy bit liền nhau với độ dài ấn định trước

- Dùng 4 phép toán NOT, AND, OR, XOR áp dụng cho cã dãy bit

+ Phép toán một toán hạng NOT (phép bù – complement) được thực hiện với từng bit trong dãy

+ Phép toán hai toán hạng được thực hiện với từng cặp bit từ hai toán hạng dóng cột tương ứng với nhau. Các dãy bit có cùng độ dài.

Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Hoạt động 1: Để đánh giá một món ăn, ta có thể dựa vào các tiêu chí ngon hay không, rẻ hay không. Em hãy phân biệt “ngon và rẻ” với “ngon hoặc rẻ” với “hoặc ngon hoặc rẻ”?

- GV hỏi thêm về sự tương đồng ý nghĩa với các liên từ AND, OR, XOR với các trường hợp đã nêu của câu hỏi Hoạt động 1.

- HS tìm hiểu nội dung, trình bày về phép toán NOT, AND, OR, XOR

- HS tìm hiểu về các phép toán với dãy bit.

+ GV hướng dẫn HS thực hiện các phép toán với dãy bit. Quy tắc cần nhớ là thực hiện theo từng cặp bit tương ứng.

+ GV lấy ví dụ cho HS thực hiện.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp nhận kiến thức GV trình bày.

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

- GV gọi đại diện HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học