Giáo án Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức:

- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.

- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.

- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước.

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.

- Phân biệt được cấu trúc, chức năng các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật

- Liệt kê được tên các loại lipit trong cơ thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của các loại lipit.

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4.

- Nêu được chức năng 1 số loại prôtêin và đưa ra các VD minh họa.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin.

- Nêu được thành phần hóa học của một nuclêotit.

- Mô tả được cấu trúc của phân tử AND và ARN.

- Trình bày được các chức năng của AND và ARN

- So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN

2 Kĩ năng:

- Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào

- Quan sát được tranh hình phát hiện kiến thức.

- Rèn kĩ năng tư duy phân tích so sánh tổng hợp.

- Biết cách hoạt động nhóm.

- Sưu tầm tài liệu trình bày về các thành phần hóa học của tế bào.

- Nêu được sự đa dạng của các thành phần hóa học của tế bào.

3 Thái độ:

- Có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài

- Cấu trúc của các thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào phù hợp với chức năng của chúng.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:

Nhóm năng lực Năng lực thành phần
Năng lực tự học - Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thu thập thông tin về các thành phần hóa học của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Xác định được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.
Năng lực tư duy Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào, từ đó rút ra vai trò của các nhóm chất hữu cơ phù hợp với cấu trúc.
Năng lực giao tiếp hợp tác Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: cấu trúc chức năng của cacbohidrat, ADN, ARN, protein...
NL quản lí Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng CNTT Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.

- Năng lực chuyên biệt:

   + Hình thành NL nhóm và nghiên cứu liên quan đến các thành phần hóa học cấu trúc nên tế bào.

   + Phát triển năng lực cá thể : có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to các hình trong sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào

- Mô hình AND.

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.

- Dạy học hợp tác

- Hỏi đáp kết hợp khai thác kênh hình và sử dụng phiếu học tập.

- Vấn đáp

1. Ổn định lớp (1P)

2. Kiểm tra bài cũ(3P)

- Nêu các bậc cấu trúc của Protein.

- Prôtêin có chức năng gì? Cho ví dụ?

3. Bài mới(40P)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung và năng lực cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Giáo viên cho HS xem clip về việc trao nhầm con ở Hà Nội. Đặt câu hỏi: Dựa vào kĩ thuật nào mà gia đình có thể xác định đúng con ruột của mình?

- Giáo viên hỏi: ADN là gì? Tại sao từ ADN có thể xác định được chính xác bố mẹ, anh, chị em mình?

- Giáo viên dẫn vào bài mới: ADN là một đại phân tử nằm trong nhóm axit nucleic. Axit nucleic là gì? Có cấu trúc và chức năng gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

- Học sinh tiến hành thảo luận và đưa ra câu trả lời:

a) Trình bày cấu trúc bậc 1 của prôtêin và ý nghĩa của nó?

b) Prôtêin có chức năng gì trong cơ thể sống?

Đáp án:

a) Cấu trúc bậc 1: các axit amin liên kết nhau thành chuỗi polipeptit số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin quy định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

b) Chức năng prôtêin:

- Cấu tạo tế bào, cơ thể.

- Vận động.

- xúc tác.

- Điều hoà, dự trữ.

NL liên hệ thực tiễn. NL giải quyết vấn đề

B. Hình thành kiến thức (30p)

HĐ1: Tìm hiểu ADN (20 phút)

B1: GV: Cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ 1 nuclêotit và hình 6.1

GV yêu cầu:

- Trình bày cấu trúc hóa học của AND?

Gợi ý

   + AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là gì?.

   + Mỗi nu có cấu tạo ntn?

   + Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các nu?

B2: GV: trình bày trên tranh cấu trúc của ADN

   + Phân tử AND có cấu trúc từ mấy chuỗi pôlinuclêôtit? giữa 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết gì?

   + Tại sao nói AND vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? (Gợi ý: điểm khác nhau giữa 2 AND là gì, liên hệ bảng chữ cái)

   + Trình bày cấu trúc không gian của AND?

   + PT AND có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó, hãy giải thích tại sao?

GV nhận xét.

B3: GV yêu cầu HS nghiên cứu trả lời

   + AND có chức năng gì?

   + Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện chức năng đó?

   + Thông tin di truyền là gì?

   + Tại sao nói: AND có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

GV đánh giá.

* Liên hệ: Ngày nay khoa học phát triển đặc biệt là di truyền học người ta đã dựa trên chức năng lưu giữ truyền đạt thông tin để xác định cha con

HS: quan sát tranh hình, nghiên cứu SGK trang 26, 27 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu nêu được.

- HS thảo luận trả lời.

- Nhóm trình bày trên mô hình AND. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời được: phân tử AND có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, cứ 1 bazơ lớn liên kết với 1 bazơ nhỏ

- HS: nghiên cứu thông tin SGK mục 2 trang 28. Vận dụng kiến thức mục 1 trả lời câu hỏi.

- Đại diện trình bày  lớp thảo luận chung.

- HS khái quát kiến thức.

I. ADN

1. Cấu trúc

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêotit.

- Nuclêotit của ARN gồm:

   + 1pt đường ribôzơ

   + 1 pt Axít phôtphoric

   + 1 trong 4 loại Bazơnitơ( A, U,G,C).

- Các đơn phân liên kết với nhau bằn liên kết cộng hóa trị tạo thành chuỗi polinu.

- Phân tử AND chỉ có 1 mạch polynu.

2. Chức năng của ADN

- AND có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Thông tin di truyền được lưu trữ trong AND dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các nuclêôtit.

** NL làm việc nhóm, NL khai thác thông tin, NL trình bày.

HĐ2: Tìm hiểu ARN (10 phút)

- GV yêu cầu Hs nghiên cứu trả lời

   + ARN có cấu trúc ntn?

   + Có bao nhiêu loại ARN

   + Người ta phân loại ARN dựa vào tiêu chí nào?

   + Mỗi loại ARN có cấu trúc, chức năng ntn?

- GV đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- HS nghiên cứu thông tin SGK trang 28 và kết hợp kiến thức ở hoạt động 1 trả lời câu hỏi.

1-Đặc điểm chung:

-Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

-Đơn phân là ribônuclêôtit, có 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X.

-Phân tử ARN có 1 mạch pôliribônuclêôtit.

2-Cấu trúc và chức năng mỗi loại:

Loại ARN Cấu trúc Chức năng
ARN thông tin Là một chuỗi pôlỉibônu dưới dạng mạch thẳng Truyền đạt thông tin di truyền
ARN vận chuyển Có cấu trúc với 3 thùy, trong đó có 1 thùy mang bộ ba đối mã. Vận chuyển axit amin tới ri bôxôm để tổng hợ prôtêin
ARN ribôxôm Có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo vùng xoắn kép cục bộ. Tham gia cấu tạo ribôxôm

**NL ngôn ngữ. NL giải quyết vấn đề

C. Củng cố: ( 4p)

Câu 1: Đơn phân của prôtein là gì ?

C. Đường đơn.

C. Axit amin. x

D. Nuclêiôtit.

D. Glucôzơ.

Câu 2: Công thức tổng quát của axit amin gồm những nhóm nào sau đây ?

E. Nhóm axit phôtphoric (H3PO4), Nhóm amin(-NH2), gốc R(gốc cacbuahiđrô).

F. Gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm axit phôtphoric (H3PO4), nhóm cacboxyl(- COOH).

G. Nhóm amin(-NH2), gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm cacboxyl(- COOH). x

H. Nhóm amin(-NH2), nhóm cacboxyl(- COOH), nhóm axit phôtphoric (H3PO4).

Câu 3: Tính đa dạng của prôtein được quy bởi yếu tố nào ?

E. Sự sắp xếp của 20 loại axit amin khác nhau.

F. Số lượng các a.a khác nhau trong phân tử prôtein.

G. Sự đa dạng của gốc R.

H. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau và các bậc cấu trúc không gian khác nhau trong phân tử prôtein.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (3p)

- Để nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi chúng ta có những biện pháp nào?

- Bài tập vận dụng: Ở một sinh vật nhân sơ, xét phân tử ADN có chiều dài 51000A có hiệu số A với một loại nucleotit khác bằng 10% tổng số nucleotit của gen.

a. Tính số nucleotit từng loại trong phân tử ADN

b. Tính số liên kết hidro, liên kết hóa trị trong phân tử ADN

c. Tính số nucleotit trên phân tử mARN được tạo ra từ phân tử ADN trên

4. HDVN: ( 1p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.

- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học