Giáo án Sinh học 10 Bài 5: Protêin

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4.

- Nêu được chức năng 1 số loại prôtêin và đưa ra các VD minh họa.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin.

2 Kĩ năng:

- Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào

- Quan sát được tranh hình phát hiện kiến thức.

- Rèn kĩ năng tư duy phân tích so sánh tổng hợp.

- Biết cách hoạt động nhóm.

- Sưu tầm tài liệu trình bày về các thành phần hóa học của tế bào.

- Nêu được sự đa dạng của các thành phần hóa học của tế bào.

3 Thái độ:

- Có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài

- Cấu trúc của các thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào phù hợp với chức năng của chúng.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:

Nhóm năng lực Năng lực thành phần
Năng lực tự học - Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thu thập thông tin về các thành phần hóa học của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Xác định được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.
Năng lực tư duy Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào, từ đó rút ra vai trò của các nhóm chất hữu cơ phù hợp với cấu trúc.
Năng lực giao tiếp hợp tác Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: cấu trúc chức năng của protein...
NL quản lí Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng CNTT Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.

- Năng lực chuyên biệt:

   + Hình thành NL nhóm và nghiên cứu liên quan đến các thành phần hóa học cấu trúc nên tế bào.

   + Phát triển năng lực cá thể : có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân thông qua việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to các hình trong sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào

- Mô hình AND.

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

- PHT

Cấu trúc Đặc điểm
Bậc 1 Trình tự xắp xếp các aa trong chuỗi polypeptit
Bậc 2 Chuỗi polypeptit bậc 1 co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc cấu trúc bậc
Bậc 3 Chuỗi polypeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp , lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3
Bậc 4 do hai hay nhiều chuỗi polypeptit( có cấu trúc bậc 3) khác nhau liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4

- PHT số 4

Chức năng Loại protein Ví dụ
Tham gia cấu tạo TB và cơ thể Protein cấu trúc - Kêratin cấu tạo nên lông, tóc móng
- sợi colagen: cấu taô nên mô liên kết, tơ nhện
Dự trữ aa Protein dự trữ Protein trong hạt cây, trong sữa
Vận chuyển các chất trong cơ thể Protein vận chuyển Hêmôglobin vận chuyển O2 và CO2
Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. Protein bảo vệ Kháng thể, interferon chống lại VR và VK xâm nhập cơ thể.
Thu nhận thông tin Protein thụ thể Các Protein thụ thể trong màng sinh chất
Xúc tác cho phản ứng sinh hóa Protein enzim Các loại en zim: như Amilaza thủy phân tinh bột chín

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.

- Dạy học hợp tác

- Hỏi đáp kết hợp khai thác kênh hình và sử dụng phiếu học tập.

- Vấn đáp

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ(3P)

Hãy nêu câú trúc và vai trò của cacbohidrat?

3 Bài mới

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung và năng lực cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Tại sao các loại thịt bò, gà, lợn lại khác nhau ?

B. Hình thành kiến thức (30p)

HĐ1: Cấu trúc prôtêin

* GV giới thiệu chung về prôtêin, axitamin là đơn phân của protein.

- Treo hình sơ đồ cấu tạo chung của 1 axitamin.Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

   + Nêu công thức tổng quát của axitamin?

   + Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc gì?

   + Thịt gà, thịt lợn , thịt bò đều được cấu tạo từ pr nhưng chúng rất khác nhau về nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do đâu?

* Liên hệ : tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

* GV cho HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 5.1 SGK hoặc mô hình prôtêin và giảng giải có 4 bậc cấu trúc.

- GV yêu cầu tìm hiểu 4 bậc cấu trúc của prôtêin qua phiếu học tập số 3

- GV cho HS nêu 1 số phiếu học tập để lớp nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét đánh giá và bổ sung kiến thức.

Nếu cấu trúc không gian 3 chiều của pr bị hỏng là pr đã mất chức năng sinh học( Protein bị biến tính). Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng biến tính của prôtêin?

* Liên hệ

- Nhiệt độ cao làm cơ thể chết( người sốt cao > 41 độ c) có nguyên nhân quan trọng là do Protein bị phá hủy.

- HS quan sát sơ đồ kết hợp với kiến thức ở lớp dưới  trả lời câu hỏi.

HS trả lời được: do chúng khác nhau về số lượng, thành phần, và trình tự xắp xếp của các aa trong pt Protein )

- HS thảo luận trả lời ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đủ aa giúp cơ thể tổng hợp protein.

HS: Hoạt động nhóm

   + Quan sát tranh vẽ.

   + Thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.

   + Đại diện nhóm trình bày đáp án

- HS tự sữa chữa.

HS thảo luận trả lời được: Do các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ PH…

I. Cấu trúc protein

1. Đặc điểm chung

- Prôtêin là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.

- Đơn phân của prôtêin là aa( 20 loại aa)

- Prôtêin đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các aa

2. Cấu trúc không gian:

Prôtêin có cấu trúc 4 bậc: bậc 1, bậc, bậc 3, bậc 4.

Như nội dung PHT

** NL làm việc nhóm. NL giải quyết vấn đề. NL trình bày. NL khai thác thông tin. NL liên hệ kiến thức thực tế.

HĐ2: Chức năng protein (10 phút)

GV: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4:

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

Liên hệ: Tại sao chúng ta cần phải ăn Protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

GV: cung cấp cho học sinh 1 số aa không thay thế: Treptophan, Metionin, Valin, Threonin, Pheninalanin,Lơxin, Izolơxin, Lizin

- HS nghiên cứu SGK trang 25 hoàn thành phiếu học tập

- Yêu cầu HS trả lời được: vì có 1 số aa mà cơ thể người không thể tự tổng hợp gọi là các aa không thay thế mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau.

1 / Prôtêin cấu trúc : cấu trúc nên tế bào và cơ thể

   +Ví dụ :Côlagen cấu tạo mô liên kết

karatin : cấu tạo nên lông

2 / Prôtêin dự trữ : dự trữ các axit amin

   +Ví dụ :Prôtêin trong sữa

3 / Prôtêin vận chuyển: vận chuyển các chất

   +Ví dụ: Hêmôglôbin , prôtêin màng

4 / Prôtêin bảo vệ : bảo vệ cơ thể chống bệnh tật

   +Ví dụ : kháng thể , IFN chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập cơ thể

5 / Prôtêin thụ thể : thu nhận và trả lời thông tin

   +Ví dụ : prôtêin thụ thể trên màng

6 / Prôtêin xúc tác : xúc tác cho các phản ứng sinh hóa

   +Ví dụ : các loại enzim

**NL khai thác thông tin. NL GQVĐ

C. Củng cố (3p)

Câu 1: Đơn phân của prôtein là gì ?

A. Đường đơn.

C. Axit amin. x

B. Nuclêiôtit.

D. Glucôzơ.

Câu 2: Công thức tổng quát của axit amin gồm những nhóm nào sau đây ?

A. Nhóm axit phôtphoric (H3PO4), Nhóm amin(-NH2), gốc R(gốc cacbuahiđrô).

B. Gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm axit phôtphoric (H3PO4), nhóm cacboxyl(- COOH).

C. Nhóm amin(-NH2), gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm cacboxyl(- COOH). x

D. Nhóm amin(-NH2), nhóm cacboxyl(- COOH), nhóm axit phôtphoric (H3PO4).

Câu 3: Tính đa dạng của prôtein được quy bởi yếu tố nào ?

A. Sự sắp xếp của 20 loại axit amin khác nhau.

B. Số lượng các a.a khác nhau trong phân tử prôtein.

C. Sự đa dạng của gốc R.

D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau và các bậc cấu trúc không gian khác nhau trong phân tử prôtein. x

D.Mở rộng (3p)

1. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

(Sẽ đủ các loại axit amin để tổng hợp các loại prrôtêin cần thiết của cơ thể )

2.Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin có thể bị phá huỷ làm mất chức năng khi bị tác động bởi: ...... Nhiệt độ cao. .

3. Điều hoà sự trao đổi chất của tế bào và cơ thể nhờ :......Prôtêin hoocmon.

4. Một phân tử prôtêin cấu trúc bậc 3 có 200 axit amin. Hỏi có bao nhiêu liên kết peptit? .... 199.

4. HDVN: ( 2p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.

- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học