Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống (tiếp theo)

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1 Kiến thức:

- Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao

2 Kĩ năng:

- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ

- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức

3 Thái độ:

- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

4. Kiến thức trọng tâm:

- Các cấp tổ chức của thế giới sống

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

Nhóm năng lực Năng lực thành phần
Năng lực tự học - HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Phân loại được các sinh vật theo hệ thống phân loại năm giới, sưu tầm tranh ảnh minh họa.
Năng lực tư duy Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ chức sống từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Năng lực giao tiếp hợp tác HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...
Năng lực sử dụng CNTT HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.

- Năng lực chuyên biệt

   + Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới

   + Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học.

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như đại diện của sinh giới.

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về các giới sinh vật..

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.

1. Ổn định lớp(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Trình bày các cấp tổ chức của thế giới sống?

3. Bài mới(33p)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung và năng lực cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (35p)

II. Đặc điểm các cấp tổ chức sống:

HĐ 1: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

GV chuyển mục II: tuy thế giới sống rất đa dạng bao gồm các cấp tổ chức sống khác nhau song vẫn mang những đặc điểm chung.

GV nêu nhiệm vụ:

- Em hãy cho biết đặc điểm chung của thế giới sống?

- Nguyên tắc thứ bậc là gì?

- GV để lớp trao đổi ý kiến rồi đánh giá và yêu cầu HS khái quát kiến thức.

- HS: nghiên cứu SGK trang 8.

- Trao đổi nhanh trong nhóm trả lời câu hỏi

- Lấy 1 vài VD để phân tích

- HS đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

Hs thảo luận trả lời.

- Nguyên tắc thứ bậc: Là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Đặc điểm nổi trội: Là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạ o nên chúng. Đặc điểm này không thể có ở cấp tổ chức nhỏ hơn.

- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là: Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi với môi trường sống.

** NL GQVĐ

NL hợp tác

NL ngôn ngữ

HĐ 2: Hệ thống mở và tự điều chỉnh

GV: Cơ thể sống muốn tồn tại sinh trưởng, phát triển…thì phải như thế nào?

GV: Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng? (uống rượu nhiều…).

?Vậy hệ thống mở là gì?

?Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?

? Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh bệnh?

? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều hoà cân bằng nội môi?

? Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra ?

HS: Trao đổi nhóm trả lời:

-Động vật lấy thức ăn , nước uống từ môi trường và thải chất cặn bã ra môi trường.

-Môi trường biến đổi( Thiếu nước ...) -> Sinh vật bị giảm sức sống dẫn đến tử vong.

-Sinh vật phát triển làm số lượng tăng -> môi trường bị phá huỷ.

HS thảo luận nhóm nêu ví dụ minh hoạ:

   +Trẻ em ăn nhiều thịt và không bổ sung rau quả dẫn đến béo phì.

   +Trẻ em thiếu ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

   +Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hoà cân bằng cơ thể.

HS trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức thực tế trả lời:

   +Cơ thể không tự điều chỉnh sẽ bị bệnh.

   +Luôn chú ý tới chế độ dinh dưỡnghợp lí và các điều kiện sống phù hợp.

- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường

Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh : Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

** NL GQVĐ

NL hợp tác

NL ngôn ngữ

HĐ 3: Thế giới sống liên tục tiến hoá

? Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?

? Tại sao tất cả sinh vật đều cấu tạo từ tế bào?

? Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai nhọn?

? Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?

- Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới ngày nay.

GV GD môi trường:: Môi trường và các sinh vật có mối quan hệ thống nhất ,giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh .

? Làm thế nào để bảo vệ môi trường? (Chống lại các hành vi gây biến đổi ô nhiễm môi trường)

Trên cơ sở những câu hỏi gợi ý của giáo viên thì HS vận dụng sự hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bè để trả lời các câu hỏi.

- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.Do đó

các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.

- Sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi . Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá.

** NL giải quyết vấn đền. NL trình bày. NL vận dụng kiến thức.

C. LUYỆN TẬP: (3 phút)

-HS đọc kết luận SGK trang 9.

-GV treo phiếu học tập số 2 và đề nghị HS thực hiện ghép nội dung ở cột (1) với cột(2) cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (3).

CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG (1) ĐẶC ĐIỂM (2) KẾT QUẢ (3)
1. Tế bào a) Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống gồm tất cả các hệ sinh thái trong khí quỷên, thuỷ quyển, địa quyển. 1...
2. Cơ thể. b) Cấp tổ chức sống gồm sinh vật và môi trường sống của chúng, tạo nên một thể thống nhất. 2...
3. Quần thể. c) Cấp tổ chức sống gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. 3...
4. Quần xã. d) Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. 4...
5. Hệ sinh thái. e) Cấp tổ chức sống riêng lẻ, độc lập, có cấu tạo từ cơ quan và các hệ cơ quan. 5...
6. Sinh quyển. g) Cấp tổ chức sống gồm nhiều cá thể thuộc cùng một loài, tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định. 6...

Đáp án: 1.d; 2.e; 3.g; 4.c; 5.b; 6.a

D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (2p)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học