Giáo án bài Tóm tắt văn bản tự sự - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

2. Kĩ năng

- Tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa và phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.

- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể

3. Thái độ, phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc khi tóm tắt văn bản tự sự; Tự giác làm thêm bài tập luyện tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra trong quá trình học bài mới.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động (thao tác) có tính phổ cập cao trong đời sống hàng ngày của con người. Trong nhà trường THCS, các em đã được rèn luyện việc tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện. ở lớp 10, bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD hs tìm hiểu mục I- SGK.

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

- Nhân vật văn học là gì?

1. Nhân vật văn học: Là hình tượng con người (loài vật, cây cỏ,... được nhân cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học, thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,... có quan hệ với những nhân vật khác và thường bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện.

- Thế nào là nhân vật chính?

2. Nhân vật chính: Là nhân vật giữ vai trò then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm.

- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?

3. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

- Mục đích:

+ Nắm vững tính cách và số phận nhân vật chính.

+ Góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

- Yêu cầu:

+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản.

+ Trung thành với văn bản gốc.

+ Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II – SGK.

III. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

1. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy theo nhân vật chính:

- Xác định các nhân vật chính của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy?

- Các nhân vật chính của truyện: ADV, MC và TT.

- Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương?

- Nhân vật An Dương Vương:

+ Lai lịch nhân vật? (họ tên, cương vị?)

+ Là vua nước Âu Lạc, họ Thục, tên Phán.

+ Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những nhân vật chính và diễn biến cốt truyện?

+ Các hành động, lời nói, việc làm chính:

Quá trình xây thành khó khăn→ được Rùa Vàng giúp.

→ chiến thắng Triệu Đà. → gả con gái là MC cho → Triệu Đà xâm lược lần → An Dương Vương thất bại, đem con gái chạy trốn.

→ An Dương Vương chém con gái rồi theo Rùa Vàng xuống biển.

Yêu cầu 1-2 hs trình bày văn bản tóm tắt của mình.

- Văn bản tóm tắt: ADV là vua nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán, xây thành ở đất Việt Thường nhưng lạ thay cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. Vua bèn lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần. Được sự mách bảo của cụ già và sự giúp đỡ của Rùa Vàng, vua xây thành xong trong nửa tháng. Khi từ biệt, Rùa Vàng còn cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ giữ nước. Nhờ có nỏ thần, vua đã đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của Triệu Đà. Triệu Đà thua, liền bày mưu sâu kế hiểm cầu hòa và cầu hôn cho con trai TT lấy MC. TT đánh tráo lẫy thần, Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc. Mất nỏ thần, ADV thua trận, bèn cùng con gái lên ngựa chạy trốn về phía biển. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Hiểu rõ nguồn cơ, vua rút gươm chém MC, sau đó cầm sừng tê bảy tấc theo thần Rùa đi xuống biển.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật chính theo diễn biến của các sự việc đó bằng lời văn của mình (kết hợp với việc dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV Hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập SGK.

Hs đọc yêu cầu, thảo luận làm các bài tập trong sgk.

II. Luyện tập:

1. Bài 1:

- VB (2) tóm tắt phần 1 của cốt truyện (từ lúc Trương Sinh đánh giặc trở về, hiểu lầm, nghi oan cho vợ, đến khi nghe lời đứa con mới hiểu rõ sai lầm của mình).

- Mục đích tóm tắt: VB (1)- làm rõ cốt truyện.

- VB (2)- ghi chép tài liệu để minh hoạ cho ý kiến.

- Cách tóm tắt:VB (1)- dựa theo nhân vật chính và diễn biến của sự việc→đầy đủ.

VB (2)- dựa theo diễn biến sự việc→ lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu để phục vụ minh họa ý kiến

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

5. Dặn dò

- Học bài, tự giác luyện tập bằng cách chọn một văn bản tự sự đã học và tóm tắt văn bản đó theo nhân vật chính .

- Soạn bài “Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học