Giáo án bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm được :

- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ, phẩm chất

- Rèn cách xử thế khéo léo, khôn ngoan, gỡ được thế bí.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp lịch sử Trung Quốc.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Hoa. Trong đó trích đoạn “Tào Tháo luận anh hùng” là một trích đoạn vô cùng độc đáo. Đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc hồi 21 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, kể về thời kì Lưu Bị chưa có đất lập nghiệp phải nương nhờ Tào Tháo để chờ cơ hội thực hiện giấc mộng anh hùng của mình. Ông phải sống rất khôn khéo để vừa tự bảo vệ mình vừa chuẩn bị lực lượng. Qua đoạn trích, ta thấy quan điểm của Tào Tháo khi đánh giá những anh hùng khác của thời đại và thấy được sự khôn khéo che mình, giấu đời của Lưu Bị.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

*GV HD HS tìm hiểu đoạn trích qua các câu hỏi dạng Đọc – hiểu

GV chia nhóm HS thảo luận:

Câu 1: Nêu vị trí và bố cục đoạn trích?

Câu 1: Nêu vị trí và bố cục đoạn trích?

* Vị trí:

Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng- Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).

* Bố cục

+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.

+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.

+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.

+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.

+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.

Câu 2. Tâm Trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo?

Câu 2. Tâm Trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo?

- Việc vun xới, tưới tắm vườn tược → che mắt Tào Tháo.

→ Tâm trạng: lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, tìm cách cản trở, hãm hại.

- Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:

+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo đã nghi ngờ mình.

+ Sợ tái mặt trước câu hỏi “nắn gân” của Tào Tháo.

+ Yên lòng khi biết rõ mục đích của Tào Tháo

- Khi Tào Tháo bàn về anh hùng:

+ Nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết.

+ Khi bị hỏi dồn → khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý: Viên Thuật (binh lương nhiều), Viên Thiệu (bốn đời làm tam công, bộ hạ nhiều tay giỏi), Lưu Biểu (uy danh khắp nơi), Tôn Sách (có sức khỏe, lại nhờ danh tiếng của bố), Lưu Chương (dòng dõi tôn thất)...

→ Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình.

+ Sợ đến mức rụng rời, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trên tay khi Tào Tháo khẳng định “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”.

→ Vì:- Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo, đang cố giấu mình, cố tỏ ra mình là người tầm thường.

- Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. Nếu Lưu Bị khẳng định sự thật ấy thì với bản chất tàn ác, nham hiểm, đa nghi và tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo ko dễ để Lưu Bị sống sót nếu ko cũng cầm tù ông suốt đời.

- Điều gì đã giúp Lưu Bị giải nguy tình thế trên?

- Yếu tố giải nguy: nhờ trời, tiếng sét với hành động và câu nói của Lưu Bị thật khớp, thật phù hợp → Tào Tháo hết nghi ngờ.

- Khái quát lại những nét tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên?

→ Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.

Câu 3: Em hãy đánh giá tính cách nhân vật Tào Tháo?

Gv giới thiệu về nhân vật: Tào Tháo là một đại gian hùng.Y vừa là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn đời, nhà văn hóa xuất sắc (người sáng lập ra nước Ngụy, thống nhất cả miền Bắc Trung Quốc đồng thời là người đề ra chính sách đồn điền, trọng dụng người tài... Y cũng là kẻ đa nghi, xảo trá (đa nghi như Tào Tháo), nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ. Một vài câu chuyện: giả trúng phong lừa chú, cắt tóc thay đầu, giả mê giết lính hầu, giết cả nhà Lã Bá Sa,...

- Những lời bình luận của Tào Tháo về anh hùng thiên hạ nhìn chung đều đúng và đúng cả với tương lai, hầu hết đám quân phiệt mà Lưu Bị nêu tên sau này đều bị Tào Tháo tiêu diệt hoặc thất bại.

Câu 3: Em hãy đánh giá tính cách nhân vật Tào Tháo?

- Mục đích cho anh em Lưu- Quan- Trương ở nhờ, đối đãi như khách: tìm cách dò xét, dụ hàng, thu phục.

- Mục đích của việc bày tiệc rượu mời Lưu Bị uống và bàn luận về anh hùng: dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị.

- Cách nhìn thời thế và con người: thông minh, sắc sảo → tính cách: tự tin, bản lĩnh.

- Quan niệm về người anh hùng:

+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.

+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.

- Ý nghĩa của việc khẳng định trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình là anh hùng:

+ Thử “nắn gân”, dò xét tâm trạng thật của Lưu Bị để liệu cách cư xử.

+ Thể hiện bản lĩnh, sự đại lượng, biết người hiền của Tào Tháo.

→ Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.

Câu 4:

Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)

- Hoàn cảnh: Đang có quyền thế, có đất, có quân, ở thế thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.

- Thái độ: Tự tin, chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

- Tính cách: Bản lĩnh, sắc sảo, đa nghi.

- Bị Lưu Bị qua mặt

- Hoàn cảnh: Đang ở thế thua, mất đất, mất quân, phải nương nhờ nơi ở của kẻ thù.

- Thái độ: Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm, chí hướng thực của mình, thận trọng, nhún nhường.

- Tính cách: Bản lĩnh, khôn ngoan.

-Linh hoạt che giấu hành động sơ suất của mình.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Tính cách nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm đọc thêm “Tam quốc diễn nghĩa”.

- Chuẩn bị bài : Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học