(KHBD) Giáo án Trao duyên (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Trao duyên đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:




Lưu trữ: Giáo án Trao duyên (sách cũ)

1. Kiến thức

- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của ng¬ười thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm .

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ, phẩm chất

- Trân trọng Nguyễn Du và giá trị văn chương cổ

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những hiểu biết của em về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? Lấy ví dụ minh họa ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi...”. Thật vậy, Thúy Kiều đã phải trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí và rồi ko chồng ko con giữa 30 tuổi đời. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích Trao duyên để thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Gv tóm lược những sự việc chính trước đoạn trích

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Vị trí đoạn trích:

+ Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.

+ Từ câu 723- 756/ 3254 câu lục bát.

- Theo dõi câu chuyện Thúy Kiều- Thúy Vân, có thể ngắt dòng tâm sự của Thúy Kiều thành mấy chặng nhỏ để dễ phân tích?

2. Bố cục: 3 phần

+ P1 (12 câu đầu): Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

+ P2 (14 câu tiếp): Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.

+ P3 (8 câu còn lại): Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Gv dẫn dắt: Sau khi chấp nhận bán mình làm lẽ Mã Giám Sinh với giá “vàng ngoài bốn trăm”, “việc nhà đã tạm thong dong”, Thúy Kiều “Một mình nàng ngọn đèn khuya/ áo dầm giọt lệ, tóc xe mái sầu”, “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân/ Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han”. Lúc này, Thúy Kiều mới bộc lộ hết tâm sự, ý nguyện của mình với em.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Mười hai câu đầu

- Đọc hai câu đầu, em thấy trong lời của Thúy Kiều (1 người chị) nói với Thúy Vân (1 người em) có gì khác thường? Điều đó dự cảm cho Thúy Vân thấy hoàn cảnh, tâm lí đặc biệt ntn của người chị?

Gợi mở: Những nét nghĩa của từ “cậy”, “chịu lời”, “lạy”, “thưa” có gì khác thường? Có thể thay từ “cậy” bằng “nhờ”, “chịu” bằng “nhận” ko? Vì sao?

* 2 câu đầu: hoàn cảnh đặc biệt khác thường.

- Cậy → nhờ (cậy- thanh trắc→ âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói; nhờ- thanh bằng).

→ hàm ý hi vọng tha thiết của một lời trăng trối, có ý tựa nương, gửi gắm, vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Nàng dùng từ này vì việc nàng cậy nhờ vừa đột ngột vừa rất quan trọng với cả hai người.

- Chịu → nhận (tự nguyện).

→ nài ép, bắt buộc, không nhận không được.

- Lạy → thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

- Thưa → thái độ kính cẩn, trang trọng

→ Hoàn cảnh đặc biệt khác thường: Kiều là người phiền lụy, mang ơn chính người em gái ruột của mình

Gv dẫn dắt: 10 câu tiếp là câu chuyện cần nói và ước nguyện của Kiều. Ngay sau thái độ khẩn thiết yêu cầu ở hai câu trên, Thúy Kiều đưa ra ước nguyện của mình: mong Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng → giải thích ngay cho thái độ khẩn khoản, nhún mình, kính cẩn với Thúy Vân rất khác thường ở trên

- Trong 4 câu “Kể từ...vẹn hai”, Thúy Kiều nói đến điều gì? Nàng đã thuyết phục em bằng những lí lẽ ntn?

* 10 câu tiếp:

- Tương tư: tình yêu nam nữ; “gánh tương tư”→ người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ, gánh nặng, chữ tình đi liền với chữ nghĩa, giữa những người yêu nhau có mối duyên tiền định, sẵn có từ kiếp trước

.

Câu 3→ sự dang dở, tình yêu tan vỡ.

- Mối tơ thừa – mối tình duyên Kim – Kiều

→ cách nói nhún mình.

→ trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.

- Mặc em → phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.

→ Câu 3- 4: Thúy Kiều mong muốn, ép buộc Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.

- Câu 5 → 8: kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều- Kim.

- Câu 9 →12: lời thuyết phục Thúy Vân của Kiều

+ Ngày xuân → phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ → tuổi trẻ.

→ Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ→ tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non → lời nguyện ước trong tình yêu.

→ Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” → chỉ cái chết.

→ Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

- Qua lời thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều, em thấy nàng là người có phẩm chất gì đặc biệt?

Hs thảo luận, phát biểu.

Gv nhân xét, bổ sung: Qua cách nói, lập luận chặt chẽ, hợp lí, đạt tình của Thúy Kiều, chúng ta thấy ở nàng vẻ sắc sảo khôn ngoan ngay cả trong bi kịch lớn nhất của đời mình. Đồng thời, nàng cũng luôn là người nghĩ cho người khác đến quên bản thân mình...

→ Phẩm chất của Thúy Kiều:

+ Sắc sảo khôn ngoan.

+ Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình → đức hi sinh, lòng vị tha.

- Thúy Kiều trao những kỉ vật tình yêu (chiếc vành, bức tờ mây) cho Thúy Vân. Chúng có giá trị vật chất gì nhiều với người ngoài cuộc ko? Với Kiều, chúng có giá trị ntn? Nhận xét về các từ “của chung”, “của tin”?

Hs thảo luận, phát biểu.

Gv nhận xét, bổ sung.

2. Mười bốn câu tiếp

* Câu 13 – 14:

- Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân: chiếc vành, bức tờ mây.

→ Với người ngoài cuộc: ko có giá trị vật chất đáng kể.

→ Với Thúy Kiều: quý giá, gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim- Kiều.

- Của chung → của Kim, Kiều.

→ nay còn là của Vân.

→ tiếc nuối, đau đớn.

→ Kiều chỉ có thể trao duyên (nghĩa) nhưng tình ko thể trao → ko thanh thản → nghĩ đến cái chết.

- Của tin : phím đàn, mảnh hương nguyền → những vật gắn bó, gợi tình yêu Kim- Kiều.

Trao kỉ vật cho em, lí trí Kiều bảo phải trao nhưng tình cảm thì muốn níu giữ. Biết bao giằng xé trong hai chữ “của chung” ấy. Biết bao tiếc nuối, đớn đau. Nàng tự nhận mình là “người mệnh bạc”- người có số phận bất hạnh. Nàng chỉ có thể phó thác cho Vân việc nối mối duyên dang dở với Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng chứ ko thể trao tình yêu. Nên sau khi trao kỉ vật, trao duyên rồi nhưng nàng ko tìm được sự thanh thản. Nàng coi mình như đã chết…

- Phân tích cách cảm nhận thời gian của Kiều qua các trạng từ ngày xưa, bây giờ? Tâm trạng của nàng được bộc lộ ntn?

* Câu 15-24 :

- Cảnh sum họp của Kim Trọng – Thúy Vân >< Linh hồn cô độc, bất hạnh của Thúy Kiều.

→ tình yêu thủy chung, mãnh liệt.

→ ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của Thúy Kiều.

- Ngày xưa → thời gian quá khứ xa xôi→ thời gian tâm lí, chia cuộc đời Kiều làm hai mảng đối lập :

Quá khứ >< Hiện tại

hạnh phúc, tươi chia li, tan vỡ đột ngột.

đẹp, rực rỡ. thảm khốc.

→ Quá khứ đã trở thành ảo ảnh vô cùng xa xôi.

- Hàng loạt những từ nói về cái chết : hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan → nỗi đau đớn tuyệt vọng và dự cảm tương lai bất hạnh của Kiều.

“Mất người … thác oan” → Kiều vẽ ra viễn cảnh tương lai đối lập giữa một bên là cảnh sum vầy của Kim Trọng – Thúy Vân với một bên là linh hồn cô độc, bất hạnh của nàng. Vậy là dù có chết nàng vẫn ko quên được mối tình với chàng Kim. Nói cách khác đó là một tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt. Nàng ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của mình nên đã chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Trong khi dự cảm về viễn cảnh tương lai mình phải chết oan, chết hận, hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, ko siêu thoát được, nhưng vẫn mang nặng lời thề, Kiều như càng dần quên sự có mặt của em để độc thoại. Gv liên hệ đến câu chuyện về anh Trương Chi (giải thích câu “Dạ đài … thác oan”). Trương Chi còn tìm được sự đồng cảm của Mị Nương sau khi chàng chết nhưng với Kiều bi kịch tình yêu ko được giải quyết vì đó mới chỉ là ảo giác của mai sau.

- Từ dự cảm về một tương lai ảm đạm, khổ đau, Kiều quay trở lại với hiện tại phũ phàng. Tìm những từ ngữ chỉ ý thức hiện tại của Kiều?

3. Tám câu cuối

- Ý thức về hiện tại : Bây giờ

+ Trâm gãy bình tan.

+ Phận bạc như vôi.

+ Nước chảy, hoa trôi.

→ Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người.

- Hàng loạt các câu cảm thán :

→ tình yêu mãnh liệt >< sự chia biệt vĩnh viễn.

→ nỗi đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng.

- “Người mệnh bạc”(phần trên) → người phụ bạc.

- “Lạy” (lạy tình quân) → tạ lỗi.

→ vĩnh biệt.

- Hai lần gọi tên Kim Trọng→ tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác → đức hi sinh cao quý. 8 câu cuối, Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với người vắng mặt (Kim Trọng). Hàng loạt các câu cảm thán gợi tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia biệt là vĩnh viễn. Bi kịch càng lên cao, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng, quên cả ý tứ để chuyển sang nói với người vắng mặt là chàng Kim.

Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Vì vậy, đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Cái lạy ở đây khác với cái lạy ở phần đầu. Kiều nhận tất cả lỗi về mình nhưng nào nàng có lỗi gì … Những dòng tiếp đoạn trích này, chúng ta còn thấy nàng đau đớn , tuyệt vọng đến ngất đi : “Cạn lời hồn ngất máu say/ Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”…

GV hướng dẫn HS tổng kết những nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung .

- Đoạn trích thuộc đề tài truyền thống: tình yêu tan vỡ. “Trăm năm đành lỗi hẹn hò/ Cây đa bến cũ con đò khác đưa”; “Tóc mai sợi ngắn, sợi dài/ Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm”... Nguyễn Du đã thể hiện thành công bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.

2. Ý nghĩa văn bản :

- Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

- Qua tâm trạng Thuý Kiều, đoạn trích cho thấy sức cảm thông lạ lùng của đại thi hào Nguyễn Du với thân phận bi kịch và khát vọng tình yêu của con người.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng đoạn trích.

- Chuẩn bị bài : Đọc thêm “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học