Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi nói nhất là khi viết: so ánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ....

3. Thái độ, phẩm chất

- Chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng PCNN

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Nếu cho em thông tin một bản dự báo thời tiết như sau: “Huế, mưa to”, em sẽ dùng ngôn ngữ sinh hoạt để truyền đến cho người nghe như thế nào?

Cùng với thông tin ấy, nhưng Tố Hữu đã truyền đến cho người đọc bằng tất cả tình yêu thương và sự gắn bó sâu nặng qua 2 câu thơ:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

Vậy cách truyền đạt của Tố Hữu có gì khác với chúng ta? Tố Hữu đã dùng ngôn ngữ gì để truyền tin? Ngôn ngữ đó có gì đặc biệt? ...Để trả lời những câu hỏi ấy chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” để hiểu rõ hơn.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật.

GV nêu ví dụ: “Chồng người đi ngược về xuôi/ Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo” (Ca dao).

?Em thấy được hình ảnh gì qua câu ca dao này? Ngụ ý của tác giả dân gian qua câu ca dao?

HS: Thấy được sự đối lập giữa 2 người đàn ông: có trách nhiệm, chăm lo cho gia đình và một người vô tích sự, lười biếng → Thái độ mỉa mai, chê trách.

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

- Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?

- Khái niệm: Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

? Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật?

- Phạm vi sử dụng:

+ Văn bản nghệ thuật.

+ Lời nói hàng ngày.

+ Phong cách ngôn ngữ khác.

GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các phạm vi trên.

- GV có thể nêu 1 số ví dụ:

+ Trong văn bản nghệ thuật:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”

→ Quê hương – 1 khái niệm trừu tượng có thể nhìn thấy bằng hình ảnh. Quê hương là những gì thân thuộc nhất, gắn bó nhất đối với mỗi người: là con đường đến trường, là chùm khế ngọt thuở ấu thơ vẫn hay trèo....

+ Trong ví dụ SGK/97

?Những từ in nghiêng thể hiện điều gì? Gợi cho em cảm xúc gì?

→ Vạch trần tội ác của TDP, căm phẫn, đau xót trước sự tàn ác của chúng.

+ Trong lời nói hàng ngày:

.Cô ấy trông thật mũm mĩm → cô ấy trông thật mập mạp, xinh xắn, dễ thương.

. Anh ấy trông như cây sào→ Anh chàng gầy, cao không cân xứng giữa cân nặng và chiều cao.

- GV: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?

Ví dụ:

+ “Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác...” -> Ngôn ngữ tự sự.

+ “Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên” → Ngôn ngữ thơ.

+ “Này thầy tiểu ơi

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái dở đi tìm của chua → ngôn ngữ sân khấu.

- Phân loại:

+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,...

+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, lục bát, song thất lục bát, hát nói, thơ tự do,...

+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch nói, chèo, tuồng,...

- Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?

Ví dụ: Bài ca dao “Trong đầm gì ..... bùn” cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

Cung cấp các thông tin về nơi sống, cấu tạo, hương vị của hoa sen.

3. Chức năng:

- Chức năng thông tin.

- Chức năng thẩm mĩ (biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc)

?Chức năng thẩm mĩ biểu hiện như thế nào trong bài ca dao?

Biểu hiện cái đẹp. Cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu (Hoa sen vẫn thơm và đẹp dù nó sống trong môi trường bùn hôi tanh).

HS đọc ghi nhớ SGK/98

*Ghi nhớ (SGK/ 98)

GV HD HS tìm hiểu về PC ngôn ngữ nghệ thuật.

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

1. Tính hình tượng:

a/ Ngữ liệu:

- NL: SGK/98

Ví dụ SGK/98

?Hình ảnh hoa sen hiện lên qua những chi tiết nào?

Hình ảnh lá, bông trắng, nhị vàng → Vẻ đẹp của hoa sen

? Ngoài ra bài ca dao còn thể hiện điều gì?

→ Chỉ phẩm chất và bản lĩnh của con người dù trong môi trường xấu vẫn không bị tha hóa.

Ví dụ: “Dốc lên khúc khủy ... thước xuống”

→ Quang Dũng đã sử dụng ngôn ngữ tạo hình và biện pháp đối lập để vẽ nên bức tranh về con đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến vừa gập ghềnh, khúc khủy, vừa lên cao thẳng đứng vừa đổ xuống đột ngột. Điều đó gợi cảm giác về con đường hành quân gian nan, nguy hiểm

?Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?

b/ Khái niệm:

- Tính hình tượng là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượng…

Người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình để liên tưởng, suy ngẫm và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.

?Tính hình tượng được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

- Biện pháp tu từ tạo hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh…

- Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. Tính đa nghĩa quan hệ mật thiết với tính hàm súc (Lời ít ý nhiều)

Ví dụ: Thân em ... tay ai

→ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ→ Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình.

? Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật? (đa nghĩa)

Ví dụ: +Sen: vẻ đẹp của hoa sen → Phẩm chất, bản lĩnh của con người.

+ Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng

→ ngôi sao không thể làm cho đêm rực sáng, 1 bông lúa không thể làm nên mùa bội thu

→ Cá nhân nếu tách rời khỏi tập thể thì cá nhân đó sẽ không làm gì được cả. Vì vậy muốn thành công thì phải đoàn kết, biết hòa cái tôi cá nhân vào cái ta chung của tập thể.

Xét ví dụ:

-Ví dụ 1: “Đau đớn thay .... là lời chung”

?Tình cảm, thái độ của tác giả gửi gắm qua 2 câu thơ?

→ Đồng cảm, xót thương cho số phận của những người phụ nữ trong XHPK→ Ta phải trăn trở, suy nghĩ về thân phận người phụ nữ → Thương cảm, đồng cảm với họ.

- Đọc đoạn thơ: “Suốt mấy .... ánh đèn”

?Em cảm nhận được gì từ đoạn thơ đó? (Cảm giác nghẹn ngào, đau đớn của tác giả khi trở về nơi quen thuộc nhưng Bác đã vĩnh viễn ra đi)

2. Tính truyền cảm:

a/ Ngữ liệu:

- NL 1: “Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- NL 2: “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đứng bên thang gác đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

(Bác ơi – Tố Hữu)

- Thế nào là tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

b/ Khái niệm: Người nói (viết) sử dụng ngôn ngữ không chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc tức là làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,... như chính người nói (viết).

Phân biệt tính cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

+ Tính cảm xúc (đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt): biểu hiện sắc thái cảm xúc, tình cảm của người nói qua các yếu tố ngôn ngữ (từ, câu, cách nói, giọng điệu,...)

+ Tính truyền cảm (đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật): thể hiện ở việc người nói (viết) bộc lộ cảm xúc của mình đồng thời làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,... như chính người nói (viết).

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học