Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 4: Nguồn gốc loài người

BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái Đất

- Dấu tích và các địa điểm tìm thấy dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử.

- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Xác định được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Giáo dục bảo vệ môi trường sống.

- Có tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á (treo tường).

- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV kể tóm tắt cho HS nghe về một số quan điểm về nguồn gốc của loài người :

+ Quan điểm duy tâm (ví dụ : truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người ; Thiên Chúa tạo ra con người ; Con rồng cháu Tiên…)

+ Quan điểm duy vật biện chứng.

=> Đặt ra câu hỏi : quan điểm nào được đông đảo các nhà khoa học thừa nhận?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: quan điểm duy vật biện chứng được đông đảo các nhà khoa học hiện đại công nhận.

- GV dẫn dắt vấn đề: Đã bao giờ em đặt câu hỏi loài người xuất hiện như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Nhiều nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất liện đầu tiên ở châu Phi. Bắt đâu từ những bộ xương hoá thạch tìm thấy ở đây, các nhà khoa học đã dẫn khám phá bí ẩn về sự xuất liện của loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 4. Nguồn gốc loài người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn: vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và kênh hình trong mục I rồi trả lời câu hỏi:

I. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người

? Em hãy cho bết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn là: Vượn người; Người tối cổ và Người tinh khôn.

- Niên đại tương ứng với các giai đoạn:

+ Loài Vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm.

+ Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh của loài Vượn cổ đã tiến hóa thành Người tối cổ.

+ Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, người Tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc mục Em có biết? su đó thảo luận và trả lời câu hỏi:

 

? Em hãy so sánh vượn người, người tối cổ, người tinh khôn theo các tiêu chí sau:

- Niên đại xuất hiện

- Đặc điểm hình thể

- Công cụ lao động

- Vượn người

+ Niên đại: 5 - 6 triệu năm trước

+ Đặc điểm hình thể: có khả năng đi, đứng bằng hai chân.

+ Chưa biết chế tạo công cụ lao đôngj

- Người tối cổ

+ Niên đại: 4 triệu năm trước

+ Đặc điểm hình thể: đi bằng hai chân, hai chi trước có thể cầm, nắm; thể tích não khoảng 650 – 1100 cm3, trong não hình thành trung tâm phát tiếng nói

+ Biết ghè đẽo thô sơ các hòn đá, cành cây… để làm công cụ lao động

- Người tinh khôn

+ Niên đại: 15 vạn năm trước

+ Đặc điểm hình thể: Cơ thể gọn, linh hoạt; cấu tạo cơ thể gần giống với người ngày nay; thể tích não khoảng 1450 cm3

+ Công cụ lao động tinh xảo hơn so với Người tối cổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV mời HS, nhóm khác nhận xét...

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hóa thạch tìm thấy đầu tiên ở In-đô-nê-xi-a; người tối cổ sử dụng nhiều công cụ ghè đá thô sơ; các công cụ ghè đá được tìm thấy ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 400.000 năm.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát kênh hình trong SGK và trả lời câu hỏi:

II. Dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

? Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ tìm thấy được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ (hình 3 – trang 18)?

* Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ:

- Ở Việt Nam:

+ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

+ Núi Đọ (Thanh Hóa).

+ An Khê (Gia Lai).

+ Xuân Lộc (Đồng Nai).

- Ở các quốc gia Đông Nam Á khác:

+ Lang Xpen (Campuchia).

+ Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).

+ Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).

+ Tri-nin (In-đô-nê-xia).

? Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?

- Nhận xét: Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Nam Á đã chứng tỏ tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV mời HS, nhóm khác nhận xét...

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 5. Xã hội nguyên thủy

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học