Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hóa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc

- Sự phát triển của văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, văn hóa Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Giới thiệu được những nét chính những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

- Yêu nước, sẵn sàng góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Hình minh họa về cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách đồng hoá nhằm thủ tiêu quốc gia, dân tộc Việt. Người Việt đã làm gì đề chống đồng hoá, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá hình thành tư thời dựng nước? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hoá dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn dòng giống Tiên Rồng và nền văn hóa của cha ông để lại.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Trải qua hàng thế kỉ, những ngôi làng Việt ẩn mình sau luỹ tre là thành trì kiên cố bảo vệ văn hoá truyền thống của người Việt đã hình thành và phát triển từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi:

I. Sức sống của nền văn hóa bản địa

? Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu:

Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt (ảnh 1)

- Những phong tục của người Việt được đề cập đến trong đoạn tư liệu:

+ Tục xăm mình.

+ Dùng trầu cau để tiếp khách.

Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc?

- Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc là:

+ Búi tóc, xăm mình; nhuộm răng đen,

+ Ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy;

+ Tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc...

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: liên hệ kiến thức đã học ở bài 14, em hãy cho biết: ?Phong tục ăn trầu có từ thời nào trong lịch sử Việt Nam? Hiện nay phong tục này còn không?

- Phong tục ăn trầu của người Việt cổ có từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

- Hiện nay phong tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, các ngày trọng đại (hiếu, hỉ…) vẫn được duy trì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc trên một số lĩnh vực: Phật giáo, đạo giáo, chữ Hán, khoa học kĩ thuật.

b. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề;

- HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, hình ảnh trong mục II và trả lời câu hỏi:

II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

? Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

- Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.

- Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.

- Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

- Đón nhận mộtt số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

- Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

? Kể tên một số thành tựu kĩ thuật, lễ tết mà người Việt tiếp thu từ văn hóa  Trung Hoa?

- Kĩ thuật: làm giấy, làm thủy tinh…

- Lễ tết: Tết Nguyên đán; Tết hàn thực; Tết Trung thu…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước nội dung bài 18. Bước ngặt lịch sử đầu thế kỉ X

- Sưu tầm tư liệu lịch sử về: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học