Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học, HS nắm được: quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Phân tích được những tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá đối với khu vực trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

- Liên hệ được những thành tựu văn hóa nào của Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam

3. Phẩm chất

- Nhân ái: giáo dục tinh thần chia sẻ giữa các nền văn hoá (học hỏi, hoà nhập, không thôn tính, không xâm lược).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Các kênh hình phóng to.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thế nào đó đã tác động như thế nào đến văn hoá Đông Nam Á? Để làm rõ vấn đề đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay – bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Tín ngưỡng, tôn giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : các tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á và sự du nhập các tôn giáo từ bên ngoài…

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Tín ngưỡng, tôn giáo

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát kênh hình trong mục I, trả lời câu hỏi:

 

? Cư dân Đông Nam Á có các tín ngưỡng bản địa nào?

- Tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á:

+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

+ Tín ngưỡng phồn thực

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

? Trong các thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu những tôn giáo nào từ bên ngoài?

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu: Ấn Độ giáo (từ Ân Độ); Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc)

? Các tôn giáo Ấn Độ giáo, Phật giáo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á?

- Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo:

+ Giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân

+ Ấn Độ giáo, Phật giáo khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa

+ Ấn Độ giáo, Phật giáo khi du nhập vào Đông Nam Á đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Chữ viết – Văn học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn hóa tới sự phát triển của chữ viết và văn học Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Tín ngưỡng, tôn giáo

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát kênh hình trong mục II, trả lời câu hỏi:

 

? Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?

- Về chữ viết:

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.

+ Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

- Về văn học:

+ Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

+ Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu…) của Trung Quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Kiến trúc – điêu khắc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn hóa tới sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc ở Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Tín ngưỡng, tôn giáo

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát kênh hình trong mục II, trả lời câu hỏi:

 

? Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?

- Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X: chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo, như: Ấn Độ giáo, Phật giáo.

+ Về kiến trúc: kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi

+ Nghệ thuật điêu khắc thể hiện qua các bức phù điêu, bức chạm nổi, tượng thần, Phật…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước bài 14. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học