Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.

- Những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.

- Một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.

3. Phẩm chất

- Giáo dục niềm tự hào về vùng đất Nam Bộ xưa - cửa ngõ giao lưu văn hoá thế giới của khu vực Đông Nam Á.

- Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát huy những tinh hoa văn hoá Óc Eo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ một số thành thị cổ của Phù Nam.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Lịch sử Phù Nam dẫn dắt chúng ta trở về một thời kì xa xưa của vùng đất Nam Bộ, thuở những cư dân đầu tiên bắt đầu đến các gò đất nổi trên vùng trũng sông nước mênh mông đề dựng nhà, rộng lúa, rộng khoai. Không chỉ tìm cách thích ứng với điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển, cư dân Phù Nam còn xây dựng được một vương quốc với những thành thị phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay - Bài 20. Vương quốc Phù Nam.

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được địa bàn chủ yếu đầu tiên của Vương quốc; xác định được đại bàn hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi:

I. Sự hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam

?Vương quốc Phù Nam ra đời vào thời gian nào?

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.

? Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

- Địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

? Lập đường thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam?

 

- GV mở rộng kiến thức: nguyên nhân suy vong của Phù Nam:

+ Đất đai bị nhiễm mặn bởi những đợt biến tiến, diện tích đất canh tác mất dần

+ Tuyến đường giao thương trên biển không còn đi qua Phù Nam,...

+ Nội bộ triều đình bị chia rẽ do tranh giành quyền lực

+ Các cuộc tấn công của Chân Lạp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các hoạt động kinh tế chủ yếu và tổ chức nhà nước của vương quốc Phù Nam.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Nhiệm vụ 1. GV yêu cầu HS đọc mục a), quan sát các kênh hình và trả lời câu hỏi:

II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a) Hoạt động kinh tế

? Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam?

- Những hoạt động kinh tế chính:

+ Sản xuất nông nghiệp.

+ Sản xuất thủ công nghiệp.

+ Đánh bắt thủy – hải sản

+ Buôn bán.

Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

- Hình 4, 5 và đoạn tư liệu cho thấy:

+ Sự phát triển của hoạt động giao thương đường biển giữa Phù Nam với các quốc gia khác. Phù Nam đã có quan hệ buôn bán với: Trung Quốc, Chăm-pa, La Mã, Ấn Độ... thông qua cảng thị Óc Eo.

+ Hàng hóa buôn bán của cư dân Phù Nam là: vàng, bạc, lụa...

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và Phù Nam có điểm gì giống và khác nhau?

- Giống: cư dân làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp; kết hợp với thủ công nghiệp và buôn bán trên biển.

- Khác nhau:

+ Ở Chăm-pa nghề khai thác lâm – thổ sản rất phát triển.

+ Cư dân Chăm-pa phát triển mạnh về ngoại thương, trong các thế kỉ III – V, cảng thị Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm buôn bán sầm uất nhất Đông Nam Á

- Nhiệm vụ 2. GV yêu cầu HS đọc thông tin mục b) và trả lời câu hỏi:

b) Tổ chức xã hội

? Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào?

- Xã hội Phù Nam được phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

? Xã hội Phù Nam có những nét tương đồng và khác biệt nào so với xã hội Chăm-pa?

- Giống: trong xã hội bao gồm nhiều tầng lớp như: tăng lữ, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân

- Khác:

+ Chăm-pa có 1 bộ phận nhỏ là nô lệ.

+ Phù Nam không có lực lượng nô lệ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Một số thành tựu văn hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu cụ thể của cư dân Phù Nam trên các lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo,...

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục III và quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi:

III. Một số thành tựu văn hóa

? Em hãy trình bày một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam?

- Tôn giáo, tín ngưỡng: tín ngưỡng đa thần; iếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo.

- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng.

- Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…

? Theo em, nét văn hóa nào của cư dân cổ Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay?

- Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:

+ Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.

+ Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.

+ Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Sưu tầm tư liệu về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của Chămpa và Phù Nam.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học