Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử

BÀI 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,...

- Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.

2. Về kĩ năng, năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.

- Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

3. Phẩm chất

- Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.

- Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.

- Tôn trọng kỉ vật của gia đình.

- Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6.

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV có thể sử dụng câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK để hỏi HS về những hiểu biết của các em về hiện vật, về những điều các em cảm nhận, suy luận được thông qua quan sát hình ảnh (trong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán vế đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ,...).

- HS có thể trả lời đúng, hoặc đúng một phần, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng.

- Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Đó chính là nguồn sử liệu, mà dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tư liệu hiện vật

a. Mục tiêu: HS nêu được tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất cũng như nêu được ý nghĩa của loại tư liệu này.

b. Nội dung: GV  khai thác kênh hình, kiến thức trong SGK

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS theo dõi mục I, quan sát các kênh hình trong SGK và trả mời câu hỏi:

? Thế nào là tư liệu hiện vật?

 

? Theo em, tư liệu hiện vật có ưu điểm và hạn chế gì?

 

 

 

 

 

 

? Hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Tư liệu hiện vật

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật… của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Ưu điểm – Hạn chế

+ Ưu điểm: phản ánh khá cụ thể và chân thực về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa.

+ Hạn chế: là những hiện vật “câm” nên chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu để lí giải/ đưa ra nhận xét về hiện vật

- Một số tư liệu hiện vật khác:

+ Trống đồng Ngọc Lũ

+ Thành nhà Hồ

+ Kim Tự Tháp…

Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Tư liệu chữ viết

a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và ý nghĩa của tư liệu chữ viết

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS theo dõi thông tin kiến thức, tư liệu và các kênh hình trong mục II và trả lời câu hỏi

? Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết?

 

? Theo em, tư liệu chữ viết có ưu điểm và hạn chế gì?

 

2. Tư liệu chữ viết

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

- Ưu điểm và hạn chế:

+ ưu điểm: phản ánh tương đối đầy đủ về các mặt đời sống của con người

+ Hạn chế: thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:? Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương?

 Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử (ảnh 1)

- Các thông tin về thời đại Hùng Vương có thể khai thác được từ đoạn tư liệu trên:

+ Tên gọi của một số chức vụ trong bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

Tướng văn gọi là Lạc hầu”.

“Tướng võ gọi là Lạc tướng”.

“Quan coi việc gọi là Bồ chính”.

+ Danh xưng của con trai/ con gái vua Hùng:

Con trai vua gọi là Quan lang.

Con giái vua gọi là Mị Nương”.

+ Thông tin sơ lược về tổ chức hành chính thời Văn Lang: “cả nước chia là 15 bộ”

? Có ý kiến cho rằng: bia Tiến sĩ ở Văn Miếu vừa là tư liệu hiện vật, vừa là tư liệu chữ viết. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

- Đồng ý với ý kiến trên

- Bia tiến sĩ là tư liệu hiện vật vì đây là sản phẩm vật chất do người xưa tạo ra

- Bia tiến sĩ đồng thời là tư liệu chữ viết, vì:

+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.

+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử của nhiều danh nhân Việt Nam

+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Tư liệu truyền miệng

a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm; ưu điểm – hạn chế của tư liệu truyền miệng

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS theo dõi thông tin kiến thức, tư liệu và các kênh hình trong mục II và trả lời câu hỏi

? Em hiểu thế nào là tư liệu truyền miệng?

 

 

 

? Theo em, tư liệu truyền miệng có ưu điểm và hạn chế gì?

 

3. Tư liệu truyền miệng

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng.

- Ưu điểm – hạn chế:

+ Ưu điểm: phần nào phản ánh hiện thực lịch sử, nhất là giai đoạn con người chưa có chữ viết

+ Hạn chế: không cho biết chính xác về thời gian, địa điểm…

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

? Kể tên một số câu truyện truyền thuyết, sự tích… phản ánh về lịch sử.

- Một số câu truyện truyền miệng có nội dung phản ánh về lịch sử:

+ Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

+ Sự tích Bánh chưng, bánh giày

+ Sự tích Trầu cau

+ Truyền thuyết Thánh Gióng

+ Truyền thuyết An Dương vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy

+ …

? Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”; sự tích “trầu cau” cho em biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang?

- Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”; sự tích “trầu cau” cho chúng ta biết về đời sống tinh thần của người Việt cổ:

+ Gạo nếp, gạo tẻ là loại lương thực chính

+ Có phong tục: ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy

+ …

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 4. Tìm hiểu mục IV. Tư liệu gốc

a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và giá trị của tư liệu gốc

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS theo dõi thông tin kiến thức trong mục III và trả lời câu hỏi

? Em hiểu thế nào là tư liệu gốc?

 

 

 

 

 

 

? Theo em, tư liệu gốc có giá trị như thế nào?

4. Tư liệu gốc

 

 

Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình.

- Tư liệu gốc là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

? Nêu một số ví dụ cụ thể về tư liệu gốc.

- Một số ví dụ về tư liệu gốc:

+ Trống đồng Đông Sơn;

+ Thạp đồng Đào Thịnh…

+ Các bài văn kí trên Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu…

? Truyền thuyết “Thánh Gióng” có phải là tư liệu gốc hay không?

- Truyền thuyết “Thánh Gióng” không phải là tư liệu gốc, đó là tư liệu truyền miệng vì: truyền thuyết này là sản phẩm do người Việt cổ sáng tạo ra, được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 3. Thời gian trong lịch sử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học