Giáo án Hóa học 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được: Nước gia – ven là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế nước gia – ven (trong PTN và trong CN). Clorua vôi là gì? Công thức phân tử, công thức cấu tạo, số oxi hóa của clo trong phân tử clorua vôi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế clorua vôi.

Giải thích được: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi (có tính sát trùng , tẩy trắng sợi, vải, giấy, ...).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của nước gia – ven và clorua vôi.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Tính được lượng chất cần để điều chế nước gia – ven và clorua vôi.

- Giải thích được một số ứng dụng có liên quan về nước gia – ven và clorua vôi trong thực tế.

Trọng tâm

Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của nước gia – ven và clorua vôi,

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Sử dụng clorua vôi và nước gia – ven một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi xem thí nghiệm

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học

1/ Phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Nhóm nhỏ.

- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

- Thí nghiệm.

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

- Phiếu học tập.

- Dụng cụ hóa chất:

+ Phôi liệu: Mẫu vải mốc (hoặc bẩn), mẫu nước bẩn, mùn cưa,…

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa thủy tinh, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, dũa thủy tinh.

+ Hóa chất: Nước gia – ven, bột clorua vôi, dung dịch HCl đặc.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.

- Bút mực viết bảng.

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã biết của học sinh về nước gia – ven và clorua vôi, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Tìm hiểu tính chất hóa học và ứng dụng của clorua vôi và nước gia – ven.

HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

- GV chia lớp thành 4 nhóm: Mẫu nước gia – ven và clorua vôi được giao về cho mỗi nhóm.

- GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành

- Các thí nghiệm:

+ Cho nước gia – ven hoặc clorua vôi vào quần áo bẩn, mẫu giấy màu.

+ Cho nước gia ven hoặc clorua vôi vào dung dịch HCl đặc.

(Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được).

Phiếu học tập số 1

Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:

1. Cho dung dịch HCl đặc vào hai mẫu nước gia – ven và clorua vôi.

2. Cho nước gia – ven vào mẫu áo bẩn (GV có thể cho học sinh tự tìm các video trên yotube hoặc trên các phương tiện thông tin khác).

3. Cho nước gia – ven vào mẫu giấy màu (clorua vôi tương tự).

Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH (thí nghiệm 1), xác định vai trò của muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi trong từng thí nghiệm. Từ đó nêu tính chất hóa học và ứng dụng của nước gia – ven và clorua vôi, giải thích tại sao lại có tính chất đó.

Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, …. vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.

HĐ chung cả lớp:

- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể tiến hành thí nghiệm luống cuống, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và thao tác tốt.

+ Hiện tượng:

TN 1: Có khí màu vàng lục thoát ra.

TN 2: Vết bẩn của mẫu áo nhạt dần sau đó biến mất.

TN 3: Mẫu giấy màu bị mất màu.

+ Giải thích:

TN 1: Do muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh.

NaClO + 2HCl(đ) → NaCl + Cl2↑ + H2O

CaOCl2 + 2HCl(đ) → CaCl2 + Cl2↑ + H2O

TN 2 và TN 3: Do muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh.

Trong các phản ứng trên, NaClO và CaOCl2 đóng vai trò là chất OXH.

=> Clorua vôi và nước gia – ven có tính OXH mạnh.

HS không giải thích được tại sao Clorua vôi và nước gia – ven có tính oxi hóa mạnh.

- HS phát triển được kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó.

- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh của Clorua vôi và nước gia – ven.

+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học