Giáo án Hóa học 10 Bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

* Kiến thức

Học sinh biết:

- Khí hiđro clorua và dung dịch của nó trong nước có cấu tạo phân tử và tính chất vật lí như thế nào.

- Nguyên tắc điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua.

Học sinh hiểu:

- Tính chất hoá học của dung dịch HCl.

- Phân biệt được dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.

* Kĩ năng

- Làm một số thí nghiệm về khí hiđro clorua và axit clohiđric.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Làm các bài tập về khí hiđro clorua và axit clohiđric.

- Giải thích được 1 số vấn đề có liên quan trong thực tế.

* Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của axit clohiđric và muối clorua;

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về axit clohiđric.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

1/ Phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Nhóm nhỏ.

- Thí nghiệm trực quan

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án.

- Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất: HCl, Fe, NaOH, Fe2O3, CaCO3, tiến hành các TN sau: HCl + Fe, HCl + Fe2O3, HCl + Fe(OH)3, HCl + CaCO3.

- Tranh vẽ về điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm (hình 5.5 sgk).

- Phiếu học tập.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

+ Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

+ Nội dung HĐ: Tìm hiểu cấu tạo phân tử → tính tan của hiđro clorua; dự đoán tính chất hóa học của axit HCl.

- Chiếu hình ảnh đài phun nước và hình ảnh thí nghiệm tính tan của khí HCl, yêu cầu HS nêu nguyên nhân hiện tượng tan của khí HCl, quan sát lọ thủy tinh chứa dd HCl (HS HĐ cá nhân)

- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trả lời các câu hỏi sau:

1/ Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy dự đoán tính tan của khí hidro clorua? Giải thích?

2/ Viết CTCT, xác định loại liên kết và số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl

3/ Dựa vào số oxi hóa của H và Cl trong phân tử HCl để dự đoán 1 số tính chất hóa học của dung dịch axit clohidric.

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập 1, kết hợp với kiến thức đã học về một số axit quan trọng (ở THCS-Lớp 9), liên kết cộng hóa trị phân cực, tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10). HS có thể nêu được cấu tạo phân tử, tính tan của hiđro clorua, một số tính chất dung dịch HCl. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS xem lại định nghĩa, phân loại liên kết cộng hóa trị, tính chất của hợp chất có liên kết CHT, khái niệm và bản chất của phản ứng OXH-K.

Khi viết công thức cấu tạo phân tử HCl, HS cũng có thể gặp khó khăn về cách xác định loại liên kết CHT của HCl, GV gợi ý về hiệu độ âm điện giữa H và Cl.

HS có thể không dự đoán được tính oxi hóa của HCl hoặc HS sẽ đưa phản ứng của HCl với kim loại vào tính axit. GV gợi ý và yêu cầu các HS trong nhóm tranh luận về nội dung này. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức.

- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học