Giáo án Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

- Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT, hiện tượng mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Sử dụng tranh ảnh , hình vẽ, mô hình để trình bày giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

- Xác định đường chuyển động biểu kiến của MT trong năm; xác định các góc chiếu của tia MT trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12

Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên.

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã biết để tìm hiểu về bài mới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được hệ quả của vận động quay quanh mặt trời củaTrái Đất.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: hình ảnh, quả địa cầu.

4. Tiến trình hoạt động

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

 + Hình 6.1 nói đến nội dung nào?

 + Vị trí Mặt trời ở mỗi sớm thức dậy và chiều tối như thế nào?

 + Hiện tượng đó có mâu thuẫn với đặc điểm trái đất trong hệ Mặt trời không?

- HS ghi kết quả ra giấy nháp

- HS trả lời và nhận xét ý kiến của các bạn.

- GV: nhận xét và vào bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được độ dày, cấu trúc của các lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh cấu tạo Trái Đất.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về vị trí, độ dày, thành phần của lớp vỏ Trái Đất, bao Manti và nhân Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp, thảo luận nhóm.

3. Phương tiện: Hình ảnh về cấu trúc Trái Đất.

4. Tiến trình hoạt động

- Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày các hiện tượng TN (HĐ1)

- Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, tr/bày suy nghĩ về hệ quả chuyển động quanh MT của

Trái Đất (H/Đ1,2)

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin về các hệ quả c/đ quanh MT của TĐ (HĐ1,2)

- Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm (HĐ1)

Suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ, nhóm nhỏ...

QĐC, mô hình T/Đ - MT, SGK, SGV, các hình vẽ phóng to theo sgk

SGK , vở ghi, tập bản đồ 10

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được về cấu tạo Trái Đất, hoạt động các mảng kiến tạo.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: hình ảnh về cấu tạo Trái Đất, các mảng kiến tạo.

4. Tiến trình hoạt động

- GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

 + Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

 + Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

 + Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

- HS: nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới: Trái Đất có cấu tạo ra sao? Mảng kiến tạo là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu C/đ biểu kiến hàng năm của MT (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được con đường đi không thật của Mặt Trời.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm mặt trời là trung tâm vũ trụ.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động thảo luận nhóm.

3. Phương tiện: Hình ảnh.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV đưa ra ví dụ:

- Buổi sáng, buổi chiều Mặt Trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau → Mặt Trời ko c/đ, do vận động của Trái Đất → c/đ này là c/đ biểu kiến.

- Hay khi ngồi xe ô tô nhìn ra ngoài ta cảm giác hàng cây ven đường c/đ, nhưng thực tế là xe c/đ.GV y/c HS cho biết:

 + Thế nào là c/đ biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?

 + X/đ KV nào trên Trái Đất có h/tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? KV nào không có h/tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Bước 2: HS quan sát H.6.1 và ND sgk, trả lời, HS khác n/xét, bổ sung .

Bước 3: GV kết luận.

I. C/đ biểu kiến hàng năm của MT

- Khái niệm: Là c/đ nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Ng/nh:Do trục T/Đ nghiêng và ko đổi phương khi c/đ cho ta ảo giác MT c/đ.

- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

- KV có h/tượng MT lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- KV có h/tượng MT lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- KV ko có h/tượng MT lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm qui luật tự nhiên.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động cặp đôi.

3. Phương tiện: Hình ảnh.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV y/c HS đọc SGK H. 6.2, hãy:

- Nêu khái niệm về mùa.

- Kể tên các mùa trong năm.

- Xác định thời gian từng mùa.

- Vì sao sinh ra mùa? Các mùa nóng lạnh khác nhau ?

Bước 2: HS thảo luận cặp đôi

Bước 3: Đại diện các cặp đôi lên trả lời

Bước 4:GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ và lưu ý HS:

- VN và một số nước châu Á dùng âm và dương lịch nên th/gian sớm hơn 1,5 tháng (45 ngày) VD xuân phân là 4 - 5 tháng 2

- Mùa ở hai bán cầu ngược nhau do thời điểm ngả về phía MT hoặc chếch xa MT của hai bán cầu lệch nhau; Vị trí các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa

II. Các mùa trong năm:

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Mỗi năm có 4 mùa:

 + Mùa xuân:từ 21/3 đến 22/6.

 + Mùa hạ:từ 22/6 đến 23/9.

 + Mùa thu: từ 23/9 đến 22/12

 + Mùa đông:từ 22/12 đến 21/3.

- Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- Nguyên nhân: do trục T/Đ nghiêng ko đổi phương khi c/đ nên BBC và NBC lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm qui luật tự nhiên.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động nhóm.

3. Phương tiện: Hình ảnh.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV y/c HS q/sát H.6.3 SGK và chia lớp => 4 nhóm giao nhiệm vụ.

Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo mùa và nêu nguyên nhân

Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ và nêu nguyên nhân.

Bước 2: Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ.

GV bổ sung: ngày 21/3 và 23/9 không có bán cầu nào ngả về phía MT=> ngày,đêm bằng nhau; ngày 22/6 tia MT vuông góc với CTB lúc 12h trưa=> mọi đia điểm ở BBC ngày dài nhất. Còn NBC là ngày 22/12

III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi c/động, do trục TĐ nghiêng, nên tùy vị trí của TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

1. Theo mùa:

* Ở BBC:

- MX, mùa hạ: Có ngày dài hơn đêm

- M/Thu và M/đông: Có ngày ngắn hơn đêm

- Ngày 21/3 và 23/9 có ngày và đêm bằng nhau ở khắp nơi trên Trái đất

* Ở NBC thì ngược lại:

2. Theo vĩ độ:

- Ở x/đạo quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa X/Đ thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

C. Vận dụng: (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Tiến trình hoạt động

1. GV yêu cầu HS nắm được ND cơ bản của bài và trả lời câu hỏi 1, 3 SGK trang 24

2. HS tính ngày MT lên thiên đỉnh ở các vị trí nằm giữa 2 chí tuyến

D. Mở rộng:

1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, vận dụng vào thực tế để hiểu bài

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện :quả địa cầu

4. Tiến trình hoạt động

- Quan sát vị trí mặt trời ở nước ta vào các mùa: Hạ, thu, xuân

- GV yêu cầu HS về nhà đọc bài mới.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học