Giáo án Địa Lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng.

- Biết được tác động của nội lực đến hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Biết một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra:động đất, núi lửa.

Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.

- Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.

- Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình, video...

- Các hình ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, bài soạn, SGK, SGV...

- Bản đồ Tự nhiên TG

SGK, vở ghi

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các vận động kiến tạo.

- Tạo hứng thú học tập, gúip HS nắm sơ bộ nội dung thông qua một số hình ảnh về các vận động kiến tạo, tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt đất như ngày nay.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: một số tranh ảnh về các dạng địa hình như dãy núi Hymalaya, đê biển ở Hà Lan,….

4. Tiến trình hoạt động

- GV: Treo một số hình ảnh dãy núi Hymalaya, đê biển ở Hà Lan,yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi.

 + Dãy núi nào cao nhất thế giới? cao bao nhiêu m? Tại sao lại có ngọn núi cao như thế?

 + Vì sao đất nước Hà Lan xinh đẹp được bao bọc bởi những con đê biển vĩ đại?

- HS: quan sát, dựa vào hiểu biết bản thân trả lời.

- GV: Nhận xét và vào bài mới

Những hình ảnh trên là kết quả tác động của nội lực lên địa hình bề mặt Trái Đất. Vậy nội lực là gì, nguyên nhân nào gây ra nội lực và tác động nội lực tới bề mặt Trái Đất ra sao ,chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Nội lực

1. Mục tiêu: HS biết được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực .

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện: SGK

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS xem sách giáo khoa cho biết:

 + Nội lực là gì?

 + Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS xem SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Nội lực

a. Khái niệm

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

b. Nguyên nhân

- Do năng lượng của sự phân huỷ các chất

- Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực.

- Năng lượng của các phản ứng hoá học, sự ma sát vật chất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vận động theo phương thẳng đứng

1. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân, kết quả của sự vận động theo phương thẳng đứng của vỏ T.Đ

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện: SGK

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS Đọc mục II.1 trang 29 SGK cho biết:

 + Hãy trình bày đặc điểm, kết quả, nguyên nhân của vận động theo phương thẳng đứng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS xem SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến

II. Tác động của nội lực

1. Vận động theo phương thẳng đứng:

- Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn

- Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

- Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang

1. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và kết quả của sự vận động theo phương nằm ngang của vỏ Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

 + Hoạt động : thảo luận nhóm

3. Phương tiện: SGK, bản đồ tự nhiên TG

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ HS

Nhóm 1,3: Quan sát hình 8.1, 8.2 tìm hiểu về Hiện tượng uốn nếp (nguyên nhân, kết quả).

Nhóm 2,4: Quan sát hình 8.3, 8.4, 8.5 tìm hiểu về Hiện tượng đứt gãy (nguyên nhân, kết quả).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao

Trong quá trình HS thực hiện GV quan sát, điểu chỉnh, trợ giúp HS.

Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận

Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đại diện HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức

2. Vận động theo phương nằm ngang

- Hiện tượng uốn nếp.

- Hiện tượng đứt gãy. (Thông tin trong bảng)

Thông tin phản hồi

Hiện tượng uốn nếp

Hiện tượng đứt gãy

Nguyên nhân

Phạm vi

 + Do tác động của lực nằm ngang.

 + Hẹp

 + Do tác động của lực nằm ngang.

Vùng xảy ra

Kết quả:

 + Cường độ yếu;

 + Cường độ mạnh

 + Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.

 + Đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn.

 + Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.

 + Xảy ra ở vùng đá cứng.

 + Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.

 + Tạo ra các địa hào, địa luỹ…

C. LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện : bảng phụ

4. Tiến trình hoạt động

Câu 1: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng có đặc điểm là

A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.

Câu 2. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là

A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

B. hình thành núi lửa, động đất.

C. tạo ra các hẻm vực và thung lũng.

D. hình thành miền núi uốn nếp.

Câu 3. Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là

A. các vùng núi uốn nếp.

B. hẻm vực, thung lũng.

C. các địa lũy, địa hào.

D. hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không xuất phát từ nội lực?

A. Uốn nếp, đứt gãy.

B. Biển tiến, biển thoái.

C. Xâm thực, bồi tụ.

D. Động đất, núi lửa.

Câu 5. Đất nước Nhật Bản thường hay xảy ra động đất là do

A. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

B. dịch chuyển các dòng vật chất trong lòng Trái Đât.

C. sự nén ép theo phương nằm ngang của các lớp đá.

D. chịu sự tách dãn của các vùng núi và đồng bằng.

D.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn của địa phương

2. Nội dung

 + Kể tên một số vùng trũng, đỉnh núi cao ở Quảng Nam.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học