Giáo án Địa Lí 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ.

biết được một số kĩ năng phòng chống động đất, sóng thần.

- Năng lực quan sát bản đồ.

- Giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự học.

- Bản đồ các mảng kiến tạo các vành đai động đất và núi lửa trên Thế giới.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Tập bản đồ thế giới và châu lục.

- Tập bản đồ thế giới và châu lục.

- Ôn tập kiến thức cũ về thuyết kiến tạo mảng, tác động của nội lực…

A. Hoạt động khởi động.

1. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức cũ biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Quan sát hình ảnh để tạo hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức bài mới.

- Tìm ra các nội dung hấp dẫn liên quan đến bài học để đặt vấn đề.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học. Phát vấn, hình ảnh.

3. Phương tiện.

- Hình ảnh động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới .

- Bản đồ vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

4. Dự kiến thời gian: 5 phút

5. Tiến trình hoạt động.

Bước 1: GV đưa ra động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới và yêu cầu HS:

 + Đây là những hình ảnh gì?

 + Chúng có mối quan hệ với nhau không?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân.

Bước 3:HS khác bổ sung, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa, núi trẻ trên bản đồ

1. Mục tiêu:

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học. Phương pháp đàm thoại, gợi mở.Phương pháp bản đồ.

3. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. GV cho HS đọc SGK và xác định yêu cầu của bài thực hành.Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm

- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên trái đất.

- Nhóm 3, 4: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.

Bước 2: Các nhóm dựa vào các bản đồ và hình 10 (SGK) và tập bản đồ tự nhiên thế giới và các châu lục để hoàn thành nội dung

Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viêm chuẩn kiến thức và nêu một số câu hỏi yêu cầu hoc sinh trả lời để bổ sung KT

1. Yêu cầu bài thực hành

- Xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TĐ.

- Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất núi lửa, các vùng núi trẻ.

- Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo

2. Nội dung cụ thể

a. Xác định các vành đai động đất, núi lửa.

+ Các vành đai động đất:

 - Giữa Đại Tây Dương

 - Đông, Tây Thái Bình Dương

 - Khu vực Địa Trung Hải

 - Trung Á, Tây Á.

+ Vành đai núi lửa:

 - Đông, Tây Thái Bình Dương (vành đai lửa Thái Bình Dương)

 - Khu vực Địa Trung Hải.

+ Núi trẻ:

 - Dãy Himalaya (châu Á)

 - Dãy Coocdie, Andet (châu Mỹ)

b. Sự phân bố:

- Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố trùng nhau.

- Phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh. Một mặt hình thành các dãy uốn nếp, Mặt khác hình thành các đứt gãy, vực thẳm đại dương. Mặt tiếp xúc giữa hai mảng chờm lên nhau là vùng có nhiều động đất, núi lửa

Hoạt động 2: Hoạt động nối tiếp

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

Câu 1. Dựa vào hình 7.3 và nội dung SGK, hãy nêu tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

1_______5.

2_______6

3_______7

4

Hướng di chuyển của các mảng kiến tạo

1_______5.

2_______6

3_______7

4

Câu 2. Dựa vào hình 10 (tr.38 SGK), kết hợp với hình 7.3 (tr. 27 SGK), hãy cho biết

a. Động đất và núi lửa thường xảy ra ở những khu vực nào trên Trái Đất ?

b. Các vùng núi trẻ thường phân bố chủ yếu ở những khu vực nào trên Trái Đất ?

c. Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.

4. Chuẩn bị bài học tiếp theo

Chuẩn bị kiến thức cho bài hoc sau: Ôn lại các kiến thức về khối khí, về nhiệt độ không khí trên trái đất đã được học ở lớp 6.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học