Giáo án Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Biết được các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ tác động đến sự hình thành bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được mối quan hệ giữa 3 quá trình: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của 3 quá trình đến địa hình bề mặt T.Đất.

Qua bài học nhận thức được các nhân tố ngoại lực tác động làm thay đổi địa hình theo chiều hướng tiêu cực, học sinh cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên.

- Năng lực quan sát.

- Giải quyết vấn đề.

- Một số tranh ảnh, hình vẽ về các dạng địa hình do tác động của gió, nước, sóng biển, băng hà tạo thành…

- Một số băng đĩa hình ảnh về một số thiên tai do tác động của ngoại lực như : sạt lở đất đá, lũ quét…(nếu có)

Sưu tầm các hình ảnh về các thiên tai ở nước ta như : dòng sông bị sạt lở, xói mòn

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

1. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức cũ và sự hiểu biết của bản thân về các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

- Quan sát hình ảnh để tạo hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức bài mới.

- Tìm ra các nội dung hấp dẫn liên quan đến bài học để đặt vấn đề.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học. Phát vấn, hình ảnh.

3. Phương tiện. Hình ảnh các dạng địa hình do quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ tạo ra.

4. Dự kiến thời gian: 5 phút

5. Tiến trình hoạt động.

a) GV treo một số hình ảnh các dạng địa hình (các rãnh nông, đồng bằng, bãi biển,….) của nước ta và yêu câu HS: Hãy quan sát các hình ảnh trên và cho biết đó là những dạng địa hình nào?

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp.

c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH BÓC MÒN, VẬN CHUYỂN, BỒI TỤ.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Biết được đặc điểm của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ các dạng địa hình tạo thành do các quá trình này.

- Kĩ năng: Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của quá trình bóc mòn , vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái đất.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp nhóm, phát vấn.

- Phương tiện: minh họa, trực quan.

3. Thời gian: 30 phút

4. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm, dựa vào nội dung SGK và hình ảnh thảo luận và hoàn thành bảng kiến thức trên bảng (GV kẻ bảng).

Nhóm 1, 2 Quá trình bóc mòn (nhóm 1: khái niệm và các nhân tố tác động; nhóm 2: cách thức tác động và dạng địa hình phổ biến)

Nhóm 3, 4 Quá trình vận chuyển (nhóm 3: khái niệm và các nhân tố tác động; nhóm 4: cách thức tác động và dạng địa hình phổ biến)

Nhóm 5, 6 Quá trình bồi tục(nhóm 5: khái niệm và các nhân tố tác động; nhóm 6: cách thức tác động và dạng địa hình phổ biến)

HS thực hiện (khoảng 8 phút)

Bước 3. Đại diện các nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV chốt kiến thức. (14 phút)

Bước 4. GV phát vấn thêm để nâng cao mức độ nhận thức cho HS (tùy thuộc vào đối tượng HS, 8 phút)

- Giữa 3 quá trình này có quan hệ với nhau như thế nào?

- Địa hình bề mặt Trái Đất là do tác động của những lực nào?

- Mối qua hệ giữa nội lực và ngoại lực

2. Quá trình bóc mòn

3. Quá trình vận chuyển

4. Quá trình bồi tụ

(Nội dung xem thông tin phản hồi)

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.

2. Phương pháp: Hoạt động cá nhân.

3. Phương tiện : bảng phụ

4. Thời gian: 5 phút

5. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

GV treo sơ đồ và yêu cầu học sinh: hãy điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) và nối các ô để tạo thành sơ đồ về tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

b) HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS lên bảng điền và hoàn thành sơ đồ.

c) HS khác bổ sung, GV chốt kiến thức.

Điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) và nối các ô để tạo thành sơ đồ về tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Giáo án Địa Lí 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ (mới, chuẩn nhất)

4. Chuẩn bị bài học tiếp theo: Tập bản đồ thế giới và châu lục (nếu có)

PHỤ LỤC

Bảng kiến thức

Quá trình

Khái niệm

Nhân tố tác động

Cách thức tác động

Dạng địa hình phổ biến

Bóc mòn

Vận chuyển

Bồi tụ

Thông tin phản hồi

Quá trình

Khái niệm

Nhân tố tác động

Cách thức tác động

Dạng địa hình phổ biến

Bóc mòn

Là quá trình làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.

Do tác động của nước chảy, sóng biển, băng hà chuyển động, gió với tốc độ nhanh.

+ Xâm thực

+ Thổi mòn

+ Mài mòn

Khe rãnh, nấm đá, hố trùng, vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.

Vận chuyển

Là quá trình vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nới khác

Trực tiếp: trọng lực

Gián tiếp: tác nhân nước, gió, sóng

Sự tiếp tục của quá trình bóc mòn

Đá, cuội, phù sa nằm rải rác trong quá trình vận chuyển

Bồi tụ

Là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy

Phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực

Khi động năng tác động đến kích thước, trọng lượng vật liệu trong quá trình bồi tụ.

Đồng bằng châu thổ, cồn cát, đụn cát.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học