Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)

1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì? (0.5 điểm)

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Trở thành người ca sĩ

B. Trở thành người nhạc sĩ

C. Trở thành người nhạc công

3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)

A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

B. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”

C. Cả hai chi tiết nói trên

4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn? (0.5 điểm)

A. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi

B. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

C. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

5. Em hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (1 điểm)

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a) Tuyết trắng đọng lại trên những cành cây như những bông hoa long lanh.

b) Anh Kim Đồng sinh ra ở quê hương Cao Bằng.

7. Điền hoặc vào chỗ trống: (1 điểm)

- Đường dài ...ằng ...ặc.

- Mưa rơi ...ả ...ích.

- Lửa cháy ...ừng ...ực.

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau. (1 điểm)

a. Tính thỏ hiền lành nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹnh thông minh.

b. Tiếng cười nói xôn xao tiếng mái chèo khua nước ven sông người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

    Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

    Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn nói về một ngày hội mà em biết theo gợi ý sau:

a) Đó là hội gì?

b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu ?

c) Mọi người đi xem hội như thế nào ?

d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ?

e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…) ?

g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
 

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cầu treo

Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên:

- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

(Theo Tường Vân)

(1) Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len châu Âu)

(2) Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len

1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt? (0.5 điểm)

A. Dòng sông quá rộng và sâu

B. Không thể xây được trụ cầu

C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu

2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì? (0.5 điểm)

A. Quan sát hai cành cây

B. Quan sát con nhện chạy

C. Quan sát tấm mạng nhện

3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện? (0.5 điểm)

A. Người kĩ sư tài năng

B. Con nhện và cây cầu

C. Một phát minh vĩ đại

4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo? (0.5 điểm)

A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

B. Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn

C. Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có.

5. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng chính tả: (1 điểm)

a. lười biếng

b. nàm việc

c. phơi lắng

d. lưng chừng

e. nực lưỡng

g. ngả lưng

h. năn nóc

i. lộng lẫy

k. ná cây

6. Gạch dưới những từ ngữ trong bài ca dao cho thấy những con vật được nhân hóa: (1 điểm)

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi ra chợ mua tôi đồng riềng.

7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong các câu sau: (1 điểm)

a. Sau khi gián tiếp dẫn đến cái chết của Dế choắt, Dế Mèn rất lo sợ.

b. Xuân về trên phố cũng là lúc những bông hoa sữa trắng muốt, mỏng manh và tinh khiết.

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (1 điểm)

a. Trong hội Đền Hùng có rất nhiều trò chơi dân gian như hát xoan hát chèo múa trống cơm thi gói bánh chưng bánh giầy.

b. Những ngôi nhà những rặng cây những mặt người đều tắm màu hồng càng loãng dần rồi nhường chỗ cho một màu chói sáng, lấp lánh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em theo gợi ý sau:

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu? (0.5 điểm)

A. Ra Thăng Long (Hà Nội) 

B. Ra kinh đô Huế

C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long

D. Hồ Tây

2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm? (0.5 điểm)

A. Gây cảnh náo động ở hồ. 

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.

C. Trêu quân lính của nhà vua.

D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì? (0.5 điểm)

A. Phải la hét, vùng vẫy. 

B. Phải xưng là học trò.

C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài? (0.5 điểm)

A. Thét đuổi, cởi, nhảy. 

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.

C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.

D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.

5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào? (0.5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Ai làm gì?

D. Như thế nào?

6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì? (0.5 điểm)

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của Cao Bá Quát.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Cứ đến tháng năm cây phượng trước lớp tôi lại bung ra những chùm hoa đỏ rực.

b. Khi tiếng trống trường vang lên một hồi dài, học sinh các lớp ùa ra sân trường chơi như một bầy ong.

8. Tìm và gạch dưới câu theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn: (1 điểm)

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung tóe ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:

- Xin lỗi bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

9.Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.

b. Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ phải tạm dừng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Một nhà thông thái

Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng. Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế. Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí,… Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem.

Gợi ý:

- Đó là buổi biểu diễn xiếc, ca nhạc, kịch hay bộ môn nghệ thuật nào?

- Buổi biểu diễn gồm có các tiết mục gì?

- Em thích tiết mục nào nhất? Vì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê,bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu...Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào?

A . Mùa xuân.

B . Mùa thu.

C . Mùa hè.

2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê?

A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê

C . Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên.

3 . Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?

A. Chim én

B. Chim sáo

C. Nhiều loài chim

4.Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì?

A, Một cái chợ vừa mở.

B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu .

C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nhớ - viết: Chú ở bên Bác Hồ (2 khổ thơ đầu )

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bác sĩ Sói

Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa.

Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.

Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo:

- Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.

Ngựa lễ phép:

- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.

Sói đáp:

- Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem.

- Đau ở chân sau đấy ạ. Phiền ông xem giúp.

Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.

Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra...

Theo LA-PHÔNG-TEN

(Huỳnh Lý dịch)

1. Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? (0.5 điểm)

A. xông đến Ngựa

B. thèm rỏ dãi

C. tiến về Ngựa

2. Sói lừa Ngựa bằng cách nào? (0.5 điểm)

A. giả giọng hiền lành lừa Ngựa.

B. đe dọa cho Ngựa sợ.

C. làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.

3. Kể lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (1 điểm)

4. Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu” cho câu sau: (1 điểm)

- Cặp của Lan để trên ghế.

5. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)

đen tuyền, sặc sỡ

a) Quạ là loài chim có bộ lông ....

b) Bộ lông của chim công .... trông vô cùng bắt mắt.

6. Viết lời đáp của em trong các tình huống sau: (2 điểm)

a) Một bạn làm rơi sách của em xuống đất. Bạn đó nói: “Mình xin lỗi bạn, mình không cố ý”.

b) Trong lúc chơi đùa, bạn chạy va vào em làm em ngã. Bạn nói: “Mình xin lỗi cậu, mình vô ý quá!”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cò và Cuốc

Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:

- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời:

- Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn tả ngắn nói về mùa xuân.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?

– Cảnh vật mùa xuân có gì đặc biệt?

– Mùa xuân đem đến cho em niềm vui gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữa những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Cao Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông mời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(trích Người thầy đạo cao đức trọng - Phan Huy Chú)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Người thầy đạo cao đức trọng được kể trong câu chuyện trên là ai?

A. Phạm Sư Mạnh

B. Cao Bá Quát

C. Chu Văn An

2. Thầy Chu Văn An sống vào triều đại nào trong lịch sử nước ta?

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Đinh

3. Vua Trần Minh Tông mời Chu Văn An ra kinh đô Thăng Long để làm gì?

A. Để quản lý việc thi Hương

B. Để dạy học cho thái tử

C. Để cai quản thái y viện

4. Vì sao sau một thời gian cống hiến, Chu Văn An lại quyết định trả lại mũ áo cho triều đình để về quê?

A. Vì ông đã chán làm quan ở triều đình

B. Vì nhà vua mê chơi lại không chịu nghe lời can ngăn của ông

C. Vì ông đã quá già, không còn đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến nữa

5. Sau khi qua đời, Chu Văn An được thờ tại đâu?

A. Tại nghĩa trang phía ngoại thành kinh đô Thăng Long

B. Tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long

C. Tại khu lăng mộ ở kinh đô Thăng Long

6. Từ coi sóc trong câu Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần có thể thay thế bằng từ:

A. Chăm lo

B. Yêu thương

C. Bỏ bê

7. Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng, hãy kể ra các danh từ riêng đó.

A. 8 danh từ riêng

B. 9 danh từ riêng

C. 10 danh từ riêng

Đó là :                                        

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn nói về một ngày hội mà em biết theo gợi ý sau:

a) Đó là hội gì?

b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu?

c) Mọi người đi xem hội như thế nào?

d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?

e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…)?

g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài thơ sau:

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh "đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì?

a. Từ đất Cao Lanh trồng được những bông hoa.

b. Những hình ảnh được vẽ trên đất Cao Lanh rất đẹp.

c. Từ đất Cao Lanh nặn được những bông hoa.

Câu 2: Người nghệ nhân đã vẽ lên đất Cao Lanh những cảnh vật gì?

a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.

b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.

Câu 3: Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì?

a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa.

b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây.

c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế.

Câu 4: Bài thơ ca ngợi điều gì?

a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng.

b. Cảnh đẹp của đất nước ta.

c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm.

Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.

   Người nghệ nhân Bát Tràng thật... (1). Với cây bút... (2), bàn tay... (3) chỉ khẽ... (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa... (5). Bàn tay ấy khẽ... (6) Là hàng ngàn gợn sóng... (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.

(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)

Câu 2: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.

a) Những cánh cò trắng

1. sừng sững

b) Cây đa thân thuộc

2. bồng bềnh

c) Con đò nhỏ

3. lăn tăn

d) Những con sóng nhỏ

4. dập dờn

Câu 3: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?

A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.

B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.

C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.

D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.

E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước.

B. Kiểm tra Viết

Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh,... Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:

Vịt con và gà con

   Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.

   Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

   Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!"

   Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

(Theo Những câu chuyện về tình bạn)

Câu 1: Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( 0,5điểm )

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

B. Gà con sợ quá khóc ầm lên.

C. Gà con đến cứu Vịt con.

D. Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cây cao để trốn.

Câu 2: Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? ( 0,5điểm )

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.

B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu.

C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.

D. Vịt con vội vàng bỏ chạy.

Câu 3: Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? ( 1điểm )

Câu 4: Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( 0,5điểm )

Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

[ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì? (1điểm )

Câu 6: Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. ( 0,5điểm )

Câu 7: Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: ( 0,5điểm )

   Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.

Câu 8: Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm )

   Hồng nói với bạn ( ) " Ngày mai ( ) mình đi về ngoại chơi ( )"

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0,5điểm )

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Một nhà thông thái

Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng. Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế. Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí,… Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau :

Màu hoa

   Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế ?

– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

   Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì :

– Ừ, hai chúng mình là một.

   Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

– Cô bé ơi ! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn… Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng… Cô bé ơi, đó là tôi đấy !

   Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

   Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.

(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé ?

a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.

b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.

c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng ?

a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.

b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.

c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.

Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa ?

a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.

Câu 4: Bài văn nói lên điều gì ?

a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.

b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.

c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.

Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì ?

III. Luyện từ và câu

Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a) Màu của hoa đào như…

b) Hoa đào nở như…

c) Màu của hoa hồng như…

Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì ?

a. Ai là gì ?

b. Ai làm gì ?

c. Ai thế nào ?

Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào ?

a. Ở đâu?

b. Khi nào?

c. Vì sao ?

Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.

   Mùa thu .... (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ .... (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng .... (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời .... (4) cây cỏ .... (5) Mùa thu thật là đẹp !

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Tiếng cười tuổi học trò

Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.

Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng:

- Ồ! Dạo này em chóng lớn quá!

Dũng trả lời:

Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CAN ĐẢM LÊN

Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.

Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !

Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.

( Theo Hồ Huy Sơn)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?

a, Đi chơi công viên.

b, Đi cắm trại.

c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.

2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?

a, Bạn bị ngã.

b, Phanh của bạn bị hỏng.

c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.

3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?

a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.

b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.

c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.

4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?

a, Buông xuôi , không lái để xe tự lao đi.

b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.

c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.

5. a, Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn nói lên bài học rút ra từ câu chuyện.

Các bạn ạ, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào, nếu...................

b, Hãy viết từ 2-3 câu để nêu lên ý nghĩa câu chuyện: …

III. Luyện từ và câu

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?

a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.

b, hôm , xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.

c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

2. Những câu văn nào có hình ảnh so sánh?

a, Tôi chẳng khác nào “ chim được sổ lồng”.

b, Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về

c, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên

d, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

3. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a, Cảnh rừng núi đẹp như…

b, Con đường ngoằn ngoèo uốn lượn như…

4. Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “ Tình thế của tôi như ....” để có hình ảnh so sánh nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ trong bài ?

a, trứng chọi đá.

b, ngàn cân treo sợi tóc.

c, nước sôi lửa bỏng.

B. Kiểm tra Viết

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp , Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “ Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập”.

“ Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ ?”.

Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy...

Thầy quay bước đi lên trước lớpcứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy . Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “ Bài làm” và một câu: “ Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “ Em thật dũng cảm!”.

Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.

( Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp ?

a, Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở.

b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.

c, Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

2. Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra ?

a, Vì bạn bị mệt.

b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.

c, Vì bạn không hiểu đề bài.

3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì ?

a, Thầy lờ đi như không biết.

b, Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.

c, Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.

4. Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?

a, Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.

b, Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.

c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.

5. Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?

b, Hành động nào của thấy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Có những mùa đông

   Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

   Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HOA TẶNG MẸ

Một người dàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc . Cô bé nức nở:

- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la.

Người dàn ông mỉm cười nói:

- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.

Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.

Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà để trao tận tay bà bó hoa.

                                                                                                          ( Theo Ca dao)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì ?

a, Mua hoa về nhà tặng mẹ.

b, Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.

c, Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè.

2. Vì sao cô bé khóc ?

a, Vì cô bé bị lạc mẹ.

b, Vì mẹ cô bé không mua cho cô bé một bông hồng.

c. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ.

3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé ?

a, Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ.

b, Chở cô bé đi tìm mẹ.

c, Giúp cô tìm đường về nhà.

4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa ?

a, Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ.

b, Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa.

c, Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất. 

5. Em có suy nghĩ gì về những việc làm của cô bé trong câu chuyện ?

III. Luyện từ và câu

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ người , sự vật trong câu văn: “ Một người dàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện.” ?

a, người, đàn ông, xe, mua, tặng, hoa, dịch vụ, bưu điện.

b, người, đàn ông, dừng, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.

c, người, đàn ông, xe, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.

2. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì ?

a, Cô bé trong câu chuyện là .............

b, Người đàn ông trong câu chuyện là ............

c, Bông hồng đó là ...............

3. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu văn sau: Cô bé ấy là một người con hiếu thảo .

a. Cô bé ấy là ai ?

b. Cô bé ấy như thế nào ?

c. Cô bé ấy là một người con như thế nào ?

4. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu văn sauNgười đàn ông dừng xe trước cửa hàng để mua hoa tặng mẹ.

a. Người đàn ông làm gì ?

b. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để làm gì ?

c. Người đàn ông dừng xe ở đâu ?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 dến 10 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp , Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “ Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập”.

“Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ?”.

Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy...

Thầy quay bước đi lên trước lớpcứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy . Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “ Bài làm” và một câu: “ Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “ Em thật dũng cảm!”.

Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.

(Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp?

a, Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở.

b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.

c, Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

2. Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra?

a, Vì bạn bị mệt.

b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.

c, Vì bạn không hiểu đề bài.

3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì?

a, Thầy lờ đi như không biết.

b, Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.

c, Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.

4. Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?

a, Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.

b, Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.

c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.

5. Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?

..................................................................................................................

b, Hành động nào của thấy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?

..................................................................................................................

6. Dòng nào nêu đúng những từ có ở trong bài chỉ đức tính tốt mà người học sinh cần có?

a, độc lập, tự giác, nhẹ nhàng.

b, nghiêm túc, chép bài, dũng cảm.

c, độc lập, tự giác, dũng cảm.

7. Điền bộ phận còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì?

a, Nam.............................................................................................................................

b, Bạn nhỏ trong bài........................................................................................................

c,.................................................................là người thầy độ lượng bao, bao dung.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đặt mình vào vai người học sinh trong câu chuyện “Thầy giáo dục công dân”, em hãy nói lên suy nghĩ của mình khi quyết định không nộp bài kiểm tra đã chép.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Món kem trái cây

Giôn mạnh dạn bước vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem trái cây mà cậu rất thích. Cậu hỏi:

- Cô ơi, bao nhiêu tiền một cốc kem trái cây ạ?

- 50 xu!

Loay hoay với những đồng xu lẻ, nhẩm tính một lát, cậu hỏi tiếp:

- Bao nhiêu tiền một cốc kem bình thường ạ?

- 35 xu cháu ạ.

Cô phục vụ mang đến cho Giôn món kem mà cậu yêu cầu. Ăn xong kem, Giôn để lại tiền trên bàn và ra về.

Quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc khi thấy hai đồng 5 xu và năm đồng 1 xu được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Giôn đã gọi. Giôn đã không thể có món kem trái cây mà cậu thích vì chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa* cho cô.

(Theo Thanh Niên)

*Tiền boa: Số tiền khách hàng trả cho người phục vụ mình.

1. Giôn có bao nhiêu tiền? Số tiền đó có đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích không? (0.5 điểm)

A. 35 xu. Chỗ tiền đó chỉ đủ mua loại kem bình thường.

B. 40 xu. Chỗ tiền đó không đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

C. 50 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

D. 100 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

2. Cuối cùng, Giôn đã chọn mua loại kem nào? (0.5 điểm)

A. Mua loại kem trái cây mình thích với giá 50 xu.

B. Mua loại kem bình thường với giá 35 xu.

C. Mua loại kem bình thường với giá 25 xu.

D. Không mua kem nữa mà tặng toàn bộ tiền boa cho cô phục vụ.

3. Theo em, vì sao Giôn không ăn kem trái cây mà lại ăn loại kem thường? (0.5 điểm)

A. Vì Giôn muốn dành 15 xu để gửi tiền boa cho cô phục vụ.

B. Vì Giôn muốn tiết kiệm tiền cho mẹ.

C. Vì Giôn muốn tặng chỗ tiền còn lại cho những đứa trẻ nghèo khó trên phố.

D. Vì Giôn không thích kem trái cây nữa.

4. Vì sao cô phục vụ bàn bật khóc? (0.5 điểm)

A. Vì cô bị nước nóng đổ vào tay trong khi phục vụ khách hàng.

B. Vì cô nhận ra Giôn là người quen của mình.

C. Vì cô hối hận khi trước đã đối xử không tốt với Giôn

D. Vì cô cảm động trước tấm lòng và sự chu đáo của Giôn.

5. Câu chuyện cho em thấy Giôn là người như thế nào? (1 điểm)

6. Điền l hoặc n vào chỗ trống: (1 điểm)

- Trên bầu trời những ngôi sao ...ấp ...ánh.

- Mùa hè ...óng ...ực.

7. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống sau: (1 điểm)

Bác Gà trống đang kiếm mồi gần đó liền hỏi ....

- Cháu làm gì thế?

- Dạ cháu xé sách để gấp đồ chơi đấy ạ! - Mèo con trả lời ....

Rồi Mèo con hớn hở ngắm những con vật vừa gấp của mình ... Bác gà trống liền nghiêm mặt nhắc ....

- Vậy là cháu đã làm hỏng quyển sách rồi đó! Cháu phải biết giữ gìn sách vở chứ!

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Mỗi dịp nghỉ hè, em thích đi du lịch ở biển vì biển thật đẹp và mát mẻ.

b. Em thích về quê vì ở quê có không khí trong lành.

c. Vì bị ốm nên em phải xin phép cô giáo nghỉ học.

d. Em được mẹ tặng quà vì đạt kết quả học tập tốt.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em.
 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:

QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.

Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lý toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)

A. Vùng thành phố náo nhiệt.

B. Vùng nông thôn trù phú.

C. Vùng biển thơ mộng.

Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.

B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.

C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)

A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)

A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.

B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.

C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)

A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học

B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh

C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu

Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)

A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.

B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.

C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.

Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “ Thời gian dần trôi , Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Như thế nào?

Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói.... “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3)

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.


Các loạt bài lớp 9 khác