Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MỘT CON CHÓ HIỀN

         Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

         Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

         Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

1. Tìm những chi tiết trong bài nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? (0.5 điểm)

A. Là một cô gái mồ côi may mắn được vợ chồng ông chủ quán trọ cưu mang, giúp đỡ

B.  Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống

C. Bị mọi người đánh đập, đuổi đi

D. Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán

D. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán

2. Vì sao cô Phô-xơ lại thân thiết và gần gũi với chú chó của chủ quán? (0.5 điểm)

A. Vì chủ quán giao cho cô nhiệm vụ phải chăm sóc chú chó hằng ngày.

B. Vì trong khi những người khác xa lánh cô thì chú chó là sinh vật duy nhất thường nhìn cô bằng ánh nhìn thân thiện.

C. Vì cô Phô-xơ là một bác sĩ thú y, thường xuyên thăm nom sức khoẻ cho chú chó.

D. Vì chú chó rất nghe lời cô Phô-xơ, cô thường dạy chú chó những màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp.

3. Con hãy tìm trong bài những chi tiết về cách mà cô Phô-xơ đối xử với chú chó: (0.5 điểm)

A. Dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất trong ngày của mình.

B. Dạy chú chó nhiều màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp

C. Đau lòng khi thấy nó bị đánh đập

D. Thường tắm và chải lông cho chú chó cho tới khi mượt mà

E. Khi chú chó bị chết, cô Phô-xơ khóc thương và đem chôn nó dưới gốc cây thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy

4. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy chú chó cũng có tình cảm đặc biệt với cô Phô-xơ: (0.5 điểm)

A. Luôn dành cho cô những ánh nhìn thân thiện

B. Hung dữ với những kẻ đã bắt nạt cô Phô-xơ

C. Nằm dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn

D. Thường lấy trộm đồ ăn của ông bà chủ rồi đem đến cho cô Phô-xơ

5. Theo con, vì sao giữa cô gái và chú chó nhỏ lại tồn tại tình cảm yêu thương đặc biệt đó? (0.5 điểm)

A. Vì cô Phô-xơ đã nuôi chú chó đó từ nhỏ.

B. Vì cô thường cho chú chó ăn nhiều thức ăn ngon

C. Vì cô và chú chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

D. Vì cô Phô-xơ đã tận tình chăm sóc khi chú chó bị bệnh, nó hiểu được tình cảm đó nên cũng hết mực quấn quýt và yêu mến cô Phô-xơ

6. Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Hãy kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.

B. Sống độc lập, không nên dựa dẫm vào người khác.

C. Con người sống cần phải có ước mơ và biết vươn lên trong cuộc sống

D. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

7. Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? Xác định chủ ngữ của câu? (1 điểm)

A. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người

B. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

C. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo

D. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.

E. Cô Phô-xơ tốt bụng và nhân hậu.

8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để câu văn sau có hình ảnh so sánh (1 điểm)

a. Bàn chân của nó đen mượt như ….. trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như ……..

b. Chú chó như ……. đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.

9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. (1 điểm)

      Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông... (1) trông rất... (2) Hai cái tai nhỏ... (3), đôi mắt... (4) Mỗi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy... (5) tỏ vẻ... (6). Em rất... (7) Cún Bông.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

        Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn giới thiệu về một môn thể thao.

Gợi ý:

- Đó là môn thể thao nào?

- Em được tham gia môn thể thao đó hay xem môn đó khi nào? Ở đâu?

- Môn thể thao đó có điểm gì làm cho em yêu thích?

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sư Tử và Kiến

Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.

            Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm. Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, .... đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn.

            Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp.

            Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến, Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.

Theo truyện cổ dân tộc Lào

1. Sư Tử chỉ kết bạn với những con vật như thế nào? (0.5 điểm)

A. Những loài vật có ích

B. Những con vật nhỏ bé

C. Những con vật to khỏe như mình

D. Chỉ kết bạn với loài Sư Tử

2. Khi Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, Sư Tử đã phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Vui vẻ kết bạn với Kiến Càng.

B. Xua đuổi Kiến Càng vì Sư Tử nghĩ những con vật bé nhỏ không có ích gì.

C. Đánh đuổi Kiến Càng vì hai loài có mối thù truyền kiếp.

D. Kết bạn với Kiến Càng nhưng với điều kiện Kiến Càng phải chữa bệnh cho mình.

3. Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Các bạn đều đến thăm, nhưng không giúp gì, mặc cho Sư Tử đau đớn.

B. Các bạn đến thăm hỏi và tìm cách chạy chữa cho Sư Tử

C. Các bạn kiếm cớ không đến thăm hỏi Sư Tử vì sợ lây bệnh.

D. Các bạn lôi con rệp ra khỏi tai cho Sư Tử

4. Khi Sư Tử bị đau tai, Kiến Càng đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Bỏ mặc Sư Tử vì trước đây Sư Tử đã đối xử không tốt với mình.

B. Bỏ qua chuyện cũ, lặn lội đường xa mời bác sĩ tới cứu Sư Tử.

C. Bỏ qua chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, bò vào tai lôi ra một con rệp để cứu Sư Tử.

D. Dặn những người bạn khác của mình không được tới cứu Sư Tử.

5. Trước việc làm cứu bạn của Kiến Càng, Sư Tử cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm thấy Kiến Càng có ý đồ tiếp cận mình.

B. Đâm ra ghét những người bạn to lớn của mình.

C. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng.

D. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng, từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời của mình.

6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Gạch dưới những từ ngữ được dùng để nhân hóa trong câu sau: (0.5 điểm)

“Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.”

8. Điền dấu phẩy và dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)

Mẹ bảo em “Con hãy học giỏi chăm ngoan cho mẹ vui, con nhé!”

9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được kẻ chân trong câu sau: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bài tập làm văn

        Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo. Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đó là việc bạn đã nói trong bài văn.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn được ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Món kem trái cây

        Giôn mạnh dạn bước vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem trái cây mà cậu rất thích. Cậu hỏi:

        - Cô ơi, bao nhiêu tiền một cốc kem trái cây ạ?

        - 50 xu!

        Loay hoay với những đồng xu lẻ, nhẩm tính một lát, cậu hỏi tiếp:

        - Bao nhiêu tiền một cốc kem bình thường ạ?

        - 35 xu cháu ạ.

        Cô phục vụ mang đến cho Giôn món kem mà cậu yêu cầu. Ăn xong kem, Giôn để lại tiền trên bàn và ra về.

        Quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc khi thấy hai đồng 5 xu và năm đồng 1 xu được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Giôn đã gọi. Giôn đã không thể có món kem trái cây mà cậu thích vì chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa* cho cô.

(Theo Thanh Niên)

*Tiền boa: Số tiền khách hàng trả cho người phục vụ mình.

1. Giôn có bao nhiêu tiền? Số tiền đó có đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích không? (0.5 điểm)

A. 35 xu. Chỗ tiền đó chỉ đủ mua loại kem bình thường.

B. 40 xu. Chỗ tiền đó không đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

C. 50 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

D. 100 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

2. Cuối cùng, Giôn đã chọn mua loại kem nào? (0.5 điểm)

A. Mua loại kem trái cây mình thích với giá 50 xu.

B. Mua loại kem bình thường với giá 35 xu.

C. Mua loại kem bình thường với giá 25 xu.

D. Không mua kem nữa mà tặng toàn bộ tiền boa cho cô phục vụ.

3. Theo em, vì sao Giôn không ăn kem trái cây mà lại ăn loại kem thường? (0.5 điểm)

A. Vì Giôn muốn dành 15 xu để gửi tiền boa cho cô phục vụ.

B. Vì Giôn muốn tiết kiệm tiền cho mẹ.

C. Vì Giôn muốn tặng chỗ tiền còn lại cho những đứa trẻ nghèo khó trên phố.

D. Vì Giôn không thích kem trái cây nữa.

4. Vì sao cô phục vụ bàn bật khóc? (0.5 điểm)

A. Vì cô bị nước nóng đổ vào tay trong khi phục vụ khách hàng.

B. Vì cô nhận ra Giôn là người quen của mình.

C. Vì cô hối hận khi trước đã đối xử không tốt với Giôn

D. Vì cô cảm động trước tấm lòng và sự chu đáo của Giôn.

5. Câu chuyện cho em thấy Giôn là người như thế nào? (1 điểm)

6. Điền hoặc vào chỗ trống: (1 điểm)

- Trên bầu trời những ngôi sao ...ấp ...ánh.

- Mùa hè ...óng ...ực.

7. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống sau: (1 điểm)

Bác Gà trống đang kiếm mồi gần đó liền hỏi ....

- Cháu làm gì thế?

- Dạ cháu xé sách để gấp đồ chơi đấy ạ! - Mèo con trả lời ....

Rồi Mèo con hớn hở ngắm những con vật vừa gấp của mình ... Bác gà trống liền nghiêm mặt nhắc ....

- Vậy là cháu đã làm hỏng quyển sách rồi đó! Cháu phải biết giữ gìn sách vở chứ!

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Mỗi dịp nghỉ hè, em thích đi du lịch ở biển vì biển thật đẹp và mát mẻ.

b. Em thích về quê vì ở quê có không khí trong lành.

c. Vì bị ốm nên em phải xin phép cô giáo nghỉ học.

d. Em được mẹ tặng quà vì đạt kết quả học tập tốt.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

        Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em.

Gợi ý:

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG

 Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa :

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men) 

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0.5 điểm)

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Lục bát

D. Tự do

2. Hình ảnh “đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa” ý nói gì? (0.5 điểm)

A. Từ đất cao lanh trồng được những bông hoa rực rỡ sắc màu.

B. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp

C. Từ đất cao lanh nặn được những bông hoa.

D. Cao lanh là cuốn bí kíp dạy ta cách trồng hoa

3. Người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh những cảnh và vật gì? (0.5 điểm)               

A. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.

B. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, con sông, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

C. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.

D. Cơn mưa, cánh én, luỹ tre, cây đa, mái đình, con đường, cánh đồng, gợn sóng Tây Hồ

4. Hai câu thơ “Bút nghiêng lất phất hạt mưa. / Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn” ý nói gì? (0.5 điểm)

A. Người nghệ nhân đã vất vả vẽ trong cơn mưa

B. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây

C. Người nghệ nhân tự mình đứng trong mưa, ngắm nhìn Hồ Tây để rồi vẽ lên những tác phẩm chân thực và sinh động nhất.

D. Người nghệ nhân đã vẽ ra những vẻ đẹp rất tinh tế chỉ bằng vài nét bút nghiêng hoặc chỉ bằng vài cái chao bút

5. Con hãy ghép những mảnh ghép sau để được những kết hợp phù hợp: (0.5 điểm)

1. Những cánh cò trắng

a. dập dờn

2. Cây đa thân thuộc

b. lăn tăn

3. Con đò nhỏ

c. sừng sững

4. Những con sóng nhỏ

d. bồng bềnh

6. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hoá? (0.5 điểm)

☐ Những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng lúa.

☐ Những cánh cò chấp chới trên cánh đồng lúa.

☐ Những cánh cò phân vân trên cánh đồng lúa.

☐ Con đò như một chiếc lá trúc trên sông.

☐ Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

☐ Con đò bồng bềnh trên mặt nước.

7. Bài thơ ca ngợi điều gì? (1 điểm)

8. Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào chỗ trống? (1 điểm)

    Mùa thu ☐ (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ ☐ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng ☐ (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời ☐ (4) cây cỏ ☐ (5) Mùa thu thật là đẹp !

9. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh (1 điểm)

a) Hoa phượng nở đỏ rực ....

b) Dòng sông uốn lượn hiền hòa ....

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây Răng Sư Tử

          Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:

QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.

Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)

A. Vùng thành phố náo nhiệt.

B. Vùng nông thôn trù phú.

C. Vùng biển thơ mộng.

Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.

B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.

C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)

A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)

A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.

B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.

C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)

A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học

B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh

C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu

Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)

A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.

B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.

C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.

Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Như thế nào?

Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói.... “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!” (M3)

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.
 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra ? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”.

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ ?

Rồi ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thành Viên. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim?… Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại… Bao nhiêu chiếc cổ tay áo vung lên cao! Mọi người cười nói, thở phào, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

… Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

G.Xư – phe - gốp

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Chú dế kéo đàn ở đâu?

A. cửa sổ

B. lò sưởi

C. ghế bành

2. Mô – da ước gì?

A. trở thành nhạc sĩ

B. trở thành chú dế

C. trở thành ánh trăng

3. Cậu bé bỗng dưng tỉnh giấc vì …

A. trở thành nhạc sĩ

B. ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

C. có một âm thanh kéo dài lạ lùng

4. Qua câu chuyện “Chú dế sau lò sưởi” em thấy cậu bé Mô - da có đức tính gì?

A. tuyệt diệu

B. yêu âm nhạc

C. siêng năng

5. Em có suy nghĩ gì về cậu bé Mô - da?

6. Trong câu “Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.”, tác giả nhân hóa chú dế bằng cách nào?

A. Gọi chú dế bằng một từ vốn dùng để gọi người.

B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về chú dế.

C. Nói với chú dế như nói với người.

7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về chú dế.

8. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “biết ơn” trong câu “Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.”

A. kính trọng

B. cảm ơn

C. chinh phục

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bà Trưng

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc kĩ bài tập đọc rồi hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Chim chích và sâu đo

Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống:

- A, có một tên sâu rồi.

Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên.

- Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta?

- Chim chích phân vân: "Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?"

Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: "Mình đo cây hồng... Mình phải được trả công chứ!"

Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: "Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!"

Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi... Nhưng lần này thì đừng hòng!

Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo.

Theo Phương Hoài

1. Con sâu đo trong bài là con vật: (0.5đ)

A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh.

B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh.

C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh.

2, Chim chích mắc lừa sâu đo là do: (0.5đ)

A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng.

B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.

C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo.

3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?(0.5đ)

A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn.

B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây.

C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây.

4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu: (0.5đ)

"Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm."

5. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (0.5đ)

Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm.

6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? (0.5đ)

A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông.

B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông.

C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Người đi săn và con vượn

(Từ Một hôm đến Người đi săn đứng im chờ kết quả...) TV3, tập 2, trang 113

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

GV cho HS đọc thầm bài “Nhà ảo thuật” SGK Tiếng việt 3 tập 2 (trang 41) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật?

A. Vì hai chị em Xô – phi không thích xem ảo thuật.

B. Vì bố đang nằm bệnh viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố.

C. Vì bố mẹ không cho đi xem ảo thuật.

Câu 2: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?

A. Vì hai chị em đã có tiền mua vé.

B. Vì hai chị em nôn nóng muốn vào được xem ngay.

C. Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 3: Các em đã học được ở Xô – phi và Mác phẩm chất nào?

Câu 4: Hãy cho biết kim giờ và kim phút được nhân hóa bằng cách gọi tên nào?

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước từng bước.

A. Bác, Anh.

B. Chú, Anh.

C. Bác, Cậu.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nhớ viết bài: Bận (10 dòng thơ đầu) - SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 59).

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10--> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới:

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm.

Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.

Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.

Theo Phương Nghi

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nội dung câu hỏi 1 , 2, 4:

Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì?

a. Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ.

b. Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ.

c. Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me.

d. Cuộc thi đấu thể thao.

Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào?

a. Đông vui.

b. Tưng bừng, rực rỡ.

c. Im ắng, buồn tẻ.

d. Náo nhiệt, đông vui.

Câu 3: Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me?

Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào?

a. Ai (cái gì, con gì) là gì?

b. Ai (cái gì, con gì) thế nào?

c. Ai (cái gì, con gì) làm gì?

d. Tất cả đều sai.

Câu 5. Từ ngữ nào trong câu “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào?”

Câu 6: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên.

Câu 7: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu... Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào?

A . Mùa xuân.

B . Mùa thu.

C . Mùa hè.

2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê?

A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê

C. Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên.

3. Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?

A. Chim én

B. Chim sáo

C. Nhiều loài chim

4. Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì?

A, Một cái chợ vừa mở.

B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu .

C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nhớ- viết: Chú ở bên Bác Hồ (2 khổ thơ đầu)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Một hôm... ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm .... Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bài ca về trái đất

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Vịnh Hạ Long

Mỗi mùa, Vịnh Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên bến cảng vọng lại.

(theo Thi Sảnh)

Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc nói về địa điểm du lịch nào?

A. Vịnh Hạ Long

B. Động Phong Nha

C. Đảo Phú Quốc

2. Mùa xuân ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài cá nào?

A. Cá ngừ, cá trích

B. Cá ngừ, cá vược

C. Cá ngừ, cá bạc má

3. Mùa thu ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài hải sản nào?

A. Tôm tích

B. Tôm càng

C. Tôm he

4. Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả gió mùa hè ở Vịnh Hạ Long?

A. êm ả, phần phật

B. êm ả, mạnh bạo

C. phần phật, nóng bức

5. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

- Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.

Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu, kể về một lễ hội mà em từng tham gia.

Gợi ý:

Lễ hội đó là lễ hội gì? Được tổ chức ở đâu? Nhân dịp gì?

Nơi diễn ra lễ hội được trang trí như thế nào?

Không khí ở đó ra sao? Mọi người tham gia với tâm thế như thế nào?

Lễ hội diễn ra với những hoạt động nào? Em có tham gia hoạt động nào không?

- Sau khi kết thúc lễ hội, em có những cảm xúc gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Rừng trưa

Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời.

Trên các khoảng đất rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh, không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở đã vội tàn nhanh trong nắng.

(theo Đoàn Giỏi)

Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở nơi nào?

A. Rừng đước

B. Rừng khô

C. Rừng xà nu

D. Rừng thông

2. Từ nào sau đây đã được dùng để miêu tả vẻ đẹp của rừng khô?

A. Uy nghi tráng lệ

B. Uy nghi hùng vĩ

C. Hùng vĩ tráng lệ

D. Nhỏ bé uy nghi

3. Vỏ ở thân của những cây tràm có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu đen

C. Màu nâu

D. Màu trắng

4. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, tác giả ngửi thấy mùi hương gì?

A. Mùi lá úa

B. Mùi lá tràm bị hun nóng

C. Mùi lá tươi non

D. Mùi cỏ khô dưới gốc

5. Những bông hoa nhiệt đới trong bài đọc có đặc điểm gì?

A. Chỉ có một màu duy nhất là màu đỏ

B. Vừa lộng lẫy nở đã vội tàn

C. Mỗi lần hoa nở có thể nở rất lâu

D. Các bông hoa to như bàn tay của người lái đò

6. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

D. 4 hình ảnh

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thường làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

(theo Nguyễn Thi)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể về một trận thi đấu thể thao mà mình đã từng được xem hoặc tham gia.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THI NHẠC

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.

Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...

Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :

- Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

1. Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc? (0.5 điểm)

☐ Ve Sầu

☐ Sơn Ca

☐ Hoạ Mi

☐ Thiên Nga

☐ Vịt

☐ Gà Trống

☐ Dế Mèn

2. Dòng nào sau đây nêu đúng tên các bản nhạc mà học trò của giáo sư Vàng Anh đã biểu diễn trong cuộc thi? (0.5 điểm)

A. Bình minh, Trưa vắng, Chiều về, Hoàng hôn, Đêm xuống

B. Bình minh, Mùa xuân, Mùa hạ, Mùa thu, Mùa đông

C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

D. Mưa xuân, Nắng hạ, Lá thu, Gió Đông, Đất trời

3. Con hãy ghép các mảnh ghép sau sao cho được tên tác phẩm với học trò đã thể hiện tác phẩm đó? (0.5 điểm)

1. Ve Sầu

a. Bình Minh

2. Gà Trống

b. Ao nhà

3. Dế Mèn

c. Mùa xuân

4. Hoạ Mi

d. Mùa hạ

5. Vịt

e. Mùa thu

4. Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò? (0.5 điểm)

☐ Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

☐ Ông hào hứng vỗ tay khi các học trò biểu diễn

☐ Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

☐ Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

☐ Ông tỉ mỉ nhận xét và góp ý từng phần biểu diễn của từng học trò.

☐ Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. Dòng nào sau đây có chứa các từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Thi, tác phẩm, nhan đề, mùa hạ, thành công

B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

C. Dạy dỗ, học trò, trình bày, tốt nghiệp, hứng khởi

D. mùa xuân, buổi sáng, mưa thu, gió đông, thời tiết

6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong bài? (0.5 điểm)

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp từ

D. Điệp ngữ

7. Hãy điền tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây (1 điểm)

………….: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”

………….: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

………….: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

………….: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

………….: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau? (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì …………..

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì ………….

c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì ……………."

d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ………….

9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn âm nhạc an ủi giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Chú ở bên Bác Hồ

Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu !

Nhớ chú, Nga thường nhắc :

Chú bây giờ ở đâu ?

Chú ở đâu, ở đâu ?

Trường Sơn dài dằng dặc ?

Trường Sa đảo nổi, chìm ?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk ?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt

Ba ngước lên bàn thờ:

- Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn kể về một ngày hội mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện của loài kiến

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)

1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sống theo đàn

B. Sống theo nhóm

C. Sống phân chia theo cấp bậc

D. Sống lẻ một mình

2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)

☐ Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.

☐ Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

☐ Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy

☐ Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)

☐ Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.

☐ Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

☐ Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.

☐ Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)

A

B

1. Tập hợp về ở chung

a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn.

2. Đào hang dưới đất làm tổ

b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh

5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Phản đối và không phục.

B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác

C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.

6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)

A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.

B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.

C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ

D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)

A. Câu kể Ai thế nào?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu đã cho không phải là câu kể.

9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)

10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ..........

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ...........

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như ...

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như .........

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Buổi học thể dục

Thầy giáo nói: "Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !" Nhưng Nen-li còn muốn đứng trên chiếc xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

A-MI-XI

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết.


Các loạt bài lớp 9 khác