Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Với Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Mạch kiến thức

Số câu

M1

M2

M3

M4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Kiến thức đọc hiểu:

Xác định được hình ảnh,nhân vật,chi tiết trong bài đọc.

Hiểu được nội dung câu chuyện.

Liên hệ chi tiết trong bài để rút ra bài học .

Số câu

2

1

2


1

1



5

1

Câu số

1,2

7

3,5


6

4





Số điểm

1

0,5

1


1

0,5



4


Kiến thức Tiếng Việt:

Xác định từ chỉ đặc điểm, hoạt động

Xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu.

Bước đầu nhận biết được biện pháp nhân hóa được dùng trong đoạn văn.

Số câu






1


1


2

Câu số






8


9



Số điểm






1


1


2

Tổng:

Số câu

2

1

2


1

2


1

4

2

Số điểm

1.0

0,5

1.0


1.0

1.5


1

4

2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam.

Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

- Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

- Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ)

a. Những người có công với đất nước
b. Người dân Phú Thọ
c. Các vua Hùng
 d. Các đoàn thủy binh

Câu 2: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1 - 0,5đ)

a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc
b. Nghi thức dâng hương
c. Nghi thức rước kiệu
 d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng

Câu 3: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M2-0,5đ)

a. Phần lễ
b. Phần hội
c. Không ở phần nào
 d. Cả phần lễ và phần hội.

Câu 4: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M3-0,5đ)

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? (M2-0,5đ)

a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
 d. Bằng gì?

Câu 6: Dấu câu nào phù hợp để điền vào dấu …: (M3-1.0đ)

Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm….. người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng.

a. dấu phẩy
b. dấu chấm
c. dấu chấm phẩy
 d. dấu hai chấm

Câu 7: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M1-0,5đ)

a. Sáng tạo
b. Nghệ thuật
c. Ngôi nhà chung
 d. Thể thao

Câu 8: Đặt câu hỏi cho từ in nghiêng trong câu: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (M3-1,0đ)

Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (M4-1,0 đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn “Cóc kiện Trời” trang 83-SHDH TẬP 2B

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động của lớp em nhằm góp phần làm cho trường em thêm xanh, sạch đẹp.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài 34A: Vì sao chú cuội ở trên cung trăng?, tập đọc “Sự tích chú Cuội cung trăng” sách tiếng việt lớp 3 tập 2B trang 91- 92. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1/ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

a. Chú Cuội đi rừng và chặt nhầm cây thuốc quý nên tình cờ biết được.

b. Chú Cuội đánh chết hổ con và thấy hổ mẹ lấy lá của cây thuốc quý cứu sống hổ con.

c. Ông Tiên thương Cuội thành thật, lo làm lụng nên chỉ cho cây thuốc quý .

Câu 2/ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

a. Chú dùng cây thuốc vào việc cứu người.

b. Chú dùng cây thuốc cứu con gái phú ông và gả cho về làm vợ.

c. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 3/ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?

a. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc nên cây bay lên trời.

b. Chú Cuội thấy cây bay lên trời nên nhảy bổ đến. Cây thuốc cứ bay lên, kéo theo Cuội cùng bay lên.

c. Cả hai câu trên đều đúng.

Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

a. Bằng gì?

b. Khi nào?

c. Cái gì?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cóc kiện trời” SGK Tiếng Việt 3 Tập 2B trang 83.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể từ 5 – 7 câu nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem:

Gợi ý

- Trò chơi hoặc cuộc thi gì?

- Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra ở đâu?

- Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra như thế nào?

- Kết quả ra sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Một hôm... ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm .... Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu... Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THI NHẠC

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.

Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...

Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :

- Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

1. Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc? (0.5 điểm)

☐ Ve Sầu

☐ Sơn Ca

☐ Hoạ Mi

☐ Thiên Nga

☐ Vịt

☐ Gà Trống

☐ Dế Mèn

2. Dòng nào sau đây nêu đúng tên các bản nhạc mà học trò của giáo sư Vàng Anh đã biểu diễn trong cuộc thi? (0.5 điểm)

A. Bình minh, Trưa vắng, Chiều về, Hoàng hôn, Đêm xuống

B. Bình minh, Mùa xuân, Mùa hạ, Mùa thu, Mùa đông

C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

D. Mưa xuân, Nắng hạ, Lá thu, Gió Đông, Đất trời

3. Con hãy ghép các mảnh ghép sau sao cho được tên tác phẩm với học trò đã thể hiện tác phẩm đó? (0.5 điểm)

1. Ve Sầu

a. Bình Minh

2. Gà Trống

b. Ao nhà

3. Dế Mèn

c. Mùa xuân

4. Hoạ Mi

d. Mùa hạ

5. Vịt

e. Mùa thu

4. Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò? (0.5 điểm)

☐ Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

☐ Ông hào hứng vỗ tay khi các học trò biểu diễn

☐ Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

☐ Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

☐ Ông tỉ mỉ nhận xét và góp ý từng phần biểu diễn của từng học trò.

☐ Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. Dòng nào sau đây có chứa các từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Thi, tác phẩm, nhan đề, mùa hạ, thành công

B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

C. Dạy dỗ, học trò, trình bày, tốt nghiệp, hứng khởi

D. mùa xuân, buổi sáng, mưa thu, gió đông, thời tiết

6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong bài? (0.5 điểm)

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp từ

D. Điệp ngữ

7. Hãy điền tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây (1 điểm)

………….: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”

………….: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

………….: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

………….: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

………….: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau? (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì …………..

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì ………….

c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì ……………."

d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ………….

9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn âm nhạc an ủi giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Chú ở bên Bác Hồ

Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu!

Nhớ chú, Nga thường nhắc:

Chú bây giờ ở đâu?

Chú ở đâu, ở đâu?

Trường Sơn dài dằng dặc?

Trường Sa đảo nổi, chìm?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt

Ba ngước lên bàn thờ:

- Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn kể về một ngày hội mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện của loài kiến

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)

1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sống theo đàn

B. Sống theo nhóm

C. Sống phân chia theo cấp bậc

D. Sống lẻ một mình

2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)

☐ Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.

☐ Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

☐ Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy

☐ Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)

☐ Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.

☐ Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

☐ Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.

☐ Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)

A

B

1. Tập hợp về ở chung

a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn.

2. Đào hang dưới đất làm tổ

b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh

5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Phản đối và không phục.

B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác

C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.

6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)

A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.

B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.

C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ

D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)

A. Câu kể Ai thế nào?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu đã cho không phải là câu kể.

9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)

10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ..........

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ...........

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như ...

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như .........

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Buổi học thể dục

Thầy giáo nói: "Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !" Nhưng Nen-li còn muốn đứng trên chiếc xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

A-MI-XI

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh qụy.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.

B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gi?

B: Ai là gì?

C: Ai thế nào?

D: Ai ở đâu?

Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A: Sông hồ.

B: Ao hồ.

C: Kênh rạch

D: Mương máng

Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi SGK TV 2 tập 2 trang 19.

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

C. Viết báo.

D. Nhặt than.

Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Bác làm việc rất mệt.

B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.

C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

D. Bác rất mệt

Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

D. Để được ở bên nước ngoài

Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?

Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?

Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. mệt - mỏi

B. sáng - trưa

C. mồ hôi - lạnh cóng

D. nóng - lạnh

Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A.Yêu nước, thương dân

B. giản dị

C. sáng suốt

D. thông minh

Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

GV đọc cho học sinh – nghe viết .

Sông Hương

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:

- Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?

- Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?

- Công việc ấy có ích lợi như thế nào?

- Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cua Càng thổi xôi

Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
 Mùi xôi thơm lừng.

Cái Tép đỏ mắt
Cậu Ốc vặn mình
Chú Tôm lật đật
 Bà Sam cồng kềnh.


Tép chuyên nhóm lửa
Bà Sam dựng nhà
Tôm đi chợ cá
 Cậu Ốc pha trà.

Hai tay dụi mắt
Tép chép miệng: Xong!
Chú Tôm về chậm
 Dắt tay bà Còng.


Hong xôi vừa chín
Nhà đổ mái bằng
Trà pha thơm ngát
 Mời ông Dã Tràng.

Dã Tràng móm mém
Rụng hai chiếc răng
Khen xôi nấu dẻo
Có công Cua Càng

* Đọc thầm bài thơ Cua Càng thổi xôi, sau đó chọn ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây rồi ghi vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên kể về điều gì?

A. Cua Càng đi chợ.

B. Cua Càng đi chơi.

C. Cua Càng thổi xôi.

Câu 2 (0,5 điểm): Cua Càng nấu xôi như thế nào?

A. Vừa đi vừa thổi.

B. Ngồi thổi xôi.

C. Đứng thổi xôi.

Câu 3 (1 điểm): Bài thơ trên có những con vật nào được nhân hóa?

A. Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Dã Tràng.

B. Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng.

C. Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng.

Câu 4 (1 điểm): Bài thơ trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả hai biện pháp trên.

Câu 5 (1 điểm): Câu nào sau đây không thuộc mẫu câu “Ai- thế nào?”

A. Bà Sam cồng kềnh.

B. Tôm đi chợ cá.

C. Dã Tràng móm mém.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Quà của đồng nội

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về những trò vui trong ngày hội.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Lời chào

Một người cha cùng con nhỏ đi trên đường. Bốn bề im ắng, chỉ nghe thấy tiếng gió thổi rì rào trên cành cây. Bỗng người con nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi tới.

- Cha ơi, bà cụ đi đâu đấy? – Người con hỏi.

- Bà cụ đi thăm, đi đón hoặc đi tiễn một người nào đó, con ạ. – Người cha trả lời.

- Người cha dặn con: Khi gặp bà cụ, chúng ta sẽ nói: “Chào cụ ạ”.

- Vì sao phải nói thế vậy cha? Chúng ta có quen gì cụ đâu. – Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại.

- Con cứ chào cụ và con sẽ hiểu nói như vậy để làm gì.

Bà cụ xuất hiện trước mắt hai cha con.

- Chào cụ ạ. Người con nói

- Chào cụ ạ. Người cha nói

- Chào ông, chào cháu. – Bà cụ nói và mỉm cười.

Người con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng.

- Vì sao lại như vậy ạ? – Người con hỏi.

- Vì ta đã chào bà cụ và mỉm cười. – Người cha trả lời.

(Sưu tầm)

1. Khi người cha dặn phải chào bà cụ, thái độ của người con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Ngoan ngoãn vâng lời cha.

B. Ngạc nhiên nói với cha: Vì sao phải nói vậy? Chúng ta có quen bà cụ đâu.

C. Tò mò hỏi cha: Bà ấy sẽ tặng quà cho chúng ta chứ.

D. Không muốn chào vì đó là một người xa lạ.

2. Khi bà cụ xuất hiện, người con đã nói gì? (0.5 điểm)

A. Chào cụ ạ!

B. Chào cụ ạ! Cụ có quà gì cho cháu không ạ?

C. Cụ đi đâu đấy ạ?

D. Cụ có cần cháu giúp gì không ạ?

3. Bà cụ đã đáp lại lời của hai cha con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm ơn cháu.

B. Cụ có quà cho cháu này.

C. Chào cháu, cụ vừa đi chợ về.

D. Chào ông, chào cháu.

4. Sau khi nghe lời đáp của bà cụ, cậu bé cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cậu bé cảm thấy bình thường

B. Cậu bé cảm thấy mình vừa làm được một việc vô cùng có ich.

C. Cậu bé sửng sốt và cảm thấy mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Cậu thấy vui sướng trong lòng.

D. Cậu vui sướng vì được cụ tặng cho một chiếc bánh.

5. Khi người con hỏi cha về những cảm xúc đang có trong mình, người cha đã giải thích ra sao? (0.5 điểm)

A. Đó là điều rất bình thường thôi con.

B. Con thấy vui là được rồi.

C. Đó là niềm vui của cuộc sống đó con.

D. Vì ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười.

6. Tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Trong các đáp án sau đây, từ nào viết đúng chính tả? (0.5 điểm)

A. Chái cây

B. Trờ đợi

C. Trôi chảy

D. Chơ chụi

8. Hãy sử dụng những từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu có dùng biện pháp so sánh sau: (1 điểm)

a. Đêm nay, mặt trăng to và tròn như .........

b. Ánh mắt ấm áp của mẹ như ...........

9. Đặt hai câu có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cóc kiện Trời

Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể lại một buổi lao động nhằm bảo vệ môi trường của lớp em.

Gợi ý:

Buổi lao động diễn ra vào thời gian nào?

- Buổi lao động gồm những việc gì? (quét dọn, lau cửa kính, tưới cây, nhặt rác, ….)

- Các bạn trong lớp làm việc tích cực như thế nào?

- Cảm nghĩ của em về buổi lao động đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:

- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.

Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:

- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Bố Én ôn tồn bảo:

- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.

Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (M1.0,5 điểm)

A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
C. Phải bay qua một con sông nhỏ.
 D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.

2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 1 – 1 điểm)

A. Én con sợ hãi nhìn dòng sông.
B. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn.
C. Én con sợ bị chóng mặt và rơi xuống.
 D. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.

3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm)

A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.
B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.
C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.
 D. Bố động viên Én rất nhiều.

4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm)

A. Nhờ chiếc lá thần kì.
B. Nhờ được bố bảo vệ.
C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.
 D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.

5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp: (M 4 – 1 điểm)

1.................................gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một chiếc lá. 2 ....................................................... và tạo cho Én một niềm tin. 3.................................................................................................

Bộ phận cần điền: (Để giúp Én con bay được qua sông; Để trú đông; Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.)

6. Điền dấu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 1 điểm)

Én sợ hãi kêu lên:

- Chao ôi □ Nước sông chảy siết quá □

- Con không dám bay qua à □

7. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con (M3 . 0,5đ)

8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M 3 – 1 điểm)

a. Phải biết tin vào những phép mầu.
b. Phải biết vâng lời bố mẹ.
 c. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

CON CÒ (Viết từ: Một con cò trắng..... ...đến hết)

(Sách Tiếng Việt lớp 3 – Tập 2 –Trang 111)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy kể lại việc làm tốt của em để giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm và trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Trái đất
Trái đất giống một con tàu vũ trụ bay trong không gian. Nó quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 107.000 km/giờ.
 Trái đất có khoảng 4,6 tỉ năm tuổi. Buổi ban đầu trái đất lạnh lẽo. Dần dần nó nóng lên đến nỗi kim loại và đá chảy ra. Kim loại chìm trong lòng trái đất còn đá thì nổi lên trên. Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống (nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất). Núi lửa, động đất, thời tiết và con người đều làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau.

1. Buổi ban đầu trái đất như thế nào?

A. Ấm áp

B. Mát mẻ

C. Giá lạnh

D. Nóng bỏng

2. Ngày nay kim loại có chủ yếu ở đâu trên trái đất?

A. Trên bề mặt trái đất.

B. Trong lòng trái đất.

C. Trong lòng núi lửa.

D. Trong lòng đại dương.

3. Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào?

A. Trái đất là hành tinh lạnh lẽo.

B. Trái đất là hành tinh nóng bỏng.

C. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống.

D. Trái đất là hành tinh cao tuổi nhất.

4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống (...) để được câu trả lời đúng
..............................................................................làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau.
 (Núi lửa, cây cối, động đất, thời tiết, con người, động vật)

5. Đại dương được hình thành như thế nào?

6. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trái đất?
 
7. Tìm một câu trong đoạn văn trả lời cho câu hỏi Khi nào?

8. Em hãy chọn dấu chấm, dấu phẩy hay dấu hỏi chấm để điền vào mỗi ô trống?
 Bố ơi □ con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời □ Có đúng thế không, bố □

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bản Xô-nát ánh trăng

Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:

- Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.

- Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.

Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cóc kiện Trời

1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.

Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.

2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:

- Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.

Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.

3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào, Cóc tâu:

- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.

Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:

- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!

Lại còn dặn thêm:

- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khi phải lên đây!

Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.

Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.

Truyện cổ Việt Nam.

(25 Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 – Trần Mạnh Hưởng)

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Cóc phải kiện Trời. ( M1)

A. Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
B. Nắng hạn lâu năm.
C. Chim muôn khát khô cả họng.
 D. Cả ba ý trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Đi cùng với Cóc lên kiện trời có mấy con vật? (M1)

A. Ba con vật.
B. Bốn con vật
C. Năm con vật.
 D. Năm con vật

Câu 3: (0,5 điểm) Hãy kể tên các con vật cùng đi với Cóc? (M1)

A. Cóc, Gà, Cáo.
B. Mèo, Chó, Ong.
C. Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo.
 D. Cua, Gấu, Cọp, Ong.

Câu 4: (1 điểm) Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen? (M3)

Câu 5: (0,5 điểm) Cóc buộc trời phải cho mưa xuống trần gian. Thuộc mẫu câu nào dưới đây? (M2)

A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
 D. Cả ba ý trên.

Câu 6: (0,5 điểm) Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa...Theo em tác giả đã sử dụng hình ảnh nào dưới đây? (M2)

A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Không có hình ảnh nào.
 D. Cả so sánh và nhân hóa.

Câu 7: (0,5 điểm) Tìm bộ phận trả lời cho cụm từ gạch chân dưới đây. (M2)

Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp.

A. Bằng gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
 D. Để làm gì?

Câu 8: (1 điểm) Em đặt câu hỏi nào cho bộ phận câu in đậm? (M3)

Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu cho muôn loài.

Câu 9: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. (M4)

Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đem đã bị thua.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nhà

Sắp đến mùa mưa bão, các loài chim thú trong ngoài vội vã lo chuyện xây nhà dựng cửa. Gấu, Cáo, Khỉ, Kỳ Đà, Kỳ Nhông, Chuột..., con thì chui vào hang đá, con thì tự đào cho mình cái hang sâu. Đại Bàng, Diều Hâu, Sáo Đá, Én, Cắt...làm tổ trên hốc núi cao. Đến Se Sẻ nhỏ bé hiền lành cũng biết chọn cho mình một chỗ ấm cúng.

Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

(Ôn tập - kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh – Lê Phương Nga)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể về một người lao động trí óc mà em biết. (Viết từ 7 đếm 10 câu).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch …

2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất …. Vòng thứ hai …. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau

(câu 1, 2, 3, 7):

Câu 1: (0,5 điểm) Muông thú trong rừng mở hội thi gì?

a. Hội thi chạy

b. Hội thi hót hay

c. Hội thi sắc đẹp

d. Hội thi săn mồi

Câu 2:(0,5 điểm) Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?

a, Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b, Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c, Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

d, Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

Câu 3:(0,5 điểm) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

a, Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

b, Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

c, Vì Ngựa Con bị té.

d, Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

Câu 4: (1 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

Câu 5: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 7:(0,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng câu: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?là:

a. Con phải đến

b. đến bác thợ rèn

c. phải đến bác thợ rèn

d. để xem lại móng

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì?” trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (4 điểm)

Nghe – viết: Bài: Trăng lên

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ở bãi biển

B. Ở trong rừng

C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây phi lao.

B. Cây liễu.

C. Cây tràm.

Câu 3: Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều tối

Câu 4: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Tiếng chim.

B. Tiếng côn trùng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5: Vì sao người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì rừng cây đẹp quá.

B. Vì khu rừng quá rộng lớn.

C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 6: Bài văn này miêu tả cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Rừng cây.

B. Các loài vật.

C. Các loài côn trùng.

Câu 7: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.

C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

Câu 9: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Đoạn 3 bài “Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.132).

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ, vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

2. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

Câu 1: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc? (0,5 điểm)

A. Do Cuội đi hái thuốc.

B. Do cuội thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc.

C. Do Cuội đánh nhau với hổ.

Câu 2: Chú Cuội dùng cây thuốc quý để làm gì ? (0,5 điểm)

A. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống được rất nhiều người.

B. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống vợ mình.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao chú Cuội và cây thuốc bay lên cung trăng ? (0,5 điểm)

A. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc

B. Vì vợ Cuội đổ nước sôi vào cây thuốc.

C. Vì vợ Cuội không chịu chăm sóc cây thuốc.

Câu 4: Ngày nay, nhìn lên mặt trăng, chúng ta thấy chú Cuội làm gì ? (0,5 điểm)

A. Chú Cuội ngồi dưới một tòa lâu đài.

B. Chú Cuội ngồi với một người bạn.

C. Chú Cuội ngồi dưới một cây thuốc quí

Câu 5: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu: “Ai như thế nào?” (0,5 điểm)

A. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

B. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội.

C. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người.

Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá ? (1 điểm)

A. Những cánh hoa hồng muôn màu đang khoe sắc trong vườn.

B. Những giọt sương đọng trên nụ hồng như những viên ngọc trai lấp lánh.

C. Những chiếc lá hồng đong đưa vẫy chào ông mặt trời buổi sáng.

Câu 7: Trong câu “Cuội giết hổ con bằng một chiếc rìu.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? là: (0,5 điểm)

A. Cuội giết hổ con

B. bằng một chiếc rìu.

C. bằng rìu.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về việc làm để bảo vệ môi trường.

*Gợi ý:

- Kể về việc làm của em hoặc em có dịp được chứng kiến người khác làm góp phần bảo vệ môi trường.

- Công việc góp phần bảo vệ môi trường ra sao?

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm bảo vệ môi trường đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

BÀI HỌC CỦA GÀ CON

Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.

Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

Theo Những câu chuyện về tình bạn

II. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?

A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.

B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.

D. Gà con chạy lại cứu Vịt.

Câu 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?

A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.

B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.

C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.

D. Vịt con bỏ chạy theo gà con.

Câu 3. Vì sao Cáo lại bỏ đi ?

A. Vì Cáo không thích ăn thịt.

B. Vì Cáo rất sợ Vịt con.

C. Vì Cáo đang no.

D. Vì Cáo không thích ăn thịt chết.

Câu 4. Khi thấy Gà con rơi xuống nước Vịt con đã làm gì ?

A. Vịt con liền lao xuống hồ và cứu Gà con.

B. Vịt con bỏ mặc Gà con.

C. Vịt con giả vờ không thấy.

D. Vịt con đứng nhìn Gà con và khóc.

Câu 5. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?

A. Vì Gà con thấy Cáo không ăn thịt Vịt con.

B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.

D. Vì Gà con cứu được Vịt.

Câu 6. Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì ?

A. Không chơi với bạn.

B. Giúp bạn để bạn tiến bộ hơn.

C. Bỏ rơi bạn.

D. Cho bạn chép bài.

Câu 7. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:

Vịt con đáp

- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

Câu 8. Hãy tìm một câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

Câu 9. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe – viết: gồm đầu bài và đoạn từ Ngày xửa ngày xưa đến…leo tót lên cây của bài Sự tích chú Cuội cung trăng trang 131 Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 tập 2.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu (hoặc nhiều hơn) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Theo gợi ý sau:

- Em đã làm việc gì?

- Kết quả công việc ra sao?

- Suy nghĩ tình cảm của em sau khi làm việc đó?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Món kem trái cây

Giôn mạnh dạn bước vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem trái cây mà cậu rất thích. Cậu hỏi:

- Cô ơi, bao nhiêu tiền một cốc kem trái cây ạ?

- 50 xu!

Loay hoay với những đồng xu lẻ, nhẩm tính một lát, cậu hỏi tiếp:

- Bao nhiêu tiền một cốc kem bình thường ạ?

- 35 xu cháu ạ.

Cô phục vụ mang đến cho Giôn món kem mà cậu yêu cầu. Ăn xong kem, Giôn để lại tiền trên bàn và ra về.

Quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc khi thấy hai đồng 5 xu và năm đồng 1 xu được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Giôn đã gọi. Giôn đã không thể có món kem trái cây mà cậu thích vì chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa* cho cô.

(Theo Thanh Niên)

*Tiền boa: Số tiền khách hàng trả cho người phục vụ mình.

1. Giôn có bao nhiêu tiền? Số tiền đó có đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích không? (0.5 điểm)

A. 35 xu. Chỗ tiền đó chỉ đủ mua loại kem bình thường.

B. 40 xu. Chỗ tiền đó không đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

C. 50 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

D. 100 xu. Chỗ tiền đó đủ mua loại kem trái cây mà cậu thích.

2. Cuối cùng, Giôn đã chọn mua loại kem nào? (0.5 điểm)

A. Mua loại kem trái cây mình thích với giá 50 xu.

B. Mua loại kem bình thường với giá 35 xu.

C. Mua loại kem bình thường với giá 25 xu.

D. Không mua kem nữa mà tặng toàn bộ tiền boa cho cô phục vụ.

3. Theo em, vì sao Giôn không ăn kem trái cây mà lại ăn loại kem thường? (0.5 điểm)

A. Vì Giôn muốn dành 15 xu để gửi tiền boa cho cô phục vụ.

B. Vì Giôn muốn tiết kiệm tiền cho mẹ.

C. Vì Giôn muốn tặng chỗ tiền còn lại cho những đứa trẻ nghèo khó trên phố.

D. Vì Giôn không thích kem trái cây nữa.

4. Vì sao cô phục vụ bàn bật khóc? (0.5 điểm)

A. Vì cô bị nước nóng đổ vào tay trong khi phục vụ khách hàng.

B. Vì cô nhận ra Giôn là người quen của mình.

C. Vì cô hối hận khi trước đã đối xử không tốt với Giôn

D. Vì cô cảm động trước tấm lòng và sự chu đáo của Giôn.

5. Câu chuyện cho em thấy Giôn là người như thế nào? (1 điểm)

6. Điền l hoặc n vào chỗ trống: (1 điểm)

- Trên bầu trời những ngôi sao ...ấp ...ánh.

- Mùa hè ...óng ...ực.

7. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống sau: (1 điểm)

Bác Gà trống đang kiếm mồi gần đó liền hỏi ....

- Cháu làm gì thế?

- Dạ cháu xé sách để gấp đồ chơi đấy ạ! - Mèo con trả lời ....

Rồi Mèo con hớn hở ngắm những con vật vừa gấp của mình ... Bác gà trống liền nghiêm mặt nhắc ....

- Vậy là cháu đã làm hỏng quyển sách rồi đó! Cháu phải biết giữ gìn sách vở chứ!

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Mỗi dịp nghỉ hè, em thích đi du lịch ở biển vì biển thật đẹp và mát mẻ.

b. Em thích về quê vì ở quê có không khí trong lành.

c. Vì bị ốm nên em phải xin phép cô giáo nghỉ học.

d. Em được mẹ tặng quà vì đạt kết quả học tập tốt.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ông tổ nghề thêu

Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em.

Gợi ý:

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

“Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì? M1

a. Hội thi sắc đẹp.

b. Hội thi hót hay.

c. Hội thi chạy.

d. Hội thi săn mồi.

Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi? M1

a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi?M2

a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra.

b. Ngựa Con bị vấp té.

c. Ngựa Con bị gãy chân.

d. Ngựa Con không được thi.

Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?M2

a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

b. Vì Ngựa Con bị té.

c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai? M3

Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?M4

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì?M1

a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy.

b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất

c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.

d. Ngựa Con không nghe lời cha.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa?M2

a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối

b. Ngựa Cha khuyên con.

c. Các vận động viên rần rần chuyển động.

d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.

Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài:M3

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà).

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

- Em đã làm việc gì?

- Em làm việc đó ở đâu?

- Em làm cùng với ai?

- Kết quả công việc ra sao?

- Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?

a. Tiếng gà nhảy ổ kêu cục tác, cục ta.

b. Tiếng người gọi.

c. Tiếng bước chân hành quân rầm rập.

Câu 2. Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?

a. Tả tiếng gà lan toả rất xa.

b. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội.

c. Tả tiếng gà ngân dài.

Câu 3. Anh bộ đội nhớ những gì ở quê nhà?

a. Nhớ những quả trứng hồng trong ổ rơm.

b. Nhớ vẻ đẹp của những con gà mái.

c. Nhớ bạn bè học cùng một lớp.

d. Nhớ người bà tần tảo nuôi gà, chăm sóc cháu.

Câu 4. Anh bộ đội chiến đấu vì những mục đích gì?

a. Để bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

b. Để bảo vệ làng xóm thân thuộc.

c. Vì hạnh phúc của những người thân yêu như bà.

d. Để trở thành một anh hùng.

e. Vì những điều giản dị như ổ trứng hồng và tiếng gà cục tác.

Câu 5. Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

MỘT CON CHÓ HIỀN

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy tưởng tượng em là anh bộ đội trong bài "Tiếng gà trưa", viết về cảm xúc của mình khi nghe tiếng gà xao động nắng trưa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

MÀU HOA

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

- Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?

- Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:

- Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

- Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. - Bông hồng nói. - Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn... Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng... Cô bé ơi, đó là tôi đấy!

Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.

(Nguyễn Phan Hách, Tâm hổn hoa)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?

a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.

b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.

c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 2. Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?

a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.

b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.

c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.

Câu 3. Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?

a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.

Câu 4. Bài văn nói lên điều gì?

a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.

b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.

c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.

Câu 5. Trong bài "Màu hoa", hoa hồng ví mình là "màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn". Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?

III. Luyện từ và câu

Câu 1. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a) Màu của hoa đào như...

b) Hoa đào nở như...

c) Màu của hoa hồng như...

Câu 2. Câu "Cô bé áp bông hồng vào ngực." thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

Câu 3. Bộ phận được in đậm trong câu "Mùa xuân, cô bé vào trong vườn." trả lời câu hỏi nào?

a. Ở đâu?

b. Khi nào?

c. Vì sao?

Câu 4. Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.

Mùa thu ☐ (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu: những bông cúc vàng tươi rực rỡ ☐ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng ☐ (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời ☐ (4) cây cỏ ☐ (5) Mùa thu thật là đẹp!

B. Kiểm tra Viết

Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi,... với hoa hồng đỏ như màu lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế,... tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa. Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng).


Các loạt bài lớp 9 khác