Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Với Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện của loài kiến

     Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

      Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

     Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

    Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

    Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)

1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sống theo đàn

B. Sống theo nhóm

C. Sống phân chia theo cấp bậc

D. Sống lẻ một mình

2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)

A. Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.

B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy

D. Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)

A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.

B. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

C. Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.

D. Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)

A

B

1. Tập hợp về ở chung

a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn.

2. Đào hang dưới đất làm tổ

b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh

5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Phản đối và không phục.

B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác

C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.

6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)   

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)

A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.

B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.

C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ

D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)

A. Câu kể Ai thế nào?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu đã cho không phải là câu kể.

9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)

10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ..........

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ...........

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như ...

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như .........

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một trận thi đấu thể thao.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Sống lẻ một mình

2. (0.5 điểm)

Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn đến hậu quả:

- Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

- Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. (0.5 điểm)

Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến:

- Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

- Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. (0.5 điểm)

Kiến đỏ đã thuyết phục mọi người như sau:

1 – b: Tập hợp về ở chung – loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

2 – a: Đào hang dưới đất làm tổ - loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang ở dưới đất sẽ an toàn hơn.

5. (0.5 điểm) C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

6. (0.5 điểm)

Thứ tự những việc mà đàn kiến đã làm để xây dựng họ hàng nhà mình là:

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

7. (0.5 điểm) D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. (0.5 điểm) A. Câu kể Ai thế nào?

9. (1 điểm)

Câu trả lời phải đảm bảo ý: Bài học từ câu chuyện của loài kiến: Đoàn kết là sức mạnh.

10. (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như dải lụa.

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như chiếc ô đỏ khổng lồ.

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như viên ngọc biếc.

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như quả cầu lửa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Đó là môn thể thao nào? (0.25 điểm)

- Em tham gia hay chỉ xem thi đấu? (0.5 điểm)

- Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào? (0.5 điểm)

- Em cùng xem với những ai? (0.5 điểm)

- Buổi thi đấu diễn ra như thế nào? (1 điểm)

- Không khí nơi diễn ra buổi thi đấu ra sao? (0.5 điểm)

- Kết quả thi đấu ra sao? (0.5 điểm)

- Cảm nghĩ của em về buổi thi đấu? (0.75 điêm)

* Về hình thức: (2 điểm)

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

         Cuối tuần vừa rồi trường em tổ chức trận chung kết bóng đá. Trận đấu là sự đối đầu giữa lớp 3A chúng em và lớp 4A. Em cùng với các bạn tới cổ vũ các bạn trong lớp thi đấu. Chiều chủ nhật hôm ấy đúng 14h trận đấu được diễn ra tại sân bóng của trường em. Khi trọng tài vừa thổi còi bắt đầu, cầu thủ hai bên đều thi đấu vô cùng máu lửa, nhiệt huyết. Từng pha sút bóng rồi cản phá khiến trận đấu trở nên vô cùng gay cấn. Sang hiệp 2, các cầu thủ thi đấu cẩn trọng và cầm chừng hơn. Trên khán đài thì chưa lúc nào ngớt tiếng reo hò, cổ vũ. Ai cũng muốn tiếp lửa cho các cầu thủ trên sân. Trận đấu kết thúc với phần thắng thuộc về lớp 3A chúng em. Em rất vui vì hôm ấy đã có mặt trên khán đài để cổ vũ các bạn trên sân.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ong thợ

            Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

            Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

 (Theo Võ Quảng)

1. Tổ ong mật nằm ở đâu? (0.5 điểm)

A. Trên nóc nhà

B. Trên cành cây

C. Trên ngọn cây

D. Trong gốc cây

2. Vừa thức giấc Ong Thợ đã làm gì? (0.5 điểm)

A. Đi vào đồng ruộng tưới nước cho hoa màu.

B. Bay đi tìm những bông hoa vừa nở

C. Bay quanh tổ

D. Chơi đùa cùng các bạn ong khác.

3. Vì sao Ong Thợ phải bay đi xa để tìm những ông hoa mới nở? (0.5 điểm)

A. Vì quanh tổ không có hoa.

B. Vì hoa ở gần không tươi

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả

D. Vì hoa ở xa sẽ cho mật ngon hơn

4. Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? (0.5 điểm)

A. Để bắt Ong Thợ ăn thịt.

B. Để rủ Ong Thợ đi săn cùng.

C. Để giúp Ong Thợ kiếm mật hoa.

D. Để trò chuyện với Ong Thợ.

5. Theo em, Ong Thợ là một chú ong như thế nào? (1 điểm) 

6. Khoanh vào chữ đặt trước câu có hình ảnh nhân hóa? (0.5 điểm)

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mặt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.

D. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả.

7. Câu “Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Thuộc mẫu câu nào mà em đã học? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai là gì?”

B. Câu kể “Ai thế nào?”

C. Câu kể “ Ai làm gì?”

D. Con gì? là gì?

8. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” Tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? (0.5 điểm)

A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

B. Dùng từ gọi người để gọi cây gạo

C. Nói với cây gạo như nói với người.

D. Sự vật tự xưng

9. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? trong câu: (0.5 điểm)

Ngoài vườn, chim chóc đang hót líu lo.”

10. Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.(1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

 Buổi học thể dục

     Thầy giáo nói : "Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !" Nhưng Nen-li còn muốn đứng trên chiếc xà như những người khác.

     Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

A-MI-XI

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Trong gốc cây

2. (0.5 điểm) B. Bay đi tìm những bông hoa vừa nở

3. (0.5 điểm) C. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả

4. (0.5 điểm) A. Để bắt Ong Thợ ăn thịt.

5. (1 điểm) GV dựa vào câu trả lời của học sinh để cho điểm

Gợi ý:

Ong Thợ là một chú ong cần mẫn, chăm chỉ cũng rất thông minh và dũng cảm.

6. (0.5 điểm) A. Ông mặt trời nhô lên cười.

7. (0.5 điểm) C. Câu kể “ Ai làm gì?”

8. (0.5 điểm) A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

9. (0.5 điểm)

Ngoài vườn, chim chóc đang hót líu lo.”

10. (1 điểm) GV dựa vào câu trả lời của học sinh để cho điểm

Gợi ý:

- Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.

- Cô hồng nhung lặng lẽ tỏa hương thơm ngát cả khu vườn.

- Lá ơi, hãy cứ xanh tươi nhé!

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Người đó là ai? Ai nghề gì?

- Người đó hằng ngày làm những việc gì?

- Người đó làm việc như thế nào?

- Cảm nghĩ của em về công việc của người đó?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

          Trong nhà em có bố mẹ đều là người lao động trí óc, nhưng em thích công việc của mẹ hơn cả. Mẹ em là biên tập viên của một công ty sách. Công việc hàng ngày của mẹ rất bận rộn. Thường thường, 7h sáng mẹ chở em đi học rồi đến cơ quan làm việc. Công việc của mẹ là biên tập, chỉnh sửa những bản thảo cho hoàn chỉnh để sau này xuất bản thành cuốn sách. Để làm được công việc ấy thì đòi hỏi mẹ phải có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra lỗi sai để chỉnh sửa. Mặc dù công việc của mẹ rất thầm lặng nhưng em thấy nó vô cùng có ích. Bởi vì có những người như mẹ thì những cuốn sách mới trở nên dễ đọc hơn, người đọc mới hiểu hết những kiến thức trong đó. Mặc dù công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian chăm sóc gia đình và hướng dẫn em học bài. Mẹ là một tấm gương sáng để em học tập và noi theo. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người trí thức như mẹ em.
 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Hãy tin vào chính mình

            Mùa đông đến, cả gia đình én bay đi tránh rét. Én Con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên chú phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết, Én Con sợ hãi nhìn dòng sông. Én Con sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én Con rất nhiều, nhưng chú vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én Con một chiếc lá rồi nói:

- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.

Lúc qua sông rồi. Én Con vui vẻ bảo bố:

- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Bố Én Con ôn tồn bảo:

- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

 1. Mùa đông đến, gia đình én thường làm gì? (0.5 điểm)

A. Tổ chức lễ hội ăn mừng

B. Ngủ đông

C. Bay tới phương nam tránh rét

D. Tổ chức cuộc thi trong gia đình

2. Lần bay đi tránh rét này, đối với Én Con có gì đặc biệt? (0.5 điểm)

A. Én Con mới tập bay nên đây là lần đầu tiên Én Con bay xa như vậy

B. Én Con bị thương ở chân nên việc bay sẽ khó khăn hơn.

C. Én Con được bố mẹ tin tưởng giao trọng trách phải chăm sóc cho các em suốt chặng đường bay.

D. Én Con được giao nhiệm vũ dẫn đầu đoàn bay, đây là lần đầu tiên Én Con gánh vác trọng trách nặng nề này.

3. Trên đường bay đi tránh rét, gia đình Én Con gặp phải khó khăn gì? (0.5 điểm)

A. Én bố bị thương, cần có người chăm sóc.

B. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy rất xiết.

C. Gặp phải một trận bão kéo dài nhiều ngày liền.

D. Én bố và Én mẹ cãi nhau, đàn én không có người đừng ra dẫn đầu đoàn bay nữa.

4. Vì sao Én Con lo lắng và sợ hãi khi phải bay qua sông? (0.5 điểm)

A. Vì sợ có con vật lạ từ dưới sông nhảy lên tấn công.

B. Vì sợ dòng sông bốc hơi thiêu cháy mình

C. Vì sợ quái vật dưới sông

D. Vì sợ mình sẽ bị chóng mặt và rơi xuống sông.

5. Én Bố đã làm gì để giúp Én Con bay qua sông? (0.5 điểm)

A. Đưa cho con một chiếc lá rồi nói đây là bùa hộ mệnh của con

B. Đưa cho con một chiếc lá rồi nói nếu bị rơi xuống sông hãy dùng chiếc lá này làm thuyền

C. Đưa cho con một chiếc lá rồi nói đây là chiếc lá thần kì, nó sẽ bảo vệ con được an toàn

D. Truyền lại kinh nghiệm bay qua sông của mình cho Én Con

6. Theo em, vì điều gì mà Én Con có thể bay được qua sông? (0.5 điểm)

A. Vì có chiếc lá thần kì

B. Vì có bố mẹ én luôn bay sát bên cạnh

C. Vì Én Con đã gặp may mắn

D. Vì bản thân Én con đã vững tin và rất cố gắng

7. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện trên? (1 điểm)

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong những câu sau: (1 điểm)

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp xuống xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

d. Vào mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc.

9. Con hãy điền l hoặc n vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau: (1 điểm)

Mùa ắng, đất ẻ chân chim, ền nhà cũng rạn ứt. Trên cái đất phập phều và ắm gió ắm dông như thế, cây đứng …ẻ khó mà chống chọi ổi.

(Đất Cà Mau)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

 Cóc kiện Trời

      Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể lại một buổi lao động nhằm bảo vệ môi trường của lớp em.

Gợi ý:

Buổi lao động diễn ra vào thời gian nào?

- Buổi lao động gồm những việc gì? (quét dọn, lau cửa kính, tưới cây, nhặt rác, ….)

- Các bạn trong lớp làm việc tích cực như thế nào?

- Cảm nghĩ của em về buổi lao động đó.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Bay tới phương nam tránh rét

2. (0.5 điểm) A. Én Con mới tập bay nên đây là lần đầu tiên Én Con bay xa như vậy

3. (0.5 điểm) B. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy rất xiết.

4. (0.5 điểm) D. Vì sợ mình sẽ bị chóng mặt và rơi xuống sông.

5. (0.5 điểm) C. Đưa cho con một chiếc lá rồi nói đây là chiếc lá thần kì, nó sẽ bảo vệ con được an toàn

6. (0.5 điểm) D. Vì bản thân Én con đã vững tin và rất cố gắng

7. (1 điểm) Câu trả lời của HS phải đảm bảo được ý:

Bài học được gửi gắm trong câu chuyện đó là: Chỉ cần cố gắng hết sức và tin tưởng và chính mình, thì nhất định sẽ làm được.

8. (1 điểm)

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp xuống xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

d. Vào mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc.

9. (1 điểm)

Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi.

(Đất Cà Mau)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Người đó là ai, làm nghề gì?

- Người đó hằng ngày làm những việc gì?

- Người đó làm việc như thế nào?

- Suy nghĩ của em về người đó và nghề nghiệp của họ?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

           Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone. Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư. Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc. Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em. Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Lời chào

        Một người cha cùng con nhỏ đi trên đường. Bốn bề im ắng, chỉ nghe thấy tiếng gió thổi rì rào trên cành cây. Bỗng người con nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi tới.

- Cha ơi, bà cụ đi đâu đấy? – Người con hỏi.

- Bà cụ đi thăm, đi đón hoặc đi tiễn một người nào đó, con ạ. – Người cha trả lời.

- Người cha dặn con: Khi gặp bà cụ, chúng ta sẽ nói: “Chào cụ ạ”.

- Vì sao phải nói thế vậy cha? Chúng ta có quen gì cụ đâu. – Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại.

- Con cứ chào cụ và con sẽ hiểu nói như vậy để làm gì.

Bà cụ xuất hiện trước mắt hai cha con.

- Chào cụ ạ. Người con nói

- Chào cụ ạ. Người cha nói

- Chào ông, chào cháu. – Bà cụ nói và mỉm cười.

Người con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng.

- Vì sao lại như vậy ạ? – Người con hỏi.

- Vì ta đã chào bà cụ và mỉm cười. – Người cha trả lời.

(Sưu tầm)

1. Khi người cha dặn phải chào bà cụ, thái độ của người con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Ngoan ngoãn vâng lời cha.

B. Ngạc nhiên nói với cha: Vì sao phải nói vậy? Chúng ta có quen bà cụ đâu.

C. Tò mò hỏi cha: Bà ấy sẽ tặng quà cho chúng ta chứ.

D. Không muốn chào vì đó là một người xa lạ.

2. Khi bà cụ xuất hiện, người con đã nói gì? (0.5 điểm)

A. Chào cụ ạ!

B. Chào cụ ạ! Cụ có quà gì cho cháu không ạ?

C. Cụ đi đâu đấy ạ?

D. Cụ có cần cháu giúp gì không ạ?

3. Bà cụ đã đáp lại lời của hai cha con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm ơn cháu.

B. Cụ có quà cho cháu này.

C. Chào cháu, cụ vừa đi chợ về.

D. Chào ông, chào cháu.

4. Sau khi nghe lời đáp của bà cụ, cậu bé cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cậu bé cảm thấy bình thường

B. Cậu bé cảm thấy mình vừa làm được một việc vô cùng có ich.

C. Cậu bé sửng sốt và cảm thấy mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Cậu thấy vui sướng trong lòng.

D. Cậu vui sướng vì được cụ tặng cho một chiếc bánh.

5. Khi người con hỏi cha về những cảm xúc đang có trong mình, người cha đã giải thích ra sao? (0.5 điểm)

A. Đó là điều rất bình thường thôi con.

B. Con thấy vui là được rồi.

C. Đó là niềm vui của cuộc sống đó con.

D. Vì ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười.

6. Tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Trong các đáp án sau đây, từ nào viết đúng chính tả? (0.5 điểm)

A. Chái cây

B. Trờ đợi

C. Trôi chảy

D. Chơ chụi

8. Hãy sử dụng những từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu có dùng biện pháp so sánh sau: (1 điểm)

a. Đêm nay, mặt trăng to và tròn như .........

b. Ánh mắt ấm áp của mẹ như ...........

 9. Đặt hai câu có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

 Bác sĩ Y-éc-xanh

    Ngừng một chút, ông tiếp:

- Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.

Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát.

Theo Cao Linh Quân

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý:

- Người đó là ai, làm nghề gì?

- Người đó hằng ngày làm những việc gì?

- Người đó làm việc như thế nào?

- Suy nghĩ của em về người đó và nghề nghiệp của họ?

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Ngạc nhiên nói với cha: Vì sao phải nói vậy? Chúng ta có quen bà cụ đâu.

2. (0.5 điểm) A. Chào cụ ạ!

3. (0.5 điểm) D. Chào ông, chào cháu.

4. (0.5 điểm ) C. Cậu bé sửng sốt và cảm thấy mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Cậu thấy vui sướng trong lòng.

5. (0.5 điểm) D. Vì ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười.

6. (1 điểm) Câu trả lời của HS đảm bảo ý sau:

Qua câu chuyện trên, tác giả khuyên chúng ta : Một lời chào dành cho nhau không mất gì nhưng ta sẽ nhận lại được nhiều điều quý giá hơn đó là nụ cười và niềm hạnh phúc.

7. (0.5 điểm) C. Trôi chảy

8. (1 điểm) Tùy thuộc vào bài làm của hs để chấm

Gợi ý:

a. Đêm nay, mặt trăng to và tròn như cái đĩa khổng lồ.

b. Ánh mắt ấm áp của mẹ như ngọn lửa sưởi ấm đời con.

9. (1 điểm)

Ví dụ:

- Bé đã biết ăn cơm bằng đũa.

- Mẹ nhào bột làm bánh bằng tay.

- Cô y tá băng bó vết thương bằng bông gạc.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Người đó là ai, làm nghề gì?

- Người đó hằng ngày làm những việc gì?

- Người đó làm việc như thế nào?

- Suy nghĩ của em về người đó và nghề nghiệp của họ?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

           Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone. Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư. Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc. Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em. Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THI NHẠC

         Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.

         Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.

         Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.

         Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...

         Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

         Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :

         - Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

1. Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc? (0.5 điểm)

☐Ve Sầu

☐Sơn Ca

☐Hoạ Mi

☐Thiên Nga

☐Vịt

☐Gà Trống

☐Dế Mèn

2. Dòng nào sau đây nêu đúng tên các bản nhạc mà học trò của giáo sư Vàng Anh đã biểu diễn trong cuộc thi? (0.5 điểm)

A. Bình minh, Trưa vắng, Chiều về, Hoàng hôn, Đêm xuống

B. Bình minh, Mùa xuân, Mùa hạ, Mùa thu, Mùa đông

C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

D. Mưa xuân, Nắng hạ, Lá thu, Gió Đông, Đất trời

3. Con hãy ghép các mảnh ghép sau sao cho được tên tác phẩm với học trò đã thể hiện tác phẩm đó? (0.5 điểm)

1. Ve Sầu

a. Bình Minh

2. Gà Trống

b. Ao nhà

3. Dế Mèn

c. Mùa xuân

4. Hoạ Mi

d. Mùa hạ

5. Vịt

e. Mùa thu

4. Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò? (0.5 điểm)

☐ Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

☐Ông hào hứng vỗ tay khi các học trò biểu diễn

☐Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

☐Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

☐Ông tỉ mỉ nhận xét và góp ý từng phần biểu diễn của từng học trò.

☐Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. Dòng nào sau đây có chứa các từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Thi, tác phẩm, nhan đề, mùa hạ, thành công

B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

C. Dạy dỗ, học trò, trình bày, tốt nghiệp, hứng khởi

D. mùa xuân, buổi sáng, mưa thu, gió đông, thời tiết

6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong bài? (0.5 điểm)

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp từ

D. Điệp ngữ

7. Hãy điền tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây (1 điểm)

………….: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”

………….: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

………….: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

………….: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

………….: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau? (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì …………..

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì ………….

c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì ……………."

d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ………….

9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn âm nhạc an ủi giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Con cò

   Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Nó thong thả đi trên doi đất.

Theo ĐINH GIA TRINH

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy tưởng tượng em có một bạn người nước ngoài, hãy viết một bức thư ngắn để giới thiệu với bạn về đất nước Việt Nam ta và mời bạn tới thăm.

Gợi ý:

- Tự giới thiệu về mình.

- Giới thiệu vị trí nước Việt Nam.

- Chọn một trong số các điều sau để giới thiệu với bạn: Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam; Truyền thống văn hóa Việt Nam; Trẻ em Việt Nam; Sản vật của Việt Nam; …

- Mời bạn tới thăm Việt Nam.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.

2. (0.5 điểm) C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà

3. (0.5 điểm)

1 – d: Ve Sầu – Mùa hạ

2 – a: Gà Trống – Bình minh

3 – e: Dế Mèn – Mùa thu

4 – c: Hoạ Mi – Mùa xuân

5 – b: Vịt – Ao nhà

4. (0.5 điểm)

Những từ ngữ, chi tiết cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò đó là:

- Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.

- Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”

- Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn

- Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.

5. (0.5 điểm) B. Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

6. (0.5 điểm) B. Nhân hoá

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài là nhân hoá. Tác giả đã gọi và kể về các con vật trong bài bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

7. (1 điểm)

Bình minh: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”

Mùa thu: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

Mùa hạ: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

Mùa xuân: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

Ao nhà: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

8. (1 điểm)

a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì sắp sửa bước vào cuộc thi.

b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì xúc động.

c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì các con đã cho ta niềm vui này."

d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ta luôn yêu quý các con.".

9. (1 điểm)

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có khả năng thật kì diệu. Những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu du dương có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Âm nhạc mang đến cho con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Khi ta vui, âm nhạc giúp tâm hồn ta bay bổng hơn. Khi ta buồn, âm nhạc an ủi, giúp lòng ta thanh thản. Khi ta gặp bất hạnh, âm nhạc xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn ta.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Tự giới thiệu về mình.

- Giới thiệu vị trí nước Việt Nam.

- Chọn một trong số các điều sau để giới thiệu với bạn: Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam; Truyền thống văn hóa Việt Nam; Trẻ em Việt Nam; Sản vật của Việt Nam; …

- Mời bạn tới thăm Việt Nam.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2019

        Li-sa thân mến !

        Mình là Ngọc Anh, 9 tuổi và mình tới từ đất nước Việt Nam tươi đẹp. Li-sa biết không, đất nước của mình thuộc vùng Đông Nam Á, giáp với Biển Đông mênh mông, rộng lớn. Ở đó có những con người thân thiện, hiền hậu, chăm chỉ và cực kì mến khách.

        Việt Nam yêu dấu với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà mỗi vùng miền lại có nét đặc trưng riêng : những cánh đồng lúa chín trải rộng đến chân trời, những bãi biển xanh trong màu ngọc biếc hay những ngọn núi trập trùng nối tiếp nhau như một bức trường thành. Đất nước Việt Nam với truyền thống văn hiến lâu đời. Bạn hãy thử trải nghiệm một lần dạo quanh Hồ Gươm, cầm trên tay que kem Tràng Tiền vừa thơm lại ngọt ngào đủ vị, rồi ngồi đâu đó thưởng thức những tô bún chả, nem cuốn và chè thập cẩm. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được những hương vị tuyệt vời đó.

        Hơn tất cả, Việt Nam là một đất nước hòa bình, nơi đâu cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Còn rất nhiều điều mình muốn kể cho Li-sa nghe về đất nước thân yêu này. Hy vọng ngày gần nhất sẽ được đón tiếp bạn đến để trải nghiệm những vẻ đẹp kì thú ở đất nước mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, học tập tốt. Hãy trả lời thư mình sớm nhé !

Kí tên

Ngọc Anh

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tình bạn

          Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

          Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

           Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho  bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

-       Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

1. Thấy Gà con bị bắt, Cún con đã làm gì? (0.5 điểm)

A. Cún con khóc thút thít vì vừa sợ lại vừa thương bạn

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún con cũng rất sợ cáo.

C. Cún con nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

D. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát tình hình.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân? (0.5 điểm)

A. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

B. Vì Cáo già rất sợ Cún con

C. Vì Cáo già nhìn thấy có người đến.

D. Vì Cáo già rất sợ hổ.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn mình? (0.5 điểm)

A. Cún con xé áo của mình ra để băng bó vết thương cho bạn.

B. Cún con ôm Gà con, vượt đường xa, đêm tối đến tìm bác sĩ Dê núi.

C. Cún con đi tìm chủ nhà tới chữa thương cho Gà con.

D. Cún con đưa bạn về tận nhà để Gà mẹ chữa thương.

4. Câu “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Tác giả sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)

A. Dùng từ để gọi người để gọi vật.

B. Dùng hành động của con người để gán cho con vật.

C. Trò chuyện với con vật như đối với con người.

D. Cả A và B

5. Vì sao Cún con cứu Gà con? (0.5 điểm)

A. Vì cún ghét Cáo già

B. Vì cún thương Gà con

C. Cún thích đội mũ sư tử

D. Vì mẹ Cún con dặn phải bảo vệ Gà con.

6. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm)

7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả? (0.5 điểm)

A. Khẳng khuy

B. Khỉu tay

C. Khúc khuỷu

D. Đêm khuyu

8. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1 điểm)

9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. (1 điểm)

Vịt con đáp

- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

 Chú ở bên Bác Hồ

Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu !

Nhớ chú, Nga thường nhắc :

- Chú bây giờ ở đâu ?

Chú ở đâu, ở đâu ?

Trường Sơn dài dằng dặc ?

Trường Sa đảo nổi, chìm ?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk ?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt

Ba ngước lên bàn thờ:

- Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn kể về một ngày hội mà em biết.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Cún con nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

2. (0.5 điểm) A. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

3. (0.5 điểm) B. Cún con ôm Gà con, vượt đường xa, đêm tối đến tìm bác sĩ Dê núi.

4. (0.5 điểm) D. Cả A và B

5. (0.5 điểm) B. Vì cún thương Gà con

6. (1 điểm) GV chấm theo ý của học sinh

Gợi ý: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng phải biết yêu thương, giúp đỡ và bảo vệ bạn bè. Không nên bỏ rơi bạn trong lúc nguy hiểm.

7. (0.5 điểm) C. Khúc khuỷu

8. (1 điểm) GV chấm tùy vào câu học sinh đặt có phù hợp không?

Gợi ý:

- Cún con biết yêu thương và bảo vệ Gà con.

- Cún con thông minh biết đội mũ sư tử để đánh lừa Cáo già.

9. (1 điểm)

Vịt con đáp:

- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.   

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau

- Đó là hội gì? (0.25 điểm)

- Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu? (0.5 điểm)

- Mọi người đi xem hội như thế nào? (0.5 điểm)

- Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? (1 điểm)

- Hội có những trò vui gì? (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,...) (1 điểm)

- Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? (0.75 điểm)

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo: Về hội Lim ở Bắc Ninh

       Quê em ở Bắc Ninh, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà,đấu vật,ném còn… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Bản Xô-nát ánh trăng

Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:

- Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.

- Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.

Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.

Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:

- Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?

Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.

Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.

(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?

a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.

b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.

c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.

Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?

a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.

b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.

c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.

Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?

a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.

b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.

c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.

d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.

Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?

a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.

b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.

c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.

Câu 5: Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng "sĩ" để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.

a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:...

b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là

c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ....

d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:...

Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?

kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?

đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng. 

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

a

b

a, b, d

c

Câu 5:

Bài tham khảo số 1:

Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái.

Bài tham khảo số 2:

"Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất". Bản nhạc chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc với cô gái mù say mê âm nhạc. Vì nỗi lòng khát khao được nghe đàn của cô - một cô gái nghèo khó, có số phận bất hạnh - mà những nốt nhạc của Bét-tô-ven được cất lên. Nó lấp lánh, kì diệu đầy tình yêu thương. Âm thanh dạt dào xoa dịu tâm hồn bất hạnh và làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Bét-tô-ven quả là một nghệ sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái.

(Theo Trần Thị Trường)

II. Luyện từ và câu

Câu 1:

a) thi sĩ;

b) hoạ sĩ;

c) ca sĩ;

d) nghệ sĩ.

Câu 2: Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.

Câu 3: Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.

Câu 4:

- Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:

"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

B. Kiểm tra Viết

* Bài tham khảo

Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng.


 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Trên con tàu vũ trụ

Kim đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút. Tôi nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng và cảm thấy con tàu đang bay lên một cách chậm chạp.

Mặt đất thông báo: "Đã bay được 70 giây." Tôi không còn ngồi trên ghế được nữa, mà treo lơ lửng giữa trần và sàn tàu. Tất cả bỗng nhiên nhẹ hẳn. Tay, chân và mọi bộ phận cơ thể như không còn của tôi nữa. Tất cả đồ đạc cũng bay. Suốt thời gian đó, tôi vẫn làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào cuốn sổ. Có lúc tôi quên mình đang ở đâu, đặt bút chì xuống cạnh người và lập tức nó bay ra xa.

Theo GA-GA-RIN

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B (Những con đường mòn…trong gió.
+ Thủy hình dung…nào đó.
+ Và dãy núi đá vôi…xế bóng.
 + Mọi vật sáng lên…như nhung.)

A

C

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

* Bài tham khảo

Sau một tiếng động lớn thì em thấy con tàu dịch chuyển dần dần và vút lên không trung. Qua ô cửa kính, em nhìn thấy phía ngoài, những đám mây như làn sương khói. Thế mà khi nhìn từ mặt đất, em tưởng như chúng đặc như keo, dày và nặng. Một lúc sau, em thấy người nhẹ bẫng. Cả người và mọi vật trong con tàu cứ thế lơ lửng. Vì tàu đã ở ngoài vũ trụ nên không còn chịu ảnh hưởng của trọng lực từ trái đất nữa. Nhìn từ vũ trụ, trái đất đẹp biết bao, trông như một quả cầu khổng lồ với những màu sắc đẹp đẽ, tươi tắn. Những đại dương bao la tạo nên sắc xanh huyền bí khiến trái đất nổi bật giữa vũ trụ mênh mông, các đám mây trắng vờn quanh càng tăng thêm sự huyền ảo. Từ vũ trụ, những ngôi sao cũng to hơn và sáng lấp lánh, vẻ đẹp đó khiến em chỉ muốn đắm mình lâu hơn vào không gian thần tiên ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ)

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Một hôm... ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm .... Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bài tập làm văn

        Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo. Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đó là việc bạn đã nói trong bài văn.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn được ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: a

Câu 5: b

Câu 6: a

Câu 7: c

Câu 8: c

Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống

Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.

Câu 11:

Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Lí do để em viết thư cho bạn ( 1 điểm)

+ Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim ảnh,...

+ Em biết về nước bạn qua các bài học.

- Nội dung bức thư: (3 điểm - mỗi ý một điểm)

+ Em tự giới thiệu về mình.

+ Hỏi thăm bạn

+ Bày tỏ tìm cảm của em đối với bạn.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Việt Nam, ngày 16 tháng 6 năm 2020

            Bạn Na-ka-ru-ma thân mến!

         Mình tên là Nguyễn Ngọc Ái Phương học sinh lớp 3A trường Tiểu học Ngô Gia Tự, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Thật tình cờ mình thấy bạn xuất hiện trên tivi với bức tranh thật có ý nghĩa về nội dung “Tác hại của chất phóng xạ”. Hình ảnh hai quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hồi Chiến tranh thế giới thứ hai chắc hẳn không bao giờ phai mờ trong kí ức của bạn. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn lao phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ được sống trong hạnh phúc hòa bình.

           Mình cũng rất thích môn vẽ Na-ka-ru-ma ạ! Qua bức tranh bạn vẽ, mình thật ngưỡng mộ tài năng và nghị lực phi thường của bạn. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường nhưng ý chí của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Qua bức thư này, mình muốn làm quen với bạn, để từ đây chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này Na-ka-ru- ma nhé! Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trong nghệ thuật hội họa.

Bạn gái làm quen

Lê Kim Ngân

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

A

A

C

B

Câu 7:

VD: Chú Cún con rất thông minh. (1đ)

Câu 8:

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè........................... (1đ)

Câu 9:

Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)

Vịt con đáp:

- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm.

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm.

- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 5 điểm.

- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 6 điểm.

Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học