Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Rùa và Thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à ?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được !ời dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ : Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngả đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng khôn nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

(Theo La Phông - ten )

1. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? (0,5 điểm)

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.

2. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? ( 0,5 điểm)

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.

3. Rùa đã chạy thi như thế nào? ( 0,5 điểm)

A. Cố sức chạy thật nhanh.

B. Vừa chạy vừa nhìn theo Thỏ mỉm cười.

C. Chưa cần chạy vội.

D. Vừa chạy vừa hái hoa.

4. Thỏ đã chạy thi như thế nào? (0, 5 điểm)

A. Không chạy ngay mà nhởn nhơ trên đường.

B. Không chạy mà chỉ hái hoa, bắt bướm.

C. Khi Rùa đến gần đích mới bắt đầu chạy.

D. Cả ba ý trên.

5. Vì sao Thỏ thua Rùa? (0.5 điểm)

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gi? ( 0,5 điểm)

Rùa đang cố hết sức tập để chuẩn bị thi chạy với Thỏ.

7. Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì? (1 điểm)

8. Điền hoặc vào chỗ trống: (1 điểm)

Mùa …….ắng, đất …….ẻ chân chim, …….ền nhà cũng rạn …….ứt. Trên cái đất phập phều và …….ắm gió …….ắm dông như thế, cây đứng …….ẻ khó mà chống chọi …….ổi.

9. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a) Hỡi các loài chim, ngày mai, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không?

b) Bé Na bừng tỉnh khi tiếng gà trống gáy “Ò...ó...o....”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ở lại với chiến khu

Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi, ra đi thà chết không lui....”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý sau:

a) Người đó là ai, làm nghề gì?

b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?

c) Người đó làm việc như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với người đó?

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

2. (0.5 điểm) A. Bảo Rùa là chậm như sên.

3. (0.5 điểm) A. Cố sức chạy thật nhanh.

4. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên.

5. (0.5 điểm) B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

6. (0.5 điểm)

Rùa đang cố hết sức tập để chuẩn bị thi chạy với Thỏ.

7. (1 điểm)

Qua câu chuyện trên em hiểu rằng mình không nên chủ quan và coi thường người khác. Mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình và cần được tôn trọng.

8. (1 điểm)

Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi.

9. (1 điểm)

a) Hỡi các loài chim, ngày mai, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không?

b) Bé Na bừng tỉnh khi tiếng gà trống gáy “Ò...ó...o....”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

Viết được mỗi ý sau, mỗi ý 1 điểm

a) Người đó là ai, làm nghề gì?

b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?

c) Người đó làm việc như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với người đó?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Cô Hồng-hàng xóm thân thiết của nhà em-là một kĩ sư nông nghiệp. Hàng ngày, cô đến Sở Nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu các giống cây trồng và vật nuôi với mong muốn sẽ tạo ra nhiều giống mới đạt chất lượng và năng suất cao, giúp ích cho người nông dân. Cô rất tận tụy và say mê công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người quý mến. Em rất biết ơn cô và nguyện ra sức học tập để sau này trở thành một người có ích.

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Tả cây gạo.

B. Tả chim.

C. Tả cây gạo và chim.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)

A. Mùa hè.

B. Mùa xuân.

C. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3. Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

4. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? (0.5 điểm)

A. 1 hình ảnh.

B. 2 hình ảnh.

C. 3 hình ảnh.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? (1 điểm)

A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

B. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

C. Nói với cây gạo như nói với con người.

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: (0.5 điểm)

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

7.Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: (1.5 điểm)

tuần tra, canh gác, xây dựng, bảo vệ, gìn giữ, non sông

a. Thành phố ngổn ngang gạch vữa vì đang được ........

b. Các chú bộ đội ngày đêm giữ vững tay súng để ........... biên cương.

c. ........... Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

8. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây rồi chép lại vào dòng bên dưới. (1 điểm)

Với người Hà Nội Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình những ngày mùa thu nước Hồ gươm đầy ắp những ngày hè gió lộng tưởng như gió lặn trong lòng hồ chiều đến gió mưới cất cánh bay lên.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

       Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem theo gợi ý sau:

a)   Đó là buổi biểu diễn gì ?

b)   Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

c)   Em cùng xem với những ai ?

d)   Buổi diễn có những tiết mục gì ?

e)   Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. A

2. C

3. C

4. C

5. A

6. Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? 

7. 

a. Thành phố ngổn ngang gạch vữa vì đang được xây dựng.

b. Các chú bộ đội ngày đêm giữ vững tay súng để canh gác biên cương.

c. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

8. 

Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Những ngày thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng, tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay lên.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

Trong bài viết đầy đủ các ý sau:

a)   Đó là buổi biểu diễn gì ?(0.5 điểm)

b)   Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? (0.5 điểm)

c)   Em cùng xem với những ai ? (1 điểm)

d)   Buổi diễn có những tiết mục gì ? (1 điểm)

e)   Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. (1 điểm)

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

    Tối thứ bảy tuần trước, em được bố mẹ cho đi xem biểu diễn ca múa nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố. Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã ngồi chật tất cả các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Cô dẫn chương trình ra giới thiệu về buổi biểu diễn và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên, mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát khi thì êm ái, du dương, khi lại sôi nổi, rộn ràng. Em vô cùng thích thú khi được xem buổi biểu diễn. Về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài Bà Rằng bà Rí, một bài dân ca Bắc Bộ nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lấy một anh chồng bé tẹo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch) 

1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì? (0.5 điểm)

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2.Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Trở thành người ca sĩ

B. Trở thành người nhạc sĩ

C. Trở thành người nhạc công

3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)

A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

B. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”

C. Cả hai chi tiết nói trên

4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn? (0.5 điểm)

A. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi

B. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

C. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

5. Em hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (1 điểm)

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a) Tuyết trắng đọng lại trên những cành cây như những bông hoa long lanh.

b) Anh Kim Đồng sinh ra ở quê hương Cao Bằng.

7. Điền hoặc vào chỗ trống: (1 điểm)

- Đường dài ...ằng ...ặc.

- Mưa rơi ...ả ...ích.

- Lửa cháy ...ừng ...ực.

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau. (1 điểm)

a. Tính thỏ hiền lành nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹnh thông minh.

b. Tiếng cười nói xôn xao tiếng mái chèo khua nước ven sông người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

       Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem theo gợi ý sau:

a)   Đó là buổi biểu diễn gì ?

b)   Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

c)   Em cùng xem với những ai ?

d)   Buổi diễn có những tiết mục gì ?

e)   Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2. (0.5 điểm) B. Trở thành người nhạc sĩ

3. (0.5 điểm) C. Cả hai chi tiết nói trên

4. (0.5 điểm) B. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

5. (1 điểm)

Gợi ý:

- Chiếc máy xúc đang dang cánh tay khổng lồ ra múc đất.

- Chú cá vàng vừa uốn lượn, vừa vẫy chiếc vây xinh như đang nhảy múa.

- Cây chuối mẹ dang rộng cánh tay để bảo vệ cho đàn con nhỏ.

6. (1 điểm)

a) Tuyết trắng đọng lại như những bông hoa long lanh ở đâu?

b) Anh Kim Đồng sinh ra ở đâu?

7. (1 điểm)

- Đường dài dằng dặc.

- Mưa rơi rrích.

- Lửa cháy rừng rực.

8. (1 điểm)

a. Tính thỏ hiền lành, nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹnh, thông minh.

b. Tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

Trong bài viết đầy đủ các ý sau:

a)   Đó là buổi biểu diễn gì ?(0.5 điểm)

b)   Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? (0.5 điểm)

c)   Em cùng xem với những ai ? (1 điểm)

d)   Buổi diễn có những tiết mục gì ? (1 điểm)

e)   Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. (1 điểm)

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

    Tối thứ bảy tuần trước, em được bố mẹ cho đi xem biểu diễn ca múa nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố. Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã ngồi chật tất cả các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Cô dẫn chương trình ra giới thiệu về buổi biểu diễn và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên, mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát khi thì êm ái, du dương, khi lại sôi nổi, rộn ràng. Em vô cùng thích thú khi được xem buổi biểu diễn. Về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài Bà Rằng bà Rí, một bài dân ca Bắc Bộ nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lấy một anh chồng bé tẹo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài (6 điểm) “Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì? M1

a. Hội thi sắc đẹp.

b. Hội thi hót hay.

c. Hội thi chạy.

d. Hội thi săn mồi.

Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi? M1

a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi? M2

a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra.

b. Ngựa Con bị vấp té.

c. Ngựa Con bị gãy chân.

d. Ngựa Con không được thi.

Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? M2

a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

b. Vì Ngựa Con bị té.

c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai? M3

Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?M4

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì? M1

a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy.

b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất

c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.

d. Ngựa Con không nghe lời cha.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa? M2

a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối

b. Ngựa Cha khuyên con.

c. Các vận động viên rần rần chuyển động.

d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.

Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài: M3

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà).

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

- Em đã làm việc gì?

- Em làm việc đó ở đâu?

- Em làm cùng với ai?

- Kết quả công việc ra sao?

Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh trả lời đúng 1 câu trắc nghiệm được 0,5 điểm, đúng 1 câu tự luận được 1 điểm.

Câu

1

2

3

4

7

8

Đáp án

c

d

a

d

b

d

Câu 5. Câu chuyện nói về cuộc chạy đua của muông thú trong rừng.

Câu 6: Ngựa Con rút ra được bài học: Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Câu 9: Ngựa Con mải mê soi mình dưới suối.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Nội dung: 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng:

Viết đúng chính tả: 1 điểm

Dùng từ, đặt câu phù hợp: 1 điểm

Sáng tạo: 1 điểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:

"Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia."

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?

A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.

B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.

C. Cả hai ý trên.

Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá.

B. Hoa, lá, chim sâu.

C. Chim sâu, gió, hoa, lá.

Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.

B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.

C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.

D. Mọi người, mọi vật đều có ích.

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?

A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.

B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.

C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

B

A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

a) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn

Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…)

Chuẩn bị về địa điểm…

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

c) Kết bài

Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Buổi sáng nhà em

Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
 Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(theo Trần Đăng Khoa)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ năm chữ

C. Thơ bảy chữ

2. Buổi sáng người bố làm gì?

A. Tát nước

B. Đi cày

C. Xây nhà

3. Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 4 từ

B. 5 từ

C. 6 từ

(Đó là ………………………………………………………………)

4. Trong bài thơ, có bao nhiêu sự vật được nhân hóa?

A. 9

B. 10

C. 11

(Đó là ………………………………………………………………)

5. Các sự vật trong bài thơ được nhân hóa bằng cách nào?

A. Các sự vật được gọi bằng từ ngữ chỉ người, được tả bằng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người

B. Các sự vật nói chuyện với bố và mẹ như con người

C. Bằng cả hai cách trên

6. Câu thơ “Cái na đã tỉnh giấc rồi” có nghĩa là gì?

A. Quả na đã thức dậy sau giấc ngủ say

B. Quả na đa nở hoa sau thời gian dài chăm sóc

C. Quả na đã chín, các mắt trên vỏ quả na mở căng hết cỡ.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi biểu diễn xiếc mà em từng được xem.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. A

2. B

3. A (nghiêng nghiêng, huyên thuyên, bùng boong, lom khom)

4. C (ông trời, sân, mèo, gà mái, gà trống, na, chuối, tre, mây, nồi đồng, chổi)

5. A

6. C

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

* Bài tham khảo:

Nhân dịp mừng Tết cổ truyền, trường em có tổ chức cho chúng em xem xiếc tại sân trường.

Sáng hôm ấy, em dậy sớm, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo rồi bố chở em đến trường. Em thấy rất đông các bạn học sinh trường em đến xem. Chúng em ngồi đợi khoảng 15 phút thì buổi diễn bắt đầu. Mở đầu là chú hề mặc bộ quần áo thùng thình đủ màu sắc với cái lỗ mũi cà chua rất tức cười bước ra chào chúng em. Mở đầu là tiết mục khỉ đi xe đạp. Nó lái xe rất khéo, cứ vòng vèo ngộ lắm. Tiết mục thứ hai là chó làm toán. Chú chó làm rất đúng. Nó sửa gâu gâu để trả lời chủ. Tiết mục thứ ba là gấu và voi đá bóng. Tiết mục thứ tư là chó nhảy qua vòng lửa. Chúng em đã cổ vũ cho nó. Tiếp đến là chú hề diễn hài rất hay làm chúng em cười vỡ bụng.

Em rất thích tiết mục chó làm toán. Em sẽ học giỏi để dược bố mẹ cho đi xem xiếc vào dịp khác nữa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo ngoài bến sông

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.

Thân cây xù xì, gai gốc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

(theo Mai Phương)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài đọc miêu tả về loại cây gì?

A. Cây sồi

B. Cây gạo

C. Cây bằng lăng

2. Cây gạo trong bài được trồng ở đâu?

A. Bên bờ biển

B. Trước cổng trường

C. Bên bãi bồi

3. Hoa gạo có màu gì?

A. Màu tím

B. Màu đỏ

C. Màu hồng

4. Cứ sau mỗi năm, cây gạo lại có thêm điều gì mới?

A. Xòe thêm được một tán lá tròn

B. Tạo ra thêm được một cây gạo con

C. Nở thêm rất nhiều bông hoa gạo tím biếc

5. Trong bài đọc, có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 6 từ

B. 7 từ

C. 8 từ

6. Bài đọc có sử dụng bao nhiêu hình ảnh so sánh?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

(Đó là ………..…………………………………………………………………………)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
 Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể về một nữ anh hùng mà mình biết.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. B

2. C

3. B

4. A

5. A

6. A (Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

* Bài tham khảo:

Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.

Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh - Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cứu nước. Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về. Sau này, khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước.

Chị Võ Thị Thắm là một nữ anh hùng thực sự cả ở thời chiến và thời bình. Nhũng đóng góp của chị là vô cùng to lớn đối với dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
 Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.

(theo Đỗ Quang Huỳnh)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Theo em, tháng giêng là tháng nào trong năm?

A. Tháng 1

B. Tháng 8

C. Tháng 12

2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ tự do

C. Thơ lục bát

3. Bài thơ có bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

4. Câu thơ "Hạt mưa mải miết trốn tìm” được viết theo kiểu câu gì mà em đã học?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

5. Theo em, bài thơ đang miêu tả thiên nhiên vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

6. Trả lời câu hỏi

a. Trong bài thơ có xuất hiện bao nhiêu hình ảnh nhân hóa? Hãy liệt kê.

b. Các hình ảnh trong bài thơ đã được nhân hóa bằng cách nào?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe - viết:

Suối

Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
 Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.

(Vũ Duy Thông)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một ngày hội mà mình đã từng được tham gia hoặc chứng kiến.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. A

2. C

3. B

4. B

5. A

6. Trả lời câu hỏi

a. Bài thơ có 5 hình ảnh nhân hóa. Đó là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất, đất trời.

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách dùng các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để miêu tả nó.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

* Bài tham khảo:

Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.

Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.

Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.

Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh đọc thầm bài: "Đối đáp với vua" (SGK TV3 Tập 2 trang 49)

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài :

Câu 1: Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì?

a. Muốn tắm ở hồ
b. Muốn nhìn rõ mặt vua
c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình

Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát đối lại lời của vua?

a. Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát
b. Vì Vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối đáp
c. Vì Vua tạo cơ hội để cậu được tha tội

Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu: “Một lần Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Khi nào?
b. Ở đâu?
c. Như thế nào?

Câu 4: Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?

a. Chậm hiểu
b. Ngu dốt
c. Sáng dạ, nhanh trí

Câu 5: Câu thơ nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
b. Nước trong neo nẻo cá đớp cá.
c. Nước trong leo nẻo cá đớp cá.

Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ chỉ hoạt động?

a. Hiểu biết
b. Viết bài
c. Bài vở

Câu 7: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

a. Kinh đô Huế
b. Hồ Hoàn Kiếm
c. Hồ Tây

Câu 8: Trong bài thơ sau:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
 Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.

Những nhân vật được nhân hóa là?

a. Kim giờ
b. Kim phút
 c. Cả 3 kim

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Giáo viên đọc cho HS viết bài: “Đối đáp với vua” (SGK TV3 Tập 2 trang 49)

Viết đoạn từ "Từ đầu……………… xuống hồ tắm"

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy kể về người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý:

a. Người đó là ai, làm nghề gì?

b. Người đó hàng ngày làm những công việc gì?

c . Người đó làm việc như thế nào?

d. Tình cảm của em đối với người đó ra sao?

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

b

c

b

c

a

b

c

c

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Học sinh viết được đoạn văn từ 3 đến 4 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm).

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm khác nhau.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

- Đọc thầm bài thơ:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

(Hoài Khánh)

Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?

- Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm)

A. Có 2 sự vật

B. Có 3 sự vật

C. Có 4 sự vật

D. Có 5 sự vật

- Hãy kể tên những sự vật đó:………………

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1 điểm)

A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.

B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.

C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.

Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)

Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)

- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên...dưới chân) trang 59.

2. Điền vào chỗ trống l hay n?

......ăm gian.....ều cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè

.....ưng giậu phất phơ màu khói nhạt

.....àn ao lóng.....ánh bóng trăng....oe.

(Nguyễn Khuyến).

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây:

a. Đó là hội gì?

b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?

c. Mọi người đi xem hội như thế nào?

d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?

e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)?

g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?

- Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm)

A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.

Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm)

VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)

- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm

II. Tập làm văn (6 điểm)

- HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 6 điểm

- (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: Từ 5,5 – 0,5


Đề thi, giáo án các lớp các môn học