Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Với Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.

LỚP

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng



TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL


3

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

1

2


2




7



Câu số

1,3

7

2,4


5,6




1, 2, 3, 4, 5, 6, 7



Số điểm

1

1

1


1




4


Kiến thức Tiếng Việt

Số câu






1


1

2



Câu số






9


8

8,9



Số điểm






1


1

2

Tổng số câu

2

1

2


2

1


1

9

Tổng số điểm


1

1

1


1

1


1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau:

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam.

Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

- Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

- Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ)

a. Những người có công với đất nước

b. Người dân Phú Thọ

c. Các vua Hùng

d. Các đoàn thủy binh

Câu 2: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M2 - 0,5đ)

a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc

b. Nghi thức dâng hương

c. Nghi thức rước kiệu

d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng

Câu 3: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M3)

a. Phần lễ b. Phần hội c. Không ở phần nào d. Cả phần lễ và phần hội.

Câu 4: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M4)

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? d. Bằng gì?

Câu 6: Dấu câu nào phù hợp để điền vào dấu …: (M3)

Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm….. người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng.

a. dấu phẩy b. dấu chấm c. dấu chấm phẩy d. dấu hai chấm

Câu 7: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M1)

a. Sáng tạo b. Nghệ thuật c. Ngôi nhà chung d. Thể thao

Câu 8: Đặt câu hỏi cho từ in nghiêng trong câu: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (M3)

Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (M4)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Bài viết:

BIỂN ĐẸP

Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một bức thư cho bạn ở miền Trung (hoặc miền Nam) để làm quen và hẹn nhau cùng học tập tốt.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:

- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.

Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:

- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Bố Én ôn tồn bảo:

- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.

Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (M1 – 0,5 điểm)

A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.

B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.

C. Phải bay qua một con sông nhỏ.

D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M2 – 0,5 điểm)

A. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn.

B. Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Nó sợ bị chóng mặt và rơi xuống.Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.

C. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.

D. Én con sợ hãi nhìn dòng sông.

Câu 3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M1 – 0,5 điểm)

A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.

B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.

C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.

D. Bố động viên Én rất nhiều.

Câu 4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M2 – 0,5 điểm)

A. Nhờ chiếc lá thần kì.

B. Nhờ được bố bảo vệ.

C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.

D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.

Câu 5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M3 – 1 điểm)

Câu 6. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. (M2 – 1 điểm)

Én sợ hãi kêu lên

- Chao ôi □ Nước sông chảy xiết quá □

- Con không dám bay qua à □

Câu 7. Các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa trong câu

"Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông." là: (M 3 – 1 điểm)

A. chú, Én con

B. Én con, sợ hãi

C. chú, sợ hãi

D. dòng sông, nhìn

Câu 8. Hãy đặt một câu có hình ảnh so sánh. (M 4 – 1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý: a. Người đó là ai? Làm nghề gì?

b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?

c. Người đó làm việc như thế nào?

d. Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào đối với mọi người?

e. Em có thích làm công việc như người ấy không?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

*Học sinh đọc thầm bài:

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

* Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất::

Câu 1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?

A. Ra Thăng Long (Hà Nội) C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long

B. Ra kinh đô Huế D. Hồ Tây

Câu 2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

A. Gây cảnh náo động ở hồ. C. Trêu quân lính của nhà vua.

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua. D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

Câu 3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?

A. Phải la hét, vùng vẫy. C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

B. Phải xưng là học trò. D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

Câu 4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài?

A. Thét đuổi, cởi, nhảy. C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động. D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.

Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Ai làm gì? D. Như thế nào?

Câu 6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì?

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của CB Quát.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe viết: Người trí thức yêu nước (từ đầu đến “từ bên Nhật”)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 dến 10 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

*Học sinh đọc thầm bài:

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn rất trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

*Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Lúc ở Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

a. Cào tuyết trong một trường học.

b. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

c. Viết báo.

Câu 2: Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

a. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng.

b. Bác vừa mệt vừa đói.

c. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

Câu 3: Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.     

b. Đề theo học đại học.

c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

Câu 4: Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?

a. Giản dị                   d. Yêu nước

b. Giàu lòng nhân ái           e. Đi học đúng giờ

c. Độ lượng                  g. Thương yêu thiếu nhi

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Vì sao?

b. Khi nào?

c. Để làm gì?

Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu sau:

Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.

Câu 7: Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào? để nói về Bác Hồ.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

GV đọc cho HS nghe, viết bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”

Thời gian 15 phút

Hội đua voi ở Tây Nguyên

Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cô có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

Theo Lê Tấn

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Rùa và Thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à ?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được !ời dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ : Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngả đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng khôn nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

(Theo La Phông - ten )

1. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? (0,5 điểm)

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.

2. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? ( 0,5 điểm)

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.

3. Rùa đã chạy thi như thế nào? ( 0,5 điểm)

A. Cố sức chạy thật nhanh.

B. Vừa chạy vừa nhìn theo Thỏ mỉm cười.

C. Chưa cần chạy vội.

D. Vừa chạy vừa hái hoa.

4. Thỏ đã chạy thi như thế nào? (0, 5 điểm)

A. Không chạy ngay mà nhởn nhơ trên đường.

B. Không chạy mà chỉ hái hoa, bắt bướm.

C. Khi Rùa đến gần đích mới bắt đầu chạy.

D. Cả ba ý trên.

5. Vì sao Thỏ thua Rùa? (0.5 điểm)

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gi? ( 0,5 điểm)

Rùa đang cố hết sức tập để chuẩn bị thi chạy với Thỏ.

7. Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì? (1 điểm)

8. Điền hoặc vào chỗ trống: (1 điểm)

Mùa …….ắng, đất …….ẻ chân chim, …….ền nhà cũng rạn …….ứt. Trên cái đất phập phều và …….ắm gió …….ắm dông như thế, cây đứng …….ẻ khó mà chống chọi …….ổi.

9. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a) Hỡi các loài chim, ngày mai, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không?

b) Bé Na bừng tỉnh khi tiếng gà trống gáy “Ò...ó...o....”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

       Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

- Em đã làm việc gì?

- Em làm việc đó ở đâu?

- Em làm cùng với ai?

- Kết quả công việc ra sao?

Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:

"Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia."

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?

A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.

B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.

C. Cả hai ý trên.

Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá.

B. Hoa, lá, chim sâu.

C. Chim sâu, gió, hoa, lá.

Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.

B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.

C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.

D. Mọi người, mọi vật đều có ích.

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?

A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.

B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.

C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể về một nữ anh hùng mà mình biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy chốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

Tên bạn là gì?

Tôi là Nhím Nhí.

Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà bạn của bạn”.

Nhím nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại bới tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

Trần Thị Ngọc Trâm

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

1. Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (M1-0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

2. Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (M1-0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

3. Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (M2-0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

4. Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (M2-0,5 điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

5. Câu chuyện cho em bài học gì? (M3-1,0 điểm)

6. Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (M4-1,0 điểm)

7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (M2-0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

8. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (M1-0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

9. Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (M3-1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

(Duy Khán)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài: «Cây gạo» (sách GK Tiếng Việt lớp 3, tập II, trang 144). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Vào mùa hoa.

b. Vào mùa xuân.

c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau .

Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh .

Đó là : ………………………………

b. 2 hình ảnh .

Đó là : ………….……………………

c. 3 hình ảnh .

Đó là : ……………………………….

Câu 4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong câu văn sau:

Hằng ngày, Lan đi học bằng xe đạp.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe – viết: Bài “Mưa” trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 134.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sư Tử và Kiến

Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.

Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm. Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, .... đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn.

Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp.

Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến, Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.

Theo truyện cổ dân tộc Lào

1. Sư Tử chỉ kết bạn với những con vật như thế nào? (0.5 điểm)

A. Những loài vật có ích

B. Những con vật nhỏ bé

C. Những con vật to khỏe như mình

D. Chỉ kết bạn với loài Sư Tử

2. Khi Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, Sư Tử đã phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Vui vẻ kết bạn với Kiến Càng.

B. Xua đuổi Kiến Càng vì Sư Tử nghĩ những con vật bé nhỏ không có ích gì.

C. Đánh đuổi Kiến Càng vì hai loài có mối thù truyền kiếp.

D. Kết bạn với Kiến Càng nhưng với điều kiện Kiến Càng phải chữa bệnh cho mình.

3. Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Các bạn đều đến thăm, nhưng không giúp gì, mặc cho Sư Tử đau đớn.

B. Các bạn đến thăm hỏi và tìm cách chạy chữa cho Sư Tử

C. Các bạn kiếm cớ không đến thăm hỏi Sư Tử vì sợ lây bệnh.

D. Các bạn lôi con rệp ra khỏi tai cho Sư Tử

4. Khi Sư Tử bị đau tai, Kiến Càng đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Bỏ mặc Sư Tử vì trước đây Sư Tử đã đối xử không tốt với mình.

B. Bỏ qua chuyện cũ, lặn lội đường xa mời bác sĩ tới cứu Sư Tử.

C. Bỏ qua chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, bò vào tai lôi ra một con rệp để cứu Sư Tử.

D. Dặn những người bạn khác của mình không được tới cứu Sư Tử.

5. Trước việc làm cứu bạn của Kiến Càng, Sư Tử cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm thấy Kiến Càng có ý đồ tiếp cận mình.

B. Đâm ra ghét những người bạn to lớn của mình.

C. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng.

D. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng, từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời của mình.

6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Gạch dưới những từ ngữ được dùng để nhân hóa trong câu sau: (0.5 điểm)

“Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.”

8. Điền dấu phẩy và dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)

Mẹ bảo em “Con hãy học giỏi chăm ngoan cho mẹ vui, con nhé!”

9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được kẻ chân trong câu sau: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn giới thiệu về một môn thể thao.

Gợi ý:

- Đó là môn thể thao nào?

- Em được tham gia môn thể thao đó hay xem môn đó khi nào? Ở đâu?

- Môn thể thao đó có điểm gì làm cho em yêu thích?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh đọc thầm bài: "Đối đáp với vua" (SGK TV3 Tập 2 trang 49)

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài :

Câu 1: Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì?

a. Muốn tắm ở hồ
b. Muốn nhìn rõ mặt vua
 c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình

Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát đối lại lời của vua?

a. Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát
b. Vì Vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối đáp
 c. Vì Vua tạo cơ hội để cậu được tha tội

Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu: “Một lần Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Khi nào?
b. Ở đâu?
 c. Như thế nào?

Câu 4: Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?

a. Chậm hiểu
b. Ngu dốt
 c. Sáng dạ, nhanh trí

Câu 5: Câu thơ nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
b. Nước trong neo nẻo cá đớp cá.
 c. Nước trong leo nẻo cá đớp cá.

Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ chỉ hoạt động?

a. Hiểu biết
b. Viết bài
 c. Bài vở

Câu 7: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

a. Kinh đô Huế
b. Hồ Hoàn Kiếm
 c. Hồ Tây

Câu 8: Trong bài thơ sau:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
 Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
 Rung một hồi chuông vang.

Những nhân vật được nhân hóa là?

a. Kim giờ
b. Kim phút
 c. Cả 3 kim

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Giáo viên đọc cho HS viết bài: “Đối đáp với vua” (SGK TV3 Tập 2 trang 49)

Viết đoạn từ "Từ đầu……………… xuống hồ tắm"

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy kể về người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý:

a. Người đó là ai, làm nghề gì?

b. Người đó hàng ngày làm những công việc gì?

c . Người đó làm việc như thế nào?

d. Tình cảm của em đối với người đó ra sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

- Đọc thầm bài thơ:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

(Hoài Khánh)

Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?

- Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm)

A. Có 2 sự vật

B. Có 3 sự vật

C. Có 4 sự vật

D. Có 5 sự vật

- Hãy kể tên những sự vật đó:.............................................................................

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1 điểm)

A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.

B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.

C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.

Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)

Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)

- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên...dưới chân) trang 59.

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây:

a. Đó là hội gì?

b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?

c. Mọi người đi xem hội như thế nào?

d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?

e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)?

g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:

Vịt con và gà con

Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.

Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!"

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.

(Theo Những câu chuyện về tình bạn)

Câu 1: Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.

B. Gà con sợ quá khóc ầm lên.

C. Gà con đến cứu Vịt con.

D. Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cây cao để trốn.

Câu 2: Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.

B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu.

C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.

D. Vịt con vội vàng bỏ chạy.

Câu 3: Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (1điểm)

Câu 4: Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (0,5điểm)

Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

[ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì? (1điểm)

Câu 6: Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. (0,5điểm)

Câu 7: Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (0,5điểm)

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.

Câu 8: Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm)

Hồng nói với bạn () " Ngày mai () mình đi về ngoại chơi ()"

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0,5điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Màu hoa

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?

– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:

– Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

– Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn… Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng… Cô bé ơi, đó là tôi đấy!

Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.

(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?

a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.

b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.

c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?

a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.

b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.

c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.

Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?

a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.

c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.

Câu 4: Bài văn nói lên điều gì?

a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.

b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.

c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.

Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a) Màu của hoa đào như…

b) Hoa đào nở như…

c) Màu của hoa hồng như…

Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào?

a. Ở đâu?

b. Khi nào?

c. Vì sao?

Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.

Mùa thu .... (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ .... (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng .... (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời .... (4) cây cỏ .... (5) Mùa thu thật là đẹp!

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi,… với hoa hồng đỏ như màu lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế,… tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa. Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài thơ sau:

Ngày hội rừng xanh

Chim Gõ Kiến nổi mõ

Gà Rừng gọi vòng quanh

Sáng rồi, đừng ngủ nữa

Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, Trúc thổi nhạc sáo

Khe Suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo

Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa

Khướu lĩnh xướng dàn ca

Kì Nhông diễn ảo thuật

Thay đổi hoài màu da.

Nấm mang ô đi hội

Tới suối, nhìn mê say:

Ơ kìa, anh Cọn Nước

Đang chơi trò đu quay!

(Vương Trọng)

Câu 1: Nối tên con vật ở cột trái với từ ngữ tả hoạt động của chúng ở cột phải cho thích hợp.

a) Chim Gõ Kiến

1. gọi vòng quanh đánh thức bạn bè

b) Gà Rừng

2. nổi mõ thúc giục đi hội

c) Công

3. diễn ảo thuật thay đổi màu da

d) Khướu

4. dẫn đầu đội múa

e) Kì Nhông

5. lĩnh xướng dàn đồng ca

Câu 2: Nối từng ô chỉ tên sự vật ở bên trái với ô thích hợp ở bên phải để thấy các sự vật tham gia ngày hội rừng xanh như thế nào.

a) Tre, Trúc

1. thay áo mới màu tươi non

b) Khe Suối

2. thổi nhạc sáo

c) Cây

3. gảy nhạc đàn

d) Nấm

4. chơi trò đu quay

e) Cọn Nước

5. mang ô đi hội

Câu 3: Bài thơ nói về điều gì?

a. Hoạt động của các con vật trong rừng.

b. Vẻ đẹp của cảnh vật núi rừng.

c. Hoạt động, niềm vui của các con vật, sự vật trong rừng vào ngày hội của mình.

Câu 4: Bài thơ “Ngày hội rừng xanh” có nhiều hình ảnh nhân hoá rất sinh động. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Các con vật trong bài “Ngày hội rừng xanh” được nhân hoá bằng cách nào?

a. Dùng từ gọi chúng như gọi một con người

b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả chúng.

c. Nói chuyện với chúng như nói chuyện với con người.

Câu 2: Cọn nước trong bài thơ được nhân hoá bằng những cách nào?

a. Dùng từ gọi nó như gọi một con người.

b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả nó.

c. Nói chuyện với nó như nói chuyện vói một con ngưòi.

Câu 3: Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau:

a). Nói “Chim Gõ Kiến nổi mõ” vì Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tim kiến để ăn.

A. Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.

B. một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.

C. dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.

b) Vì Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da nên tác giả đã nói “Kì Nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da”.

A. có thể thay đổi màu da.

B. Kì Nhông là loài thằn lằn.

C. Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da.

Câu 4: Điền bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? vào chỗ trống trong những câu sau:

a) Vì… nên tác giả bài thơ đã nói Gà Rừng gọi vòng quanh để bảo mọi người đừng ngủ nữa, dậy đi hội.

b) Tác giả viết “Tre, Trúc thổi nhạc sáo” vì…

c) Tác giả để cho “Công dẫn đầu đội múa” vì…

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

II. Tập làm văn (6 điểm)

Câu 1: Dựa vào bài thơ, em hãy kể về “Ngày hội rừng xanh”.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Trống đồng Đông Sơn

Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.

Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc…

(theo Nguyễn Văn Huyên)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài đọc trên nói về đồ vật gì?

A. Trống đồng Hoa Lư

B. Trống đồng Đông Bắc

C. Trống đồng Sơn Tây

D. Trống đồng Đông Sơn

2. Bộ sưu tập trống đồng của nước ta có đặc điểm gì?

A. phong phú

B. đơn giản

C. tiện dụng

D. đa dạng

3. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về những đặc điểm gì?

A. Hình dáng, kích thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn

B. Hình dáng, màu sắc, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn

C. Kiểu dáng, kích thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn

4. Trung tâm mặt trống đồng luôn là họa tiết gì?

A. Ngôi sao năm cánh

B. Ngôi sao sáu cánh

C. Ngôi sao nhiều cánh

D. Ngôi sao ít cánh

5. Đâu không phải là họa tiết được xuất hiện trên mặt trống đồng?

A. Hình tròn đồng tâm

B. Hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền

C. Hình tên lửa được phóng lên vũ trụ

D. Hình chim bay, hươu nai có gạc

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh…

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả loại quả mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài thơ sau:

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh "đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì?

a. Từ đất Cao Lanh trồng được những bông hoa.

b. Những hình ảnh được vẽ trên đất Cao Lanh rất đẹp.

c. Từ đất Cao Lanh nặn được những bông hoa.

Câu 2: Người nghệ nhân đã vẽ lên đất Cao Lanh những cảnh vật gì?

a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.

b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.

Câu 3: Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì?

a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa.

b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây.

c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế.

Câu 4: Bài thơ ca ngợi điều gì?

a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng.

b. Cảnh đẹp của đất nước ta.

c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm.

Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.

Người nghệ nhân Bát Tràng thật... (1). Với cây bút... (2), bàn tay... (3) chỉ khẽ... (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa... (5). Bàn tay ấy khẽ... (6) Là hàng ngàn gợn sóng... (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.

(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)

Câu 2: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.

a) Những cánh cò trắng

1. sừng sững

b) Cây đa thân thuộc

2. bồng bềnh

c) Con đò nhỏ

3. lăn tăn

d) Những con sóng nhỏ

4. dập dờn

Câu 3: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?

A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.

B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.

C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.

D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.

E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ở lại với chiến khu

Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi, ra đi thà chết không lui....”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh,... Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Một con chó hiền

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ?

a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống.

b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán.

c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ.

d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ.

Câu 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ.

a) Cô Phô-xơ

1. luôn nhìn cô thân thiện.


2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi thấy nó bị đánh đập.

b) Con chó nhỏ

3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn.


4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

Câu 3: Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó?

a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ.

b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon.

c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.

b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác.

c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

Câu 5: Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này?

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó.

Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông... (1) trông rất... (2) Hai cái tai nhỏ... (3), đôi mắt... (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy... (5) tỏ vẻ... (6). Em rất... (7) Cún Bông.

Câu 2: Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?

a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người.

b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo.

d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.

e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu.

Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu "Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bi đánh đập." trả lời cho câu hỏi nào?

a. Là gì?

b. Làm gì?

c. Như thế nào?

Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh.

a) Bàn chân của nó đen mượt như... trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như...

b) Con chó như... đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện "Một con chó hiền"

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.

(trích Khi mẹ vắng nhà - Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Cụm từ Khi mẹ vắng nhà được lặp lại bao nhiêu lần trong bài thơ trên?

A. 4 lần

B. 5 lần

C. 6 lần

2. Mẹ trở về nhà vào bao nhiêu lần trong ngày?

A. 4 lần

B. 5 lần

C. 6 lần

3. Câu nào sau đây được viết theo kiểu câu Ai là gì?

A. Bạn nhỏ rất ngoan ngoãn.

B. Bạn nhỏ là đứa con ngoan

C. Bạn nhỏ làm việc rất ngoan

4. Từ giã gạo là từ chỉ:

A. Hành động

B. Đặc điểm

C. Sự vật

Câu 2. Em hãy nối những hành động của bạn nhỏ ở cột A, với kết quả của hành động đó ở cột B sao cho hợp lý nhất.

A

B

Em luộc khoai

Gạo giã trắng tinh

Em cùng chị giã gạo

Cỏ đã quang vườn

Em thổi cơm

Khoai đã chín

Em nhổ cỏ vườn

Cổng nhà sạch sẽ 

Em quét sân và quét cổng

Cơm dẻo và ngon

Câu 3. Em cảm nhận như thế nào về nhân vật bạn nhỏ trong đoạn thơ?

Câu 4. Em đã từng làm những việc gì giúp mẹ mỗi ngày? Em hãy kể tên các việc đó.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Ngôi nhà chung

Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật...

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý sau:

a) Người đó là ai, làm nghề gì?

b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?

c) Người đó làm việc như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với người đó?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Những điều lý thú về tên người

Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.

Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp.

Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.

(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Theo bài đọc, khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên?

A. Họ, tên, tên đệm

B. Họ, tên, phụ danh

C. Phụ danh, tên đệm

2. Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì:

A. Tên địa danh

B. Tên riêng

C. Tên đệm

3. Một số người dân ở đâu lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái?

A. Hà Tây

B. Cao Bằng

C. Lạng Sơn

4. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để làm gì cho con?

A. Làm tên cho con

B. Làm họ cho con

C. Không làm gì cả

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức…

Nguyễn Văn Chương

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem theo gợi ý sau:

a)   Đó là buổi biểu diễn gì ?

b)   Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

c)   Em cùng xem với những ai ?

d)   Buổi diễn có những tiết mục gì ?

e)   Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Mùa hoa cải dầu (Nanohana) thường rộ vào khoảng tháng 3, tháng 4, và đến gần cuối tháng 5 - lúc cây cải đã hơi già và hoa nở vàng rực rỡ. Vào thời gian này những bông hoa cải bắt đầu nở rộ và đẹp nhất trong năm. Khi đi trên những cánh đồng hoa cải, các bạn sẽ thấy những bụi phấn hoa cải bám trên quần áo tạo nên hương thơm độc đáo, đó là mùi hương cay cay nồng nồng khó tả.

Hoa cải dầu thường được dùng làm thực phẩm và có vị hơi đắng. Khi tuyết của mùa đông vừa tan, hạt cải đã được gieo ngay xuống các cánh đồng, để khi nắng xuân vừa ấm rực, thì giống như các loài cây hoa khác, cây cải cũng tưng bừng nở hoa.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Hoa cải dầu thường nở vào khoảng thời gian nào trong năm?

A. Từ tháng 3 đến giữa tháng 5

B. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5

C. Từ tháng 3 đến đầu tháng 5

2. Thời điểm nào thì được gọi là “mùa hoa cải dầu”?

A. Khi cây cải dầu bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên

B. Khi những cây cải non vừa phát triển, xanh tốt

C. Khi những cây cải dầu hơi già và hoa thì nở vàng rực

3. Hoa cải dầu có mùi hương như thế nào?

A. Mùi hương cay cay nồng nồng khó tả

B. Mùi hương ngọt ngào mê say

C. Mùi hương nhạt nhòa khó nhận thấy

4. Người ta thường gieo trồng cây cải dầu khi nào?

A. Khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống

B. Khi có một lớp tuyết dày bao phủ trên mặt đất

C. Khi lớp tuyết dày vừa tan đi hết

5. Em hãy kể tên các loài hoa nở vào mùa xuân mà mình yêu thích cho mọi người cùng nghe.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh…

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý sau:

a) Người đó là ai, làm nghề gì?

b) Người đó hằng ngày làm những việc gì?

c) Người đó làm việc như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với người đó?


Đề thi, giáo án các lớp các môn học