[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Thông tư 27 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 Thông tư 27 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I
I. Đọc thành tiếng
Đọc một đoạn trong các bài tập đọc: Đất quý, đất yêu; Nắng phương Nam; Cửa Tùng; Người liên lạc nhỏ; Nhà rông ở Tây Nguyên; Hũ bạc của người cha; Mồ Côi xử kiện
(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1B – lớp 3)
II. Đọc thầm bài đoạn văn sau
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:
Câu 1. Bác trọ ở đâu?
A. Khách sạn rẻ tiền.
B. Trọ nhà dân
C. Khách sạn sang trọng
Câu 2. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Viết báo.
C. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
Câu 3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?
A. Dùng lò sưởi.
B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.
C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.
Câu 4. Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.
C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
...........................................................................................
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II.
1. Chính tả (Nghe - viết)
Viết bài: Đôi bạn – Viết đoạn 3 của bài
(TLDH - T.Việt 3 - tập 1B- Trang 82)
2. Tập làm văn
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng 4 điểm
Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: 4 điểm
Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập 6 điểm
+ Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm
+ Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 điểm
+ Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào? 1 điểm (Đáp án đúng được bôi đậm)
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1 điểm
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau? 1 điểm (Đáp án đúng được bôi đậm)
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.
1. Viết chính tả:
- Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
- Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
- Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm
2. Tập làm văn:
- Viết được đoạn văn giới thiệu về tổ theo đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng.
- Giới thiệu được các thành viên trong tổ. Số bạn nam, số bạn nữ.
- Nêu được đặc điểm của từng bạn
- Cảm nhận về tổ của mình.
Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/ Kiểm tra đọc thành tiếng: (6 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (4điểm)
Em hãy đọc thầm đoạn sau đây, rồi đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi phía dưới:
Âm thanh thành phố Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm. Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác. Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng. Theo TÔ NGỌC HIẾN |
1/ Lúc còn đi học, anh Hải say mê gì?
a/ Anh Hải say mê nghe âm thanh thành phố.
b/ Anh Hải rất say mê âm nhạc.
c/ Anh Hải rất say mê đàn.
d/ Anh Hải rất say tiếng sóng.
2/ Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
a/ Âm thanh náo nhiệt, ồn của thành phố.
b/ Âm thanh của tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng pi-a-nô.
c/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bị khô, tiếng còi ô tô gay gắt, tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh xe sắt lăn ầm ầm, tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô..
d/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán hàng rông rao hàng, tiếng còi xe máy xin đường, tiếng còi tàu thủy thét lớn và tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô.
3/ Câu: Bác nông dân đang cày ruộng trên cánh đồng. thuộc kiểu câu nào?
a/ Ai là gì ?
b/ Ai làm gì?.
c/ Ai thế nào?
d/ Ai làm gì, thế nào?.
4/ Câu truyện Âm thanh thành phố có ý nghĩa gì?
….……………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I/ Chính tả: (5 điểm)
Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân... đến …một chiếc lá đang rơi như vậy) - (trang 73, sách Tiếng Việt 3, tập 1).
II/ Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian: 40 phút. HS làm vào giấy ô li.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em yêu mến.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I/ Đọc thành tiếng: (6đ)
- Giáo viên ghi số 1, 2, 3, 4 vào phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó, sau đó trả lời 1 câu hỏi. Giáo viên lần lượt kiểm tra từng học sinh.
- Học sinh đọc đúng, rõ ràng, không sai, trôi chảy … cho 5 điểm. Còn đọc sai, chậm, chưa rõ, … tuỳ mức độ cho điểm (như: 4,75đ; 4,5đ; 4,25đ; 4đ; 3,75đ; 3,5đ; 3,25đ; 3đ; 2,75đ; 2,5đ; 2,25đ; 2đ; 1,75đ; 1,5đ; 1,25đ; 1đ; 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)
- Và trả lời đúng ý câu hỏi cho 1 điểm. Còn chưa đủ ý, chưa rõ ràng … tuỳ mức độ cho điểm (như: 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)
II/ Đọc thầm: Từ câu 1 đến câu 3 (3 điểm). Mỗi câu đúng 1 điểm.
Riêng câu 4 học sinh nêu nội dung câu chuyện thì được 1 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
b |
c |
b |
….………… |
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe – viết (5 điểm)
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)
+ Sai – lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn. (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:
Bài mẫu:
Cô Lan là người hàng xóm mà em rất yêu quí. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu "giống cây trồng, vật nuôi". Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quý mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình.
2/ Đánh giá, cho điểm:
- Học sinh viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu theo gợi ý của bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ cho 5 điểm.
- Hoặc tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3,25; 3; 2,75; 2,5; 2,25; 2; 1,75; 1,5; 1,25; 1; 0,75; 0,5; 0,25).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học, từ tuần 1 đến tuần 17, SGK TV3 tập 1.
2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP. (6 điểm)
Đọc thầm bài: “Đường vào bản”
Dựa theo nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ trước câu HS trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a) Vùng núi.
b) Vùng biển
c) Vùng đồng bằng
Câu 2: (1 điểm) Vật gì nằm ngang đường vào bản?
a) Một ngọn núi.
b) Một rừng vầu.
c) Một con suối.
Câu 3: (1 điểm)
Em hãy nêu mục đích chính của đoạn văn trên?
……………………………………………………………........……………
Câu 4: (1 điểm)
Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a) Một hình ảnh
b) Hai hình ảnh
c) Ba hình ảnh
Câu 5: (1 điểm)
Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau
a. Bông hoa cúc màu vàng rất đẹp.
b. Đồng lúa xanh bát ngát.
c. Lông thỏ mịn như nhung.
Câu 6: (1 điểm)
Em hãy viết một câu và xác định câu đó được viết theo mẫu câu nào.
...............................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
Bài “Về quê ngoại” (Đoạn viết: Em về quê ngoại ......êm đềm. SGK TV3 tập 1 trang 133)
2. Tập làm văn: 3 điểm
Đề bài: Viết một bức thư cho người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của em.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. ĐỌC HIỂU: 10 điểm
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
Kiểm tra các bài tập đọc giữa HKI; theo hình thức cho HS bắt thăm. Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, rành mạch: 1 điểm
- Ngắt, nghỉ đúng ở các dấu câu 0,25 điểm.
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu 0,25 điểm.
2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP.(6 điểm)
Câu 1.(1 điểm). Đáp án a
Câu 2.(1 điểm). Đáp án c
Câu 3.(1 điểm). Tả con đường vào bản rất đẹp
Câu 4.(1 điểm). Đáp án b
Câu 5. (1 điểm). Đáp án đúng: a) vàng; b) xanh; c) mịn.
Câu 6. (1 điểm).
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. CHÍNH TẢ: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm .
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh , không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm .
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn …trừ 0,25 điểm .
2. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn: 6 điểm
- HS viết được một bức thư để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của mình theo yêu cầu đạt 6 điểm .
- HS viết đúng cấu trúc một bức thư nhưng chưa đủ ý thì đạt 5 điểm .
- Tùy theo từng bài HS viết GV có thể cho 2 - 1,5 - 1 hoặc 0,5 điểm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. Chính tả - Nghe viết:
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi nào cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.Có đồng chí nhắc:
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú.Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo Đầu nguồn
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Cho văn bản sau:
Mạo hiểm
Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ nhất nói:
- Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa.
Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thứ hai nói:
- Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất. Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn.
Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi
Theo Hạt giống tâm hồn
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi.
Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?
A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.
B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.
C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.
D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.
Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?
A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non
B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.
C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.
D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.
Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm?
A. Tích cực – tiêu cực
B. Quyết tâm – lo lắng
C. Cố gắng – nhút nhát
D. Hành động – nản chí
Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?
A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.
B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp
C. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn
D. Trở thành một cây mầm bị thối.
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất?
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm dưới đây:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ.
b, Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi.
Câu 7: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? (chọn nhiều đáp án)
A. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.
B. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.
C. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc.
Câu 8: Các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu: “Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa” là:
...............................................................................................
III. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
II. Phần đọc hiểu:
Đáp án
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 7 |
B |
D |
A |
C |
A, C |
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là: phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.
Câu 6:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân như thế nào?
b, Cái gì tiếp tục đợi?
Câu 8:
- Hoạt động: ao ước, đón, đọng
- Trạng thái: mơn man và lóng lánh
III. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả
+ Sửa lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định)
2. Tập làm văn
* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau
1. Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi?
- Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào?
- Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó.
- Tình cảm của em và người hàng xóm đó.
Mẫu: Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em. Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
2. Chữ viết, chính tả:
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, có đủ bố cục đoạn văn.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
3. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau
- Có ý riêng, độc đáo.
- Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh.
- Viết câu văn có cảm xúc hoặc câu văn diễn đạt hay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển.
B. Vùng núi.
C. Vùng đồng bằng.
Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu.
B. 2 sắc màu.
C. 3 sắc màu.
D. 4 sắc màu
Câu 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục
B. Nước biển
C. Chiều tà
Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
...................................................................................................................................
Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (1đ)
Mi-sút-ca □ Xta-xích I-go □ cả ba bạn đều bịa chuyện □ Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa □
Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
...................................................................................................................
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe - viết (4đ)
Bài viết: Vầng trăng quê em, SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ)
Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ
2. Tập làm văn (6đ)
- Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ
- Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Chọn một trong hai cho các em đọc:
1. Bài “Giọng quê hương”/ 77 đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1
2. Bài “Đất quý đất yêu”/ 85. Đoạn từ “Đây là mảnh đất” đến “một hạt cát nhỏ”– Trả lời câu hỏi 3
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 đ)
SỰ TÍCH NGÔI NHÀ SÀN
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói :
- Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem : Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
- Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không ?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?
A. Con người sống trong hốc cây.
B. Con người sống trong lều cỏ.
C. Con người sống trong hang đá.
Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?
A. Vì ông thương chú Rùa gầy.
B. Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở.
C. Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng.
Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?
A. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
B. Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
C. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa
Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?
A. Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm.
B. Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng.
C. Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (Nghe - viết)
a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
- Giáo viên đọc từ "Cũng như tôi” đến hết. (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra Đọc
II. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5đ)
- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.
- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài mẫu 1:
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Bài mẫu 2:
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. |
núi |
B. |
biển |
C. |
đồng bằng |
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. |
suối |
B. |
con đường |
C. |
suối và con đường |
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. |
ngọn núi |
B. |
rừng vầu |
C. |
con suối |
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. |
cá, lợn và gà |
B. |
cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà |
C. |
những cây cổ thụ |
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. |
Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. |
B. |
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. |
C. |
Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác… |
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. |
Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
B. |
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
C. |
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa |
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
………………………………. ……………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1(0,5đ) |
Câu 2(0,5đ) |
Câu 3(1đ) |
Câu 4(1đ) |
Câu 5(0,5đ) |
Câu 6(0,5đ) |
A |
C |
C |
B |
A |
C |
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.
- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
- Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.
- Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần I.
I. Đọc thành tiếng
Giáo viên cho các em đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: Giọng quê hương trang 76; Đất quý, đất yêu trang 84; Người liên lạc nhỏ trang 112.
(Tài liệu HD Tiếng Việt lớp 3, tập 1)
II. Đọc thầm bài đoạn văn sau
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:
Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
A. Nước Ý
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Tây ban nha
Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Khi nào?
D. Ai làm gì?
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II.
1. Chính tả (Nghe - viết)
Viết bài: Hũ bạc của người cha – Viết đoạn 3 của bài.
(TLDH - T.Việt 3, tập 1B, trang 121)
2. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn (25 phút)
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: (4 điểm)
- Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm
Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ
Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….
Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..
Câu 7. 1đ
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. 1đ
A. chị Gió
Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.
1. Viết chính tả:
- Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
- Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
- Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm
2. Tập làm văn:
Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Nga thân mến!
Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!
Bạn gái
(Kí tên)
Song Hương
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
I. Đọc thầm
Chú kiến bé xíu
Sáng nay tìm mồi
Gặp được miếng bánh
Của ai đánh rơi.
Kiến tha không xuể
Vì bánh quá to
Chú liền đi gọi
Mọi người cùng lo.
Đi được một đoạn
Kiến làm dấu mau
Gặp bạn kiến khác
Chụm đầu nhắn nhau.
Chỉ trong giây lát
Theo dấu chỉ đường
Kiến to kiến nhỏ
Nối nhau thành đàn.
Cùng nhau khiêng bánh
Về tổ của mình
Biết hợp sức lại
Ai nào dám khinh?
(Biết hợp sức lại, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Dựa trên nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời sau:
1. (0,5 điểm) Bài thơ trên kể về loài động vật nào?
A. Con mèo
B. Con kiến
C. Con gà
2. (0,5 điểm) Khi đi tìm mồi chú kiến đã tìm thấy cái gì?
A. Miếng bánh
B. Cái kẹo
C. Múi cam
3. (0,5 điểm) Vì sao chú kiến không thể một mình tha đồ về tổ?
A. Vì miếng bánh quá to
B. Vì miếng bánh quá dài
C. Vì miếng bánh quá bé
4. (0,5 điểm) Chú kiến đã nghĩ ra cách gì để mang mồi về tổ?
A. Để miếng bánh lên chiếc xe cho dễ di chuyển
B. Kêu gọi mọi người cùng đến mang bánh về
C. Cắt miếng bánh ra thật nhỏ rồi mang về
5. (1 điểm) Từ bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho mình?
….………………………………………………………………
….………………………………………………………………
Phần 2. Kiểm tra viết (7 điểm)
I. Chính tả: Nghe viết (3 điểm)
Kiến tha không xuể
Vì bánh quá to
Chú liền đi gọi
Mọi người cùng lo.
II. Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể lại tiết học mà mình yêu thích nhất cho mọi người cùng nghe.
….………………………………………………………………….……………………….……………………
….………………………………………………………………….……………………….……………………
….………………………………………………………………….……………………….……………………
….………………………………………………………………….……………………….……………………
….………………………………………………………………….……………………….……………………
….………………………………………………………………….……………………….……………………
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
I. Đọc thầm
II. Trắc nghiệm
1. B (0, 25 điểm)
2. A (0, 25 điểm)
3. A (0, 25 điểm)
4. B (0, 25 điểm)
5. Gợi ý trả lời:
- Bài học rú ra được là bài học về sự đoàn kết. (0, 5 điểm)
- Khi gặp vấn đề khó khăn, chúng ta không nên bỏ cuộc, mà cần đoàn kết lại, hợp sức lại với nhau, như vậy sức mạnh sẽ tăng lên rất nhiều lần, nhờ vậy, vấn đề được giải quyết. (0, 5 điểm)
Phần 2. Kiểm tra viết
I. Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 0,5 điểm
II. Tập làm văn
1. Nội dung: 2 điểm
- HS viết được đoạn văn đảm bảo phần nội dung sau:
+ Tiết học yêu thích nhất của em là môn học nào, do giáo viên nào dạy, diễn ra vào thời gian nào?
+ Trong tiết học đó, giáo viên và học sinh có những hoạt động gì?
+ Cảm xúc, suy nghĩ của em về tiết học đó?
+ Ý nghĩa, vai trò của tiết học đó đối với bản thân em.
2. Kỹ năng: 2 điểm
- Điểm tối đa cho cách trình bày: 0,25 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 0,75 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Thông tư 27
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU: (30 phút – 7 điểm)
1. Đọc thầm đoạn văn sau:
Ba điều uớc
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? (0,5 đ)
A. Vàng bạc
B. Lò rèn mới.
C. Ba điều ước
Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ? (0,5 đ)
A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi
B. Luôn bị bọn cướp rình rập
C. Làm chàng vui
Câu 3:Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? (1 đ)
A. 1 hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………
B. 2 hình ảnh là :
………………………………………………………………………………………
C. 3 hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? (1 đ)
………………………………………………………………………………………
Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 đ)
Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: (0,5 đ)
a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít
b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui
Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài. (1 đ)
……………………….................................................................................................
Câu 8: Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ có từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 đ)
A. dòng sông, mái đình, cây đa, chân thật
B. Bố mẹ, ông bà, anh chị, chú bác
C. trẻ em, trẻ thơ, trẻ con, em bé
Câu 9: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng (1 đ)
……………………….................................................................................................
II – Chính tả (3 điểm):
Cây gạo
Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm.
Theo VŨ TÚ NAM
III – Tập làm văn (7 điểm):
Em hãy viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu kể về một người mà em yêu quý.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Đọc hiểu: 4điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
C |
B |
A. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. |
Lao động (làm việc) mới là có ích nhất. |
Bay, ngắm |
Dấu hỏi chấm Dấu chấm |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
1 |
1 |
0,5 |
0,5 |
Câu 7: Viết đúng 1 câu HS đạt điểm tối đa 1 đ
Câu 8: A. 1 điểm
Câu 9: HS đặt câu đúng : 1 đ
2. Chính tả: 3 điểm
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 đ
- Đúng tốc độ, đúng chính tả: 2 đ
- Trình bày sạch đẹp: 0,5 đ
- Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định)
- Hai lỗi sai hoàn toàn giống nhau chỉ trừ một lần điểm
3. Tập làm văn: 7 điểm
+ Nội dung: 4 đ
- HS viết được đoạn văn 7 -10 câu, có nội dung gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, có câu mở đoạn, kết đoạn.
+ Kĩ năng:
- Viết đúng chính tả : 0,5 đ
- Dùng từ, đặt câu, diễn đạt: 2 đ
- Sáng tạo : 0,5 đ
Lưu ý: Những bài viết quá số câu không cho điểm tối đa.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)