[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. KIỂM TRA ĐỌC (4 điểm)
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...
Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(Theo A-mi-xi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai?
a. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc
b. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc
c. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc
2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập?
a. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch
b. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch
c. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch
3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì?
a. Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi
b. Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát
c. Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát
4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi?
a. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi
b. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động
c. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao
5.Đặt câu hỏi cho bô phận in đậm
a. Mô – da là thần đồng âm nhạc nước Áo thế kỉ XVIII.
b. Bà là cả một kho cổ tích
c. Chích bông là bạn của bà con nông dân.
d. Đà Lạt là thành phố trên cao nguyên.
II. KIỂM TRA VIẾT (6 điểm)
1. Chính tả: (Nghe - viết )
Nghe viết: Bài "Nước biển Cửa Tùng”
Nước biển Cửa Tùng
Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
2. Tập làm văn.
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ I vừa qua.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. KIỂM TRA ĐỌC (4 điểm)
1. a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc
2. c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch
3. b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát
4. b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động
5.
Gợi ý:
a. Ai là thần đồng âm nhạc nước Áo thế kỉ XVIII?
b. Ai là cả một kho cổ tích?
c. Con gì là bạn của bà con nông dân?
d. Đà Lạt là cái gì?
II. KIỂM TRA VIẾT (6 điểm)
1. Chính tả: Học sinh viết đúng chính tả
2. Làm văn
Gợi ý: Bài văn viết thư cần đảm bảo những nội dung sau:
- Dòng đầu thơ: nơi gửi, ngày…tháng…năm…
- Lời xưng hô với người nhận thư.
- Lí do viết thư
- Lời giới thiệu về mình.
- Nội dung: thăm hỏi, báo tin, lời chúc, lời hứa hẹn,…
Bài mẫu:
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2024
Anh Hùng yêu quý của em!
Lâu rồi, không nhận được thư anh, mẹ buồn và trách anh lắm đó. Mẹ bảo em viết thư cho anh đây. Dạo này, anh có khỏe không? Đã xong khóa tập luyện chưa anh? Còn bao lâu nữa thì được lên bờ. Lính Hải quân chắc vất vả lắm anh nhỉ? Ba mẹ và em đều khỏe. Mẹ nhắc anh hoài đó. Hễ mỗi lần nói chuyện về anh là mẹ lấy khăn lau nước mắt. Mẹ nói, mẹ thương anh nhất. Nhiều lúc, em ghen tị với anh và cho rằng anh đã giành hết tình thương của mẹ về cho mình. Mẹ cũng bảo, mẹ thương em nhất. Đúng không anh? Lúc nào, anh về nhất định, em sẽ bắt mẹ cân thử, xem anh hay em, bên nào mẹ dành tình cảm nhiều hơn, anh nhé!
Em vẫn học bình thường, kì I vừa qua em đã giữ vững phong độ, môn nào cũng đạt kết quả cao nhất đó anh. Em sẽ phấn đấu để học tốt y như anh vậy. Ngoài ra em còn giúp mẹ được nhiều việc hơn: quét nhà, rửa chén bát, nấu cơm, nhặt rau…, việc gì em cũng làm được. Em đang tập làm đồ ăn để khi anh về, em sẽ đãi anh một bữa. Thế anh nhé! Em dừng bút đây. Anh nhớ viết thư về kẻo mẹ buồn.
Em gái của anh
Hà Phương
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A.KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. |
núi |
B. |
biển |
C. |
đồng bằng |
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. |
suối |
B. |
con đường |
C. |
suối và con đường |
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. |
ngọn núi |
B. |
rừng vầu |
C. |
con suối |
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. |
cá, lợn và gà |
B. |
cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà |
C. |
những cây cổ thụ |
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
B. |
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. |
C. |
Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác… |
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
B. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
C. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
………………………………. ……………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
ĐÁP ÁN
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
A |
C |
C |
B |
A |
C |
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.
- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
- Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.
- Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy loài mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo :
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ về ở theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
1. Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?
a. Sống theo đàn.
b. Sống theo nhóm.
c. Sống lẻ loi một mình.
d. Sống theo cặp.
2. Kiến đỏ bảo các kiến khác làm gì ?
a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
d. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng bữa.
3. Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ?
a. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động .
b. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.
d. Vì họ hàng nhà kiến siêng năng làm việc.
4. Câu có hình ảnh so sánh là?
a. Đàn kiến đông đúc.
b. Đàn kiến rất hiền lành
c. Người đi rất đông.
d. Người đông như kiến.
5.
a. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai là gì ?” nói về con kiến.
b. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai làm gì ?” nói về con kiến.
6. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau:
- Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe - viết )
Nghe viết bài: Hũ bạc của người cha (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 – Trang 121)
2. Tập làm văn.
Viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) kể về một người bạn mà em yêu quý nhất.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. Kiểm tra đọc
1. c. Sống lẻ loi một mình.
2. b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
3. c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.
4. d. Người đông như kiến.
5.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Ai là gì? Ai làm gì?
a.
Kiến là con vật rất chăm chỉ làm việc.
Kiến là con vật rất đoàn kết.
b.
Con kiến đang tha mồi về tổ.
Con kiến đang đào hang.
6.
Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả: HS chú ý viết đúng chính tả
2. Làm văn
Gợi ý:
- Người bạn đó tên là gì, có phải bạn cùng lớp với em không?
- Kể đôi nét về ngoại hình, vóc dáng, tính cách của bạn?
- Kỉ niệm của em với người bạn đó?
- Tình cảm của em với người bạn đó thế nào?
-…
Bài văn tham khảo:
Nam là bạn thân của em từ ngày học lớp một tại trường Tiểu học Tô Hoàng. Nam cùng tuổi với em nhưng to cao hơn, khoẻ mạnh hơn. Nam có vầng trán cao, cặp mắt sáng, giọng nói to, dứt khoát. Nam học giỏi tất cả các môn, làm Toán nhanh, viết chữ đẹp, có năng khiếu vẽ, thích vật và đá bóng, hay làm trò cười, rất vui tính. năm học lớp hai, Nam là học sinh giỏi, đứng đầu lớp. Lên lớp ba, Nam là tổ trưởng tổ 2, được chọn thi học sinh giỏi Toán của khối ba toàn trường. Nam và em rất thân thiết với nhau, môn Toán em còn yếu bạn Nam đã giúp đỡ em rất nhiều để em tiến bộ. Em rất yêu quý Nam và luôn tự hứa sẽ đối xử với bạn ấy thật tốt, để tình bạn này mãi mãi bền lâu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I
Đọc thành tiếng
Giáo viên cho các em đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: Giọng quê hương trang 76; Đất quý, đất yêu trang 84; Người liên lạc nhỏ trang 112.
(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1 - lớp 3)
II . Đọc thầm bài đoạn văn sau
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:
Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
A. Nước Ý
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Tây ban nha
Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Khi nào?
D. Ai làm gì?
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II.
1. Chính tả (Nghe - viết)
Viết bài: Hũ bạc của người cha - Viết đoạn 3 của bài.
(TLDH - T.Việt 3 - tập 1B- Trang 121) (15 phút)
2. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn .
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng
- Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.
2. Đọc thầm và làm bài tập
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs
- Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….
Câu 6:
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..
Câu 7.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9.
A. chị Gió
Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.
1. Viết chính tả:
- Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
- Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
- Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm
2. Tập làm văn:
Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Nga thân mến!
Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!
Bạn gái
(Kí tên)
Song Hương
Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Đà Lạt
Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo ... trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.
Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa .
Tập đọc lớp 3 - 1980
1. Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào?
a. mát mẻ, khoáng đãng
b. nắng chói chang
c. lạnh lẽo, rét buốt
d. Ẩm ướt, âm u
2. Từ ngữ chỉ đặc điểm của trái cây ở Đà Lạt là:
a. mơn mởn
b. trĩu quả
c. mát rượi
d. Xanh mượt
3. Trong bài có mấy tên riêng:
a. 7
b. 4
c. 6
d. 5
4.
“Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu”. Bộ phận in đậm của câu trả lời cho câu hỏi nào?
a. Khi nào?
b. Vì sao?
c. Ở đâu?
d. Như thế nào?
5. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1
b. 5
c. 3
d. Không có hình ảnh nào
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe - viết )
Nghe viết bài “Vầng trăng quê em” (Tiếng việt lớp 3,tập 1,trang 142 )
2. Tập làm văn.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Lời giải chi tiết
I. Kiểm tra đọc
1.a. mát mẻ, khoáng đãng
2.b. trĩu quả
3. b. 4
4. c. Ở đâu?
5. Phương án: c. 3
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả
2. Làm văn
Gợi ý:
- Quê em ở đâu?
- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
- Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Bài văn tham khảo:
Quê em ở thành phố Hội An. Nơi đó có những khu phố cổ được hình thành từ bao đời nay. Em yêu nhất những ngôi nhà trên đường phố cổ. Có ngôi nhà được làm cách đây đã hơn một trăm năm. Mái nhà phủ đầy rêu xanh. Cột nhà bằng thân cây gỗ lim to đến nỗi hai, ba đứa chúng em cầm tay nhau ôm không xuể. Em yêu quý và tự hào về quê hương mình. Mai này dù đi xa, em sẽ luôn nhớ mãi hình ảnh thân thương của phố cổ Hội An.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?
a. Mùa xuân.
b. Mùa hạ.
c. Mùa thu
d. Mùa đông.
2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ?
a. Ngọn lửa hồng.
b. Ngọn nến trong xanh.
c. Tháp đèn.
d. Cái ô đỏ
3. Các loài chim làm gì trên cây gạo?
a. Làm tổ.
b. Bắt sâu.
c. Ăn quả.
d. Trò chuyện ríu rít.
4. Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ?
a. Đỏ chót
b. Đỏ tươi.
c. Đỏ mọng.
d. Đỏ rực rỡ.
5. Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ?
a. Trở lại tuổi xuân.
b. Trở nên trơ trọi.
b. Trở nên xanh tươi.
d. Trở nên hiền lành.
6. Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Không thuộc mẫu câu nào.
7. Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?
d. Khi nào?
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe - viết )
Nghe viết: Bài "Nước biển Cửa Tùng”
Nước biển Cửa Tùng
Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
2. Tập làm văn.
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn (hoặc thành thị)
Lời giải chi tiết
I. Kiểm tra đọc
1.Phương án: a. Mùa xuân.
2.Phương án: c. Tháp đèn.
3.Phương án: d. Trò chuyện ríu rít.
4.Phương án: c. Đỏ mọng.
5.Phương án: d. Trở nên hiền lành.
6.Phương án: c. Ai thế nào?
7. Phương án: b. Làm gì?
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả
2. Làm văn
Phương pháp: phân tích, kể, tả đan xen
Cách giải:
Gợi ý:
- Em được biết một vài nét đẹp ở đâu (thuộc nông thôn hoặc thành thị)?
- Đó là những nét đẹp gì cụ thể (về cảnh vật, con người, cuộc sống …)?
- Vì sao em thích những nét đẹp đó?
Bài tham khảo:
Mùa hè năm ngoái, bố mẹ cho em về thăm quê ngoại ở Kim Động, Hưng Yên. Lần đầu tiên em được nhìn thấy vẻ đẹp của cánh đồng lúa rộng mênh mông với đàn cò trắng bay dập dờn trên cao. Bên đường, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Những bạn nhỏ chăn trâu nhìn em mỉm cười thân thiện. Em thích nhất lần thả diều cùng anh Bằng trên bờ đê quê ngoại. Cánh diều bay cao trê bầu trời xanh như mang cả niềm vui tuổi thơ của chúng em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)
2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)
3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)
4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)
5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)
6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)
7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)
8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bài văn của Tôm-mi
Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”
(Theo Gian Lin-xtrôm)
1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)
A. Chuyển nhà
B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.
C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại
D. Mẹ Tôm-mi có em bé
2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm)
A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách
B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học
C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn
D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo.
3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm)
A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.
B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi
C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi
D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi
4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm)
A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng
B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa
C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ
D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.
5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5 điểm)
A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai
B. Hai người khóc và im lặng rất lâu
C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn
D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm
6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5 điểm)
A. Chia tay, học tập, phá phác
B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh
C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt
D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế
7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: (1 điểm)
gió, lá lành, một lòng, bầy
A. …. đùm lá rách.
B. Ngựa chạy có ……., chim bay có bạn.
C. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung ……
D. Góp …… thành bão.
8. Gạch dưới các câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống.
9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có phép so sánh: (1 điểm)
A. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như …..
B. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn như ….
C. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như …..
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Đôi bạn
Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo :
- Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể.
Gợi ý:
- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?
- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?
- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?
- Nêu nhận xét của em về vùng đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. KIỂM TRA ĐỌC
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.
2. (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách
3. (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.
4. (0.5 điểm) D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.
5. (0.5 điểm) D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm
6. (0.5 điểm) C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt
7. (1 điểm)
A. lá lành đùm lá rách.
B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
C. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng
D. Góp gió thành bão.
8. (1 điểm)
Những câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn đó là:
Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống.
9. (1 điểm)
A. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như một người cô đơn trong gió lạnh.
B. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn như những bảy sắc cầu vồng rực rỡ.
C. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như những chú chim non đang ríu rít bay nhảy trên cành.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?
- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?
- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?
- Nêu nhận xét của em về vùng đó.
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Quê nội em là một vùng nông thôn thanh bình ở ngoại ô Hà Nội. Cứ mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết em lại được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhớ nhất những ngày đông, con đường về nhà nội được tô điểm bởi những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn, rực rỡ dưới ánh nắng. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề gốm và trồng rau. Ông nội em cũng là một nghệ nhân giỏi trong làng. Em rất tự hào vì quê hương mình có làng gốm nổi tiếng. Em mong quê hương ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Chính tả - Nghe viết:
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi nào cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.Có đồng chí nhắc:
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú.Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo Đầu nguồn
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Cho văn bản sau:
Mạo hiểm
Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ nhất nói:
- Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa.
Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thứ hai nói:
- Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất. Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn.
Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi
Theo Hạt giống tâm hồn
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi.
Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?
A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.
B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.
C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.
D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.
Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?
A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non
B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.
C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.
D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.
Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm?
A. Tích cực – tiêu cực
B. Quyết tâm – lo lắng
C. Cố gắng – nhút nhát
D. Hành động – nản chí
Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?
A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.
B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp
C. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn
D. Trở thành một cây mầm bị thối.
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm dưới đây:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ.
b, Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi.
Câu 7: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? (chọn nhiều đáp án)
A. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.
B. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.
C. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc.
Câu 8: Các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu: “Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa” là:
..........................................................................................................................
III. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến
GỢI Ý ĐÁP ÁN
II. Phần đọc hiểu:
Đáp án
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 7 |
B |
D |
A |
C |
A, C |
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là: phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.
Câu 6:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân như thế nào?
b, Cái gì tiếp tục đợi?
Câu 8:
- Hoạt động: ao ước, đón, đọng
- Trạng thái: mơn man và lóng lánh
III. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả
+ Sửa lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định)
2. Tập làm văn
* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau
1. Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi?
- Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào?
- Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó.
- Tình cảm của em và người hàng xóm đó.
Mẫu: Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em. Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
2. Chữ viết, chính tả:
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, có đủ bố cục đoạn văn.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
3. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau
- Có ý riêng, độc đáo.
- Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh.
- Viết câu văn có cảm xúc hoặc câu văn diễn đạt hay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển.
B. Vùng núi.
C. Vùng đồng bằng.
Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu.
B. 2 sắc màu.
C. 3 sắc màu.
D. 4 sắc màu
Câu 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục
B. Nước biển
C. Chiều tà
Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
...................................................................................................................................
Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (1đ)
Mi-sút-ca □ Xta-xích I-go □ cả ba bạn đều bịa chuyện □ Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa □
Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
...................................................................................................................
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe - viết (4đ)
Bài viết: Vầng trăng quê em, SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ)
Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ
2. Tập làm văn (6đ)
- Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ
- Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Chọn một trong hai cho các em đọc:
1. Bài “Giọng quê hương”/ 77 đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1
2. Bài “Đất quý đất yêu”/ 85. Đoạn từ “Đây là mảnh đất” đến “một hạt cát nhỏ”– Trả lời câu hỏi 3
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 đ)
SỰ TÍCH NGÔI NHÀ SÀN
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói :
- Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem : Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
- Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không ?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?
A. Con người sống trong hốc cây.
B. Con người sống trong lều cỏ.
C. Con người sống trong hang đá.
Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?
A. Vì ông thương chú Rùa gầy.
B. Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở.
C. Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng.
Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?
A. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
B. Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
C. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa
Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?
A. Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm.
B. Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng.
C. Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (Nghe - viết)
a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
- Giáo viên đọc từ "Cũng như tôi” đến hết. (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra Đọc
II. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5đ)
- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.
- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài mẫu 1:
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Bài mẫu 2:
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)