Top 10 Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 2 năm 2024 (có đáp án) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6
Bộ Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 2 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 6 Học kì 2.
Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Tổng hợp đề thi KHTN 6 theo từng bộ sách:
Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CD
PHÒNG GD - ĐT …
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: ..........
Bộ sách: Kết nối tri thức
Thời gian làm bài: ..... phút
Câu 1: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?
(1) Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
(2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.
(3) Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3).
D. (1).
Câu 2: Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng?
A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 3: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
A. Sinh sản bằng hạt.
B. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
C. Sinh sản bằng bào tử.
D. Sinh sản bằng cách phân đôi.
Câu 4: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
được sử dụng để phòng bệnh nấm da?
Câu 5: Biện pháp nào dưới đây không
A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
B. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi.
C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da.
D. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da.
Câu 6: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?
A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc.
B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây.
C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng.
D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây.
Câu 7: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch.
B. Vì chúng sống trên cạn.
C. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
D. Vì chúng có rễ thật.
Câu 8: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm.
B. Kim giao.
C. Bèo vảy ốc.
D. Bao báp.
Câu 9: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc?
A. Cần sa.
B. Sen.
C. Mít.
D. Dừa.
Câu 10: Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?
A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước.
B. Vì mặt trời không chiếu tới.
C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió.
D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn.
Câu 11: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?
A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.
D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
Câu 12: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
A. Thiên Hà xoắn ốc.
B. Thiên Hà elip.
C. Thiên Hà hỗn hợp.
D. Thiên Hà không định hình.
Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng?
A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.
B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.
C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp
D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.
Câu 14: Hệ Mặt Trời bao gồm:
A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.
B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
D. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.
Câu 16: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:
A.Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh.
B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh.
C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh.
D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh.
Câu 17: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. điện năng .
D. nhiệt năng và quang năng.
Câu 18: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 19: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 20: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Than.
B. Khí tự nhiên.
C. Gió.
D. Dầu.
Câu 21: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 22: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:
A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 23: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:
Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.
A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra.
B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra.
C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ.
D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ.
Câu 24: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
C. Mặt Trăng là một ngôi sao.
D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Câu 25: Một đơn vị thiên văn là
A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau
B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh.
Câu 26: Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:
A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh.
B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
Câu 27: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 28: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 29: Câu nào dưới đây là đúng?
A. Ngân hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
B. Ngân hà là một “dòng sông” sao trên bầu trời.
C. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
D. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.
Câu 30: Thổ tinh là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra?
A. Thứ 3
B. Thứ 4
C. Thứ 5
D. Thứ 6
--------------- HẾT --------------
PHÒNG GD - ĐT …
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: ..........
Bộ sách: Cánh diều
Thời gian làm bài: ..... phút
Câu 1: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất là
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 2: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa là
A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.
D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 3: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 4: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương.
B. Nấm bụng dê.
C. Nấm mốc.
D. Nấm men.
Câu 5: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men.
B. Vi khuẩn.
C. Nguyên sinh vật,
D. Virus.
Câu 6: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo.
B. Nơi thoáng đãng.
C. Nơi ẩm ướt.
D. Nơi nhiều ánh sáng.
Câu 7: Sự khác nhau giữa tảo và dương xỉ là
A. tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào.
B. tảo thì có ở dạng đơn bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào.
C. tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ chỉ có dạng đơn bào.
D. tảo chỉ có dạng đơn bào, dương xỉ chỉ có dạng đa bào.
Câu 8: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt kín.
D. Hạt trần.
Câu 9: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là
A. bào tử.
B. nón.
C. hoa.
D. rễ.
Câu 10: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Hạt kín?
A. Bèo tấm.
C. Rau bợ.
B. Nong tằm.
D. Rau sam.
Câu 11: Hiện tượng ban đêm trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?
A. Khi Mặt Trời mọc.
B. Khi Mặt Trời lặn.
C. Khi ta đứng trên núi.
D. Khi quan sát thấy hoàng hôn.
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
A. các góc khác nhau
B. cùng một phía
C. cùng một hướng
D. một vị trí xác định
Câu 13: Kính thiên văn là dụng cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc.
B. Mặt Trăng.
C. Mây.
D. Các thiên thể trên bầu trời.
Câu 14: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của hành tinh nào?
A. Thủy tinh.
B. Kim tinh.
C. Trái Đất.
D. Thiên Vương tinh.
Câu 15: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng địa nhiệt
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng sinh khối
D. Năng lượng từ gió
Câu 16: Khoảng thời gian giữa ngày không trăng và ngày trăng tròn cách nhau bao nhiêu tuần?
A. 2 tuần.
B. 3 tuần.
C. 4 tuần.
D. 1 tuần.
Câu 17: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:
A. tròn
B. elip
C. không xác định
D. tất cả đều đúng
Câu 18: Ánh sáng từ các hành tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Hành tinh tự phát ra ánh sáng.
B. Hành tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Hành tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
D. Hành tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
Câu 19: Hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Thiên Vương tinh.
D. Hỏa tinh.
Câu 20: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ
A. điện năng chủ yếu sang động năng.
B. điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.
C. nhiệt năng chủ yếu sang động năng.
D. nhiệt năng chủ yếu sang quang năng.
Câu 21: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi.
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
Câu 22: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng bán nguyệt đầu tháng
D. Trăng bán nguyệt cuối tháng
Câu 23: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng thủy triều
D. Năng lượng sóng biển
Câu 24: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng gió
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng từ khí tự nhiên
D. Năng lượng từ dầu mỏ
Câu 25: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ nhất?
A. Kim tinh.
B. Thủy tinh.
C. Hải Vương tinh.
D. Thiên Vương tinh.
Câu 26: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào tái tạo được?
A. Dầu và than đá
B. Dầu và thủy triều
C. Thủy triều và địa nhiệt
D. thủy triều và xăng
Câu 27: Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn vì:
A. Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và mặt tối của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trời chiếu sáng một nửa Mặt Trăng và mặt được chiếu sáng đó quay về phía Trái Đất.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo các chiều khác nhau.
B. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
C. Nhìn từ trên cực Bắc Mặt trời, các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ,
D. Trái Đất tự quay quanh trục từ hướng Đông sang hướng Tây.
Câu 29: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?
A. Ban ngày.
B. Ban đêm.
C. Giữa trưa.
D. Nửa đêm.
Câu 30: Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng thời gian?
A. 1 tuần.
B. 2 tuần.
C. 3 tuần.
D. một tháng.
------------ HẾT ------------
PHÒNG GD - ĐT …
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: ..........
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài: ..... phút
Câu 1: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
B. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.
Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
C. Có khả năng tự dưỡng.
D. Di chuyển nhờ lông bơi.
Câu 3: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi.
B. Trùng giày.
C. Tảo.
D. Trùng biến hình.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
D. Phát quang bụi rậm.
Câu 5: Trong tự nhiên, nấm có vai trò nào sau đây?
A. Lên men bánh, bia, rượu,…
B. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật,
C. Dùng làm thuốc.
D. Cung cấp thức ăn.
Câu 6: Nấm không phải thực vật vì
A. chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
B. cơ thể chúng không có dạng thân, lá.
C. cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được.
D. cơ thể chúng có dạng sợi.
Câu 7: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
B. Có màu sắc rất sặc sỡ.
C. Thường sống quanh các gốc cây.
D. Có kích thước rất lớn.
Câu 8: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
C. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 9: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả.
B. Noãn.
C. Hoa.
D. Rễ.
Câu 10: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
D. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Câu 11: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
Câu 12:Ngân Hà là
A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. Dải sáng trong vũ trụ.
Câu 13: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất?
A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Thổ tinh.
D. Thủy tinh.
Câu 14: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 15: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?
A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
D. Đáp án khác
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Câu 17: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
A. luôn được bảo toàn.
B. luôn tăng thêm.
C. luôn bị hao hụt.
D. tăng giảm liên tục.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các hành tinh ở càng xa mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.
B. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.
C. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng nhỏ.
D. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 19: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
A. hành tinh - vệ tinh.
B. vệ tinh - vệ tinh.
C. thiên thể - thiên thể.
D. vệ tinh - thiên thể.
Câu 20: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.
B. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không cùng một chiều.
C. Mặt Trời chuyển động quanh các hành tinh.
D. Các hành tinh quay khác chiều nhau quanh Mặt Trời.
Câu 22: Quan sát hình và cho biết vị trí số 1 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là
A. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt đầu tháng.
B. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt cuối tháng.
C. Vị trí 1 là trăng khuyết cuối tháng.
D. Vị trí 1 là trăng bán khuyết đầu tháng.
Câu 23: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
A. khoảng hai tuần
B. khoảng ba tuần
C. khoảng 1 tuần
D. khoảng 1 tháng
Câu 24: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 25: Quan sát hình và cho biết vị trí số 4 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là
A. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm đầu tháng.
B. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm cuối tháng.
C. Vị trí 4 là trăng khuyết cuối tháng.
D. Vị trí 4 là trăng bán khuyết đầu tháng.
Câu 26: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong các câu sau:
Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là (1) ... Hành tinh gần Mặt Trời nhất là (2) ..., hành tinh xa Mặt Trời nhất là (3) ...
A. (1) như nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.
B. (1) như nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.
C. (1) khác nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.
D. (1) khác nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.
Câu 27:Sự khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng là:
A. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.
B. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.
C. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần sáng giảm dần.
D. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần sáng tăng dần.
Câu 28: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Câu 29: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.
D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thuỷ tinh.
Câu 30: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:
Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể (1)... Các hành tinh (2) ... Mặt Trời.
A. (1) tự phát sáng, (2) hấp thụ ánh sáng.
B. (1) tự phát sáng, (2) phản xạ ánh sáng.
C. (1) không tự phát sáng, (2) tự phát sáng và không nhận năng lượng từ.
D. (1) không tự phát sáng, (2) không nhận năng lượng từ.
------------- HẾT -------------
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KHTN 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn
Xem thử Đề CK2 KHTN 6 KNTT Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CD
Xem thêm đề thi KHTN 6 cả ba sách hay khác:
Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án (5 đề)
Top 40 Đề thi Cuối Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)