5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Với bộ 5 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 6.

Đề kiểm tra 15 phút

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian: 15 phút

(Đề số 1)

Câu 1. Câu nào sau đây không đúng khi nói về Khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tìm ra quy luật chi phối chúng.

B. Nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng xã hội, những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.

C. Phát minh ra các giống vật nuôi và cây trồng mới.

D. Cải tiến các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Câu 2. Nối cột trái với cột phải để có đáp án đúng.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 3. Vật sống không có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Có sự trao đổi chất với môi trường.

B. Có khả năng sinh trưởng, phát triển.

C. Có khả năng sinh sản.

D. Không có sự trao đổi chất với môi trường.

Câu 4. Lợi ích chính của việc chấp hành các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành là gì?

A. Giúp tiết kiệm thời gian.

B. Giúp tiết kiệm chi phí.

C. Giúp tránh phải các tình huống gây nguy hiểm.

D. Giúp ổn định trật tự lớp học.

Câu 5. Sử dụng kính lúp trong trường hợp nào?

A. Quan sát vật không màu.

B. Quan sát vật có kích thước nhỏ.

C. Quan sát vật có kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể thấy được.

D. Quan sát các vật ở rất xa.

Câu 6. Tìm lưu ý sai khi sử dụng kính hiển vi.

A. Chọn kính có vật kính thích hợp.

B. Điều chỉnh kính sao cho có thể quan sát được vật.

C. Tiêu bản cần được đặt trên bàn kính.

D. Vật kính có thể chọn tùy ý.

Câu 7. Để đo kích thước của chiếc bàn trong phòng, nên chọn thước nào trong các thước sau?

A. Thước thẳng có GHĐ 20 cm.

B. Thước kẹp có GHĐ 10 cm.

C. Thước dây có GHĐ 2 m.

D. Thước thẳng có GHĐ 30 cm.

Câu 8. Một bạn dùng thước có ĐCNN là 0,2 cm để đo chiều dài của cuốn sách. Trong cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào không đúng?

A. 33,4 cm.

B. 334 mm.

C. 334 m.

D. 0,334 m.

Câu 9. Cần lấy 200 ml nước để pha sữa thì nên dùng dụng cụ nào?

A. Bình chia độ.

B. Ca đong.

C. Bình tràn.

D. Cốc uống nước thông thường.

Câu 10. Khi cân một vật, bạn học sinh đã dùng các quả cân 0,5kg; 0,2kg; 100g; 50g. Khối lượng vật đó là bao nhiêu?

A. 150,7 kg.

B. 850 g.

C. 0,8 kg.

D. Không xác định được.


Đáp án đề số 1

Câu 1. 

Đáp án đúng là: B

A, C, D đúng

B không đúng vì khoa học tự nhiên không nghiên cứu hiện tượng xã hội những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.

Câu 2.

Hướng dẫn giải

1 – h: Khoa học tự nhiên bao gồm khoa học đời sống và khoa học vật chất.

2 – d: Khoa học vật chất bao gồm vật lí, hóa học, thiên văn học, khoa học Trái Đất, …

3 – b: Khoa học đời sống nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật, …), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

4 – e: Hóa học nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua.

5 – g: Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng, …

6 – a: Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao, …).

7 – c: Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Câu 3.

Đáp án đúng là: D

Vật sống có những đặc điểm:

- Có sự trao đổi chất với môi trường

- Có khả năng sinh trưởng, phát triển.

- Có khả năng sinh sản.

Câu 4.

Đáp án đúng là: C

Lợi ích chính của việc chấp hành các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành là giúp tránh phải các tình huống gây nguy hiểm: làm vỡ đồ dùng, sự cố cháy nổ do các chất phản ứng, …

Câu 5.

Đáp án đúng là: B

Kính lúp có thể phóng đại ảnh của vật từ 3 – 20 lần nên có thể sử dụng để quan sát các vật có kích thước nhỏ: dòng chữ, con kiến, gân cây,…

Câu 6.

Đáp án đúng là: D

Kính hiển vi có thể phóng đại ảnh của vật từ 100 – 1000 lần nên có thể sử dụng để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ, bằng cách đặt vật cần quan sát (tiêu bản) lên bàn kính, chọn vật kính thích hợp và điều chỉnh kính sao cho có thể quan sát được vật.

Câu 7.

Đáp án đúng là: C

Ta ước lượng chiếc bàn dài khoảng 1m, vì vậy cần chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài ước lượng để chỉ cần đo một lần sẽ thu được kết quả chính xác hơn.

Câu 8.

Đáp án đúng là: C

Ta có các phương án A, B, D

33,4 cm = 334 mm = 0,334 m

Còn phương án C. 334 m = 33400 cm – không đúng vì chiều dài cuốn sách không thể lớn như vậy.

Câu 9.

Đáp án đúng là: A

Để lấy 200 ml nước để pha sữa thì nên dùng dụng cụ bình chia độ.

Câu 10.

Đáp án đúng là: B

Đổi 0,5 kg = 500g

0,2 kg = 200g

Khối lượng của vật chính là tổng khối lượng các quả cân

500 + 200 + 100 + 50 = 850g


Đề kiểm tra 15 phút

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian: 15 phút

(Đề số 2)

Câu 1. Dùng các từ thích hợp như: lực nén, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a. Để nâng một bao hàng từ mặt đất lên, cần cẩu của xe nâng phải tác dụng vào bao hàng một ………….

b. Hai con chim đậu vào một cành cây tre mềm, làm cho cành tre bị cong đi. Chúng đã tác dụng lên cành tre một ….

Câu 2. Hãy đánh dấu x vào cột lực tiếp xúc hoặc lực không tiếp xúc trong bảng dưới đây.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 3. Hai lực cân bằng là hai lực có

A. cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều, cùng đặt vào một vật.

B. cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều, cùng đặt vào một vật.

C. cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều, đặt vào hai vật.

D. cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều, đặt vào hai vật.

Câu 4. Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.

B. Lực tác dụng lên cánh diều bị đứt dây làm cánh diều hạ thấp dần.

C. Lực mặt bàn tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực tác dụng lên vật đang rơi.

Câu 5. Trọng lượng của một người có khối lượng 65kg là

A. 6,5 N.

B. 650 N.

C. 65 N.

D. 6500 N.

Câu 6. Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ dưới đây.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 7. Hãy tìm trong thực tế 5 vật có đặc điểm biến dạng giống lò xo.

Câu 8. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát.

A. Trong mọi trường hợp lực ma sát luôn có lợi.

B. Trong mọi trường hợp lực ma sát luôn có hại.

C. Lực ma sát luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

D. Khi một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, lực ma sát cân bằng với lực kéo vật.

Câu 9. Tìm các từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống đã được đánh số trong các câu dưới đây cho đúng nghĩa.

a. Khi xe máy đi qua đoạn đường mấp mô, lò xo giảm xóc bị …(1)…. Làm xuất hiện lực đàn hồi ở lò xo, gât nên những dao động …(2)… của người và xe.

b. Vận động viên môn nhảy cầu đứng ở đầu cầu bật, do ….(3)…. tác dụng, đầu cầu bị cong xuống. Khi rời cầu, cũng do tác dụng của …(4)…, vận động viên lao vào trong nước của bể bơi còn cầu bật lên do tác dụng của …. (5)…

Câu 10. Một lò xo xoắn dài 26 cm khi treo vật nặng 0,5N. Treo thêm một vật 1N vào lò xo thì độ dài của nó là 28 cm. Tính độ dài tự nhiên của lò xo.


Đáp án đề số 2

Câu 1.

Hướng dẫn giải

a. Để nâng một bao hàng từ mặt đất lên, cần cẩu của xe nâng phải tác dụng vào bao hàng một lực nâng.

b. Hai con chim đậu vào một cành cây tre mềm, làm cho cành tre bị cong đi. Chúng đã tác dụng lên cành tre một lực nén.

Câu 2.

Hướng dẫn giải

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 3.

Đáp án đúng là: B

Hai lực cân bằng là hai lực có cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều, cùng đặt vào một vật.

Câu 4.

Đáp án đúng là: C

A, B, D đều là do trọng lực tác dụng lên vật.

C – là do lực mặt bàn tác dụng lên vật có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Câu 5.

Đáp án đúng là: B

Trọng lượng của người là

65 . 10 = 650 N

Câu 6.

Hướng dẫn giải

Tay người tác dụng lực vào xe đẩy có:

- Phương nằm ngang;

- Chiều từ trái sang phải;

- Độ lớn: 20N (2 đoạn).

Câu 7. 

Hướng dẫn giải

5 vật có đặc điểm biến dạng giống lò xo:

+ đệm cao su

+ cây tre

+ lưỡi cưa tay

+ thước kẻ nhựa dẻo

+ cục tẩy

Câu 8.

Đáp án đúng là: D

A, B sai vì lực ma sát có trường hợp có hại có trường hợp có lợi.

C sai vì lực ma sát luôn ngược với hướng chuyển động của vật.

Câu 9.

Hướng dẫn giải

a. Khi xe máy đi qua đoạn đường mấp mô, lò xo giảm xóc bị biến dạng. Làm xuất hiện lực đàn hồi ở lò xo, gât nên những dao động lên, xuống của người và xe.

b. Vận động viên môn nhảy cầu đứng ở đầu cầu bật, do trọng lực tác dụng, đầu cầu bị cong xuống. Khi rời cầu, cũng do tác dụng của trọng lực vận động viên lao vào trong nước của bể bơi còn cầu bật lên do tác dụng của lực đàn hồi.

Câu 10.

Hướng dẫn giải

Dựa vàođộ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án


Đề kiểm tra 15 phút

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian: 15 phút

(Đề số 3)

Câu 1. Tìm từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống đã được đánh số trong các câu dưới đây.

a) Một gàu nước chuyển động thẳng đứng nhanh dần từ dưới giếng lên phía trên nhờ một sợi dây buộc vào nó là do lực căng của sợi dây tác dụng lên vật … (1)… trọng lực tác dụng lên vật.

b) Một chiếc ghế đệm có tính chất … (2) … Nên khi có người ngồi trên nó, mặt ghế bị … (3)… Nó đã bị biến dạng, khi không có ai ngồi mặt ghế lại về hình dạng ban đầu. Biến dạng đó gọi là …(4)….

Câu 2. Ba khối kim loại đồng, sắt, nhôm có cùng khối lượng 2kg. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng.

B. Khối sắt.

C. Khối nhôm.

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 3. Một vật đang đứng yên thì chịu tác dụng của hai lực F1, F2 (hình dưới). Trong trường hợp nào vật vẫn tiếp tục đứng yên?

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 4. Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 10N, độ dài của nó là 20 cm. Nếu độ dài của lò xo là 28 cm thì trọng lượng của vật là bao nhiêu?

Câu 5. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 6. Một người đi xe đạp đang xuống dốc và phanh để cho xe chạy chậm dần. Lực làm cho tốc độ của xe chạy chậm dần là

A. lực đàn hồi.

B. lực cản của không khí.

C. lực hấp dẫn.

D. lực ma sát.

Câu 7. Trong những trường hợp dưới dây, trường hợp nào đã làm biến đổi chuyển động của vật?

A. Một máy bay đang bay ở chế độ ổn định.

B. Chiếc xe nôi đang đứng yên, người mẹ đẩy xe làm xe bắt đầu chuyển động.

C. Một mô tô đua đi vào đoạn đường vòng với tốc độ không đổi.

D. Cả A và C.

Câu 8. Lực do một chiếc búa đóng đinh vào tường (hình bên) có độ lớn 25N. Hãy biểu diễn lực này, lấy tỉ xích 0,5cm ứng với 5N.

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Câu 9. Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát.

A. Lúc bánh xe lăn trên mặt đường thì khi đó xuất hiện lực ma sát lăn.

B. Lúc xe bắt đầu khởi hành, cần tác dụng lực kéo lớn hơn lực ma sát để xe chuyển động.

C. Khi kéo hoặc đẩy vật mà vật chưa trượt thì lực ma sát là lực ma sát nghỉ, khi vật trượt thì lực ma sát là lực ma sát trượt.

D. Cả A, B, C.

Câu 10. Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng 900kg chuyển động với tốc độ không đổi trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo của ngựa? Biết lực ma sát chỉ bằng 0,2 lần trọng lượng của xe.


Đáp án đề số 3

Câu 1. 

Hướng dẫn giải

a) Một gàu nước chuyển động thẳng đứng nhanh dần từ dưới giếng lên phía trên nhờ một sợi dây buộc vào nó là do lực căng của sợi dây tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.

b) Một chiếc ghế đệm có tính chất đàn hồi. Nên khi có người ngồi trên nó, mặt ghế bị lõm xuống. Nó đã bị biến dạng, khi không có ai ngồi mặt ghế lại về hình dạng ban đầu. Biến dạng đó gọi là biến dạng đàn hồi.

Câu 2.

Đáp án đúng là: D

Trọng lượng vật = 10 x khối lượng vật

Ba vật có khối lượng như nhau nên trọng lượng của ba vật như nhau.

Câu 3.

Đáp án đúng là: B

Một vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn tiếp tục đứng yên. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều và bằng độ lớn.

Câu 4.

Hướng dẫn giải

Dựa vào: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

Độ dãn của lò xo khi treo vật P1 = 10N là 5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Khi độ dài của lò xo là 28 cm thì lúc đó lò xo dãn một đoạn là 5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Do vậy, trọng lượng của vật treo lên lò xo lúc này cũng tăng gấp hai lần.

 Tức là P2 = 2. P1 = 2 . 10 = 20 N

Câu 5.

Hướng dẫn giải

1 – c

Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

2 – b

Ba loại lực ma sát là ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.

3 – d

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

4 – a

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác.

5 – e

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt.

Câu 6.

Đáp án đúng là: D

Khi người lái xe bóp phanh, thì lực ma sát xuất hiện giữa má phanh và vành xe giúp xe chuyển động chậm dần lại và dừng hẳn.

Câu 7.

Đáp án đúng là: B

A, C cả hai trường hợp đều chạy với tốc độ không thay đổi.

B – tốc độ của chiếc xe nôi tăng dần.

Câu 8.

Hướng dẫn giải

5 Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án

Lực do một chiếc búa đóng đinh vào tường có đặc điểm:

+ Điểm đặt: tại đầu đinh

+ Phương vuông góc với mặt tường

+ Chiều: từ ngoài vào trong tường

+ Độ lớn: 5N ứng với 5 đoạn

Câu 9.

Đáp án đúng là D

A đúng vì lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

B đúng vì một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động thì cần tác dụng lực kéo lớn hơn lực ma sát nghỉ.

C đúng vì lực ma sát nghỉ giúp vật đứng yên, lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác.

Câu 10.

Hướng dẫn giải

Trọng lượng của xe là

900. 10 = 9000 N

Độ lớn của lực ma sát là

Fms = 0,2 . P = 0,2 . 9000 = 1800 N

Các lực tác dụng vào xe theo phương ngang là lực ma sát và lực kéo

Mà xe chuyển động với tốc độ không đổi nên độ lớn của lực ma sát bằng độ lớn của lực kéo.

Vậy ta có lực kéo của ngựa bằng 1800 N.



Đề kiểm tra 15 phút

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian: 15 phút

(Đề số 4)

Câu 1. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống đã được đánh số dưới đây.

a. Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần đến …(1)….

b. Năng lượng đặc trưng cho khả năng …(2)…

Câu 2. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

A. Điện thoại.

B. Đèn ống.

C. Nồi cơm điện.

D. Quạt điện.

Câu 3. Nguồn năng lượng nào dưới đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Thủy lực.

B. Địa nhiệt.

C. Gió.

D. Dầu.

Câu 4. Hãy chỉ ra năng lượng nào là hao phí, năng lượng nào là có ích trong các trường hợp dưới đây:

a) Quạt máy đang hoạt động.

b) Khi cầu thủ đang chơi bóng trên sân.

Câu 5. Năng lượng điện năng đang được sử dụng trong đồ vật nào dưới đây?

A. Trái cây.

B. Bánh mì.

C. Mặt Trời.

D. Quạt máy đang chạy.

Câu 6. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây.

a. Hai cuốn sách giống hệt nhau, đặt trên giá sách ở độ cao như nhau so với mặt đất có …(1)… hấp dẫn …. (2) nhau.

b. Ta nói …. (3)… của dòng điện có thể … (4)… thành các dạng …(5)… để đun nóng nước, chạy máy khoan, làm sáng bóng đèn.

Câu 7. Khi đèn pin hoạt động có sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng nào?

A. Hóa năng → điện năng và quang năng.

B. Hóa năng → cơ năng và quang năng.

C. Điện năng → hóa năng và quang năng.

D. Điện năng → cơ năng và quang năng.

Câu 8. Một quả bóng tennis được ném từ độ cao h xuống nền gạch và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?

Câu 9. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Mặt Trời.

B. Than.

C. Khí tự nhiên.

D. Dầu.

Câu 10. Theo em, năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào? Hãy lấy ví dụ để chứng tỏ điều này.


Đáp án đề số 4

Câu 1.

Hướng dẫn giải

a. Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần đến năng lượng.

b. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Câu 2.

Đáp án đúng là: C

A. điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm.

B. điện năng biến đổi thành quang năng.

C. điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

D. điện năng biến đổi thành cơ năng.

Câu 3. 

Đáp án đúng là: D

Nguồn năng lượng tái tạo là thủy lực, địa nhiệt, gió.

Câu 4.

Hướng dẫn giải

a) Quạt máy đang hoạt động.

năng lượng có ích là cơ năng

năng lượng hao phí là nhiệt năng

b) Khi cầu thủ đang chơi bóng trên sân.

- Ở nhiệt độ bình thường:

+ Năng lượng có ích là cơ năng.

+ Năng lượng hao phí là nhiệt năng làm cơ thể nóng phải toát mồ hôi.

- Ở nhiệt độ thấp:

+ Năng lượng có ích là cơ năng, một phần nhiệt năng làm nóng cơ thể.

+ Năng lượng hao phí là nhiệt năng làm cơ thể nóng phải toát mồ hôi.

Câu 5.

Đáp án đúng là: D

A, B - năng lượng sử dụng là năng lượng hóa học

C - năng lượng sử dụng là năng lượng ánh sáng.

Câu 6.

Hướng dẫn giải

a. Hai cuốn sách giống hệt nhau, đặt trên giá sách ở độ cao như nhau so với mặt đất có thế năng hấp dẫn bằng nhau.

b. Ta nói năng lượng của dòng điện có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác để đun nóng nước, chạy máy khoan, làm sáng bóng đèn.

Câu 7.

Đáp án đúng là: A

Khi đèn pin hoạt động năng lượng hóa học dự trữ trong pin chuyển hóa thành điện năng và quang năng.

Câu 8.

Hướng dẫn giải

Điều đó không trái với định luật bảo toàn năng lượng vì một phần năng lượng của nó đã chuyển sang nhiệt năng và năng lượng âm khi va chạm với nền gạch.

Câu 9.

Đáp án đúng là: A

B, C, D là nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 10.

Hướng dẫn giải

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng năng lượng nhiệt.

Ví dụ: Dòng điện chạy qua dây dẫn làm dây dẫn nóng lên; khi ô tô hoặc xe máy hoạt động, động cơ bị nóng lên.

Đề kiểm tra 15 phút

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian: 15 phút

(Đề số 5)

Câu 1. Vì sao Mặt Trời được gọi là sao?

A. Vì Mặt Trời là tập hợp các ngôi sao nhỏ.

B. Vì Mặt Trời có khả năng tự phát ra ánh sáng.

C. Vì Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt cao hơn Trái Đất.

D. Vì Mặt Trời có kích thước lớn.

Câu 2. Câu nào sau đây là sai khi nói về Mặt Trăng?

A. Mặt Trăng có thể phát ra ánh sáng, ta có thể quan sát được Mặt Trăng vào những hôm trên bầu trời không có mây.

B. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.

C. Trong một tuần trăng, nhìn từ Trái Đất, chúng ta quan sát được Mặt Trăng có hình dạng khác nhau.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, đồng thời cũng tự quay quanh trục của nó và quay quanh Mặt Trời.

Câu 3. Trung tâm của hệ Mặt Trời là gì?

A. Trái Đất.

B. Mặt Trời.

C. Các hành tinh.

D. Mặt Trời, Trái Đất và các thiên thể.

Câu 4. Mất khoảng thời gian bao lâu để Mặt Trăng quay hết một vòng quanh Trái Đất và tự quay một vòng quanh trục của nó?

A. 1 tháng.

B. 1 ngày.

C. 1 ngày và 1 tháng.

D. 1 tháng và 1 ngày.

Câu 5. Có thể quan sát Mặt Trời bằng cách nào dưới đây để đảm bảo an toàn cho mắt?

A. Nhìn trực tiếp bằng mắt thường.

B. Dùng ống nhòm.

C. Dùng kính thiên văn mà vật kính có lắp kính lọc.

D. Dùng kính lúp.

Câu 6. Hành tinh nào nóng nhất trong hệ Mặt Trời?

A. Thủy tinh.

B. Kim tinh.

C. Mộc tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 7. So sánh chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh sau: Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, Thổ tinh. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

A. Hỏa tinh, Trái Đất, Thủy tinh, Thổ tinh.

B. Thổ tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thủy tinh.

C. Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh.

D. Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.

Câu 8. Trái Đất có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên?

A. 1.           B. 2.            C. 3.            D. 4.

Câu 9. Sắp xếp theo thứ tự lớn dần về kích thước và số lượng thiên thể giữa Ngân Hà, thiên hà và hệ Mặt Trời.

A. Ngân Hà, thiên hà, hệ Mặt Trời.

B. Thiên hà, Ngân Hà, hệ Mặt Trời.

C. Hệ Mặt Trời, thiên hà, Ngân Hà.

D. Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, thiên hà.

Câu 10. Trái Đất và các hành tinh có đặc điểm gì giống nhau?

A. Không có khả năng tự phát ra ánh sáng.

B. Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình.

C. Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời.

D. Cả ba đặc điểm trên.


Đáp án đề số 5

Câu 1. 

Đáp án đúng là: B

Mặt Trời được gọi là sao vì Mặt Trời có khả năng tự phát ra ánh sáng.

Câu 2. 

Đáp án đúng là: A

A sai vì Mặt Trăng không thể phát ra ánh sáng,

B, C, D đúng.

Câu 3. 

Đáp án đúng là: B

Trung tâm của hệ Mặt Trời là Mặt Trời.

Câu 4. 

Đáp án đúng là: A

Thời gian Mặt Trăng quay hết một vòng quanh Trái Đất và tự quay một vòng quanh trục của nó là 1 tháng.

Câu 5.

Đáp án đúng là: C

Có thể quan sát Mặt Trời bằng cách dùng kính thiên văn mà vật kính có lắp kính lọc.

Câu 6.

Đáp án đúng là: B

Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời.

Câu 7.

Đáp án đúng là: B

Chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh theo thứ tự giảm dần là:

Thổ tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thủy tinh.

Câu 8.

Đáp án đúng là: A

Trái Đất có duy nhất 1 vệ tinh tự nhiên.

Câu 9.

Đáp án đúng là: D

Hệ Mặt Trời là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

Ngân Hà là một thiên hà chứa hệ Mặt Trời.

Câu 10.

Đáp án đúng là: D

Trái Đất và các hành tinh có đặc điểm:

- Không có khả năng tự phát ra ánh sáng.

- Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình.

- Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời.

Xem thêm đề thi KHTN 6 cả ba sách hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học