Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 1 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Văn 6.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đọc gợi ra.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận xét được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí.

- Chỉ ra được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản truyện, thơ và kí.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tế.

a. Truyện và truyện đồng thoại

Nội dung

Truyện

Truyện đồng thoại

1. Khái niệm

Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.

Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá.

2. Cốt truyện

Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

3. Nhân vật

- Là đối tượng được khắc họa trong tác phẩm: có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ…

- Nhân vật có thể là người, thần tiên, con vật, đồ vật…

Loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá (vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người).

4. Người kể chuyện

- Là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

5. Lời người kể chuyện

Thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

 

6. Lời nhân vật

Là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

7. Miêu tả trong truyện kể

- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

8. Phương thức biểu đạt chính

Tự sự (ngoài ra còn kết hợp với Miêu tả và Biểu cảm).

b. Thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Đặc điểm

- Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:

+ Thơ năm chữ ( thơ ngũ ngôn)  (Mỗi dòng thơ có 5 tiếng)

VD: Văn bản: Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người.

+ Thơ tự do (số tiếng trong 1 dòng thơ dài ngắn khác nhau)

VD: Văn bản: Những cánh buồm

+ Thơ văn xuôi (số tiếng trong 1 dòng thơ là dài ngắn khác nhau, lời thơ gần như lời ăn tiếng nói hàng ngày).

VD: Mây và sóng

+ Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)

VD: Chuyện cổ nước mình

- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)

- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

- Các yếu tố trong thơ:

+ Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện).

+ Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng).

=> Hai yếu tố là phương tiện để nhà thơ bỗ bộ tình cảm, cảm xúc.

c. Kí và du kí

Nội dung

Du kí

Đặc điểm

Là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực.

- Trong kí có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.

- Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian. Tác giả có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc.

Là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (45 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 1)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm):

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?

Câu 3 (1,5 điểm): 

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5 (1 điểm): 

Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 6 (1 điểm): 

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?

Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thử đề cương Văn 6 Kết nối tri thức hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học