Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Cánh diều năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 1 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Văn 6.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 1 Văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết, cổ tích.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa,...) của bài thơ lục bát.

- Nhận biết được một số hình thức (người kể ngôi thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của các văn bản nghị luận văn học.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo trật tự thời gian.

a. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

Nội dung

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

1. Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

2. Ví dụ

Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên, Sự tích Hồ Gươm,...

Sự tích cây khế, Thạch Sanh, Tấm Cám,...

b. Thơ lục bát

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo.

2. Ví dụ

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

3. Hình thức

- Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

c. Kí

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Trong đó bao gồm hồi kí và du kí:

- Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. 

- Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

2. Đặc điểm

- Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian, địa điểm diễn ra sự việc, sự có mặt của người khác cùng tham gia vào một sự việc.

- Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất.

d. Văn bản nghị luận văn học

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.

- Để thuyết phục, người viết người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. 

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

2. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

- Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

- Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?

- Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

e. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại,

thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Thánh Gióng

Tác giả dân gian

Truyện truyền thuyết

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Thạch Sanh

Tác giả dân gian

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…).

- Xây dựng hai nhân vật đối lập.

Sự tích Hồ Gươm

Tác giả dân gian

Truyện truyền thuyết

Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều (45 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. Phương án nào nêu đúng điểm giống nhau giữa truyện Sự tích Hồ Gươm và truyện Thánh Gióng?

A. Kể về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Kể về những người anh hùng trong cuộc chiến chống quân Minh

C. Kể về chuyện chống giặc Ân trong buổi đầu dựng nước

D. Kể về sự tích vì sao có Hồ Gươm giữa Thủ đô Hà Nội

Câu 2. Em hiểu thế nào là “sự tích”? Nhan đề Sự tích Hồ Gươm cho em biết trước được điều gì?

Câu 3. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Câu 4. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Câu 5. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Chỉ ra đặc điểm chung về cấu tạo và nghĩa của các từ láy trong mỗi dãy dưới đây

a) bập bềnh, lấp ló, lập loè, nhấp nhô

b) nằng nặng, nhè nhẹ, đo đỏ, trăng trắng

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương Văn 6 Cánh diều hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học