Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 (3 đề)

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 6.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Nội dung kiến thức Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết đặc trưng thể loại: truyện truyền thuyết, cổ tích.

- Nhận biết các chi tiết trong văn bản và phân tích thông điệp, nội dung chính của văn bản.

- Nêu bài học nhận thức, suy nghĩ, hành động. 

- Liên hệ thực tế/ vận dụng.

a. Truyện truyền thuyết

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

2. Nhân vật

- Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh.

- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.

- Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

3. Cốt truyện

- Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

4. Yếu tố

kì ảo

- Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian.

- Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh.

- Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

5. Người kể chuyện

Ngôi thứ ba

b. Truyện cổ tích

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

2. Cốt truyện

Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa” và kết thúc có hậu.

3. Cách kể

Các sự kiện trong truyện cổ tích thường được kể theo trình tự thời gian

4. Kiểu nhân vật

Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,… Với phẩm chất được thể hiện qua hành động cụ thể.

5. Chủ đề nổi bật

Ước mơ về một xã hội công bằng , cái thiện chiến thắng cái ác

6. Ngôi kể

Ngôi thứ ba

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại,

thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Thánh Gióng

?

Truyện truyền thuyết

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Sự tích Hồ Gươm

?

Truyện truyền thuyết

Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn

Minh Nhương

Văn bản thuyết minh

Bài viết giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

Bánh chưng, bánh giầy

?

Truyện truyền thuyết

 Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.

2

Sọ dừa

?

Truyện cổ tích

- Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. 

- Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng.

- Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo – đặc điểm của thể loại cổ tích.

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

Em bé thông minh

?

Truyện cổ tích

Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.

- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.

Chuyện cổ nước mình

Thơ lục bát

Lâm Thị Mỹ Dạ

Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển mang âm hưởng dân ca, chứa nhiều câu chuyện cổ.

- Những biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, điệp từ,…

- Sử dụng các từ láy với mật độ dày đặc.

Non-bu và Heng-bu

?

Truyện cổ tích

Qua tác phẩm ta thấy được sự tham lam, ích kỉ của người anh đối với người em. Nhờ sự tốt bụng hiền lành, hay giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến hậu quả, người em đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Còn người anh trai bị trừng phạt bởi tính tham lam của mình một cách xứng đáng. Ngoài ra, câu chuyện còn đề cao tình yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

- Sử dụng những chi tiết thần kì, kì ảo.

- Sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng nhân vật. 

3

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

?

Ca dao

Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.

- Liệt kê các địa danh,…

- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.

- Sử dụng lối hỏi đáp.

Việt nam quê hương ta

Nguyễn Đình Thi

Thơ lục bát

Qua vẻ đẹp cảnh sắc và vẻ đẹp con người, ta thấy được tình cảm tự hào, tình yêu nước của tác giả.

- Thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng.

- Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,…

Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...”

PGS.TS Bùi Mạnh Nhị

Nghị luận văn học

Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Hoa bìm

Nguyễn Đức Mậu

Thơ lục bát

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

- Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.

- Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.

2. Tiếng Việt:

- Nhận biết và phân biệt từ đơn, từ phức.

- Đặt câu với từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy). 

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập

thực hành

1

Từ đơn, từ phức

- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng.

- Từ phức: là từ có hai hay nhiều tiếng.

+ Từ ghép: là từ được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghiã của tiếng gốc tạo ra nó.

Ví dụ: nghĩa của ― áo quần, rộng hơn nghĩa của ― áo,―quần; nghĩa của ―áo dai hẹp hơn nghĩa của áo.

Từ láy: là từ được tạo thành nhờ quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau, những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.

Ví dụ: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ,...

Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái so với tiếng gốc tạo ra nó.

Ví dụ: ― nhanh nhẹn tăng nghĩa so với nhanh.

Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.

Đặt câu với từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy).

2

Thành ngữ

- Là 1 tập hợp từ cố định, quen dùng.

- Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Chỉ ra và nêu tác dụng của thành ngữ

3

Trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.

- Phân loại: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích,…

Phân biệt các thành phần trạng ngữ

3. Viết

- Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích ngoài SGK mà em yêu thích.

- Viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

a. Dàn ý viết bài văn kể lại một truyện cổ tích ngoài SGK mà em yêu thích.

Mở bài

Giới thiệu tên truyện và lí do muốn kể lại truyện:

- Tên của câu chuyện là gì?

- Tại sao em lại kể câu chuyện này?

Thân bài

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

+ Hoàn cảnh của nhân vật như thế nào?

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian

+ Chuyên gì đã xảy ra với nhân vật chính?

- Nhân vật đã nói những gì?

+ Chuyện gì diễn ra tiếp theo?

- Kể lại các yếu tố kì ảo. Chuyện có những yếu tố kì ảo gì?

+ Yếu tố kì ảo xuất hiện ở những sự việc nao?

- Mọi chuyện kết thúc như thế nào?

Kết bài

Nếu cảm nghĩ về truyện

+ Truyện đã truyền tải thông điệp gì?

+ Em sẽ làm gì để áp dụng câu chuyện ấy vào cuộc sống?

b. Dàn ý viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ

+ Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?

+ Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?

Thân bài

- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)

+ Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)

+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)

- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:

+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?

+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?

+ Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?

+ Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

+ Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?

+ Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?

Kết bài

- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:

+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)

+ Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

................................

................................

................................

Một số dạng bài tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ:

Phần 1. Đọc – hiểu:

Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau:

[...]

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh. Mai reo lên:

- Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa được bầy chim đưa từ phương tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng  ta rồi!

[...]

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

Câu 2. Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Câu 3. Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?

Câu 4. Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ không? Vì sao?

Câu 5. Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Câu 6. Nêu suy nghĩ của em về những điều kì lạ trong cuộc sống qua đọc đoạn trích và qua tìm hiểu về truyền thuyết có sự kiện được kể ở đây.

Câu 7. Đoạn trích có sử dụng một số cụm từ rất ấn tượng như: đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh. Hãy thử thay thế chúng bằng những cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương và rút ra nhận xét về việc làm này.

Câu 8. Theo cảm nhận của em, nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngọt và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cùng loại để thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ trong từng cặp từ đó.

Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau:

[...]

― Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến.

Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa thành bọ hung.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào và được kể  theo  trình tự nào?

Câu 2. Trong truyện Thạch Sanh, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Hãy chỉ ra các phương diện đối lập đó?

Câu 3. Chỉ ra từ đơn, từ phức trong câu sau:

―Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa thành bọ hung.

Câu 4. Nếu em là Thạch sanh, em có tha chết cho mẹ con Lí Thông không? Vì sao?

Câu 5. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 6. Trình bày ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” bằng một đoạn văn ngắn?

2. Dạng 2: Viết

Bài 1. Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích ngoài SGK mà em yêu thích.

Bài 2. Viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần 1. Đọc – hiểu:

Bài tập 1.

Câu 1.

Nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là Mai An Tiêm.

Câu 2.

- Những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật:

+ “Thứ dưa này được bầy chim đem từ phương tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta”.

+ “Trời nuôi sống chúng ta rồi”.

- Tính chất nổi bật của hoàn cảnh đó: Từ các chi tiết, người đọc hình dung được các nhân vật đang sống trên một hòn đảo giữa biển Đông, phải vật lộn với hoàn cảnh để tìm cái ăn, để tồn tại ở một nơi vốn không có người sinh sống.

=> Đó là hoàn cảnh sống đầy thử thách, đòi hỏi con người phải không ngừng vươn lên nếu muốn tồn tại.

Câu 3.

- Đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò:

+ Cây thân dây

+ Mọc trên cát biển

+ Có quả lớn, vỏ màu xanh mướt, ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, ăn có vị ngòn ngọt, thanh thanh.

- Những miêu tả của người kể khá đầy đủ, chi tiết, giúp người đọc có thể hình dung được ngay về giống dưa hấu ngày nay.

Câu 4.

Chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ vì:

- Đây là chi tiết gây ngạc nhiên, bất ngờ cho các nhân vật, khiến Mai phải thốt lên: “Trời nuôi sống chúng ta rồi!”

- Chi tiết còn cho thấy người xưa rất tin vào những lực lượng hỗ trợ mang tính thần kì, tâm linh đối với người tốt. Chi tiết giúp con người tin vào thành ngữ “Ở hiền gặp lành”.

=> Chi tiết đã góp phần khẳng định yếu tố kì ảo là một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của truyện dân gian.

Câu 5.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: Giữa con người và thiên nhiên luôn có mỗi quan hệ thân thuộc, gần gũi, gắn bó. Thiên nhiên bao bọc, chở che con người, luôn dành con người cơ hội tốt đẹp để cải thiện cuộc sống.

=> Con người cần sống có ý thức để thiên nhiên mãi xanh tươi, đẹp đẽ.

Câu 6.

Suy nghĩ về những điều kì lạ trong cuộc sống qua đọc đoạn trích và qua tìm hiểu về truyền thuyết có sự kiện được kể ở đây: Cuộc sống vốn chứa đựng vô vàn những bất ngờ, điều kì lạ luôn ở quanh ta. Nhưng những điều ấy chỉ thực sự đến với những ai không ngừng vươn lên, biết nâng niu  và đón nhận cuộc sống. Điều kì lạ chính là món quà quý giá dành cho người xứng đáng.

Câu 7.

- Thay thế các cụm từ bằng cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương:

+ đen ngòm → đen sì, đen thui,...

+ kêu váng → kêu inh ỏi, kêu loạn, kêu ầm,...

+ xanh um → xanh tốt, xanh mơn mởn,...

+ xanh mướt → xanh đậm, xanh thẫm,...

+ đỏ hồng → đỏ nhợt, đỏ lợt,...

+ đen nhánh → đen bóng, đen óng,...

- Nhận xét: Các cụm từ trong đoạn trích đã được dùng để biểu thị sắc màu, âm thanh sinh động của nhiều đối tượng. Việc lựa chọn từ ngữ như vậy không phải ngẫu nhiên mà là chủ đích của tác giả trong việc truyền tải nội dung. Chính vì vậy, khi thay thế những từ đó bằng cụm từ khác có nghĩa tương đương sẽ khiến ý nghĩa ban đầu không còn được trọn vẹn.

Câu 8.

- Nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh đều là từ láy biểu đạt mùi vị. Hai từ gần với nghĩa của ngọt, thanh nhưng khác ở mức độ. Ngòn ngọt thuộc vị ngọt nhưng ở mức độ nhạt hơn ngọt. Thanh thanh chỉ vị thanh nhưng ở mức độ dịu nhẹ hơn thanh.

- Ví dụ khác: tím - tim tím, mặn - mằn mặn, lạnh - lành lạnh, đói - đoi đói,...

=> Trong tiếng Việt, có nhiều từ láy thường dùng để chỉ mức độ giảm bớt của vị, cảm giác, màu “gốc”.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Văn 6 Chân trời sáng tạo hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học