Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 (3 đề)

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 6.

Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể,...)

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Hiểu và trình bày được ý nghĩa các chi tiết, nhân vật trong văn bản

- Chỉ ra được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tế

a. Truyện đồng thoại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. 

2. Cốt truyện

Gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

3. Nhân vật

Loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá (vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người).

b. Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Nội dung

Kiến thức

1. Đặc điểm

Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại,

thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Văn bản mô tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Nếu cậu muốn có một người bạn...

Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri

Truyện đồng thoại

Đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.

- Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. 

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực.

- Nhiều ẩn dụ tinh tế.

- Lối kể gần gũi, hấp dẫn.

Bắt nạt

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Thơ năm chữ

Bài thơ nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

- Thể thơ 5 chữ 

- Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

2

Chuyện cổ tích về loài người

Xuân Quỳnh

Thơ năm chữ

Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước,… Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. 

- Thể thơ 5 chữ 

- Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng.

- Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ... sinh động, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cấu trúc nói ngược làm cho bài thơ có một diện mạo riêng: ý vị hóm hỉnh, vui tươi, hồn nhiên mà vẫn đầy chất thơ.

Mây và sóng

Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go

Thơ tự do

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. 

- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

3

Cô bé bán diêm

Han-Cri-xti-an An-đéc-xen

Truyện cổ tích

Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.

- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam

Truyện ngắn

Thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. 

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Con chào mào

Mai Văn Phấn

Thơ tự do

Bài thơ là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc.

2. Tiếng Việt

- Nhận diện được đơn vị kiến thức Tiếng Việt cơ bản trong văn bản.

- Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản.

- Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Từ đơn, từ phức

- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng.

- Từ phức: là từ có hai hay nhiều tiếng.

+ Từ ghép: là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

Từ láy: là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa.

Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

2

Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.

Chỉ ra và nêu ý nghĩa của từ

3

Biện pháp tu từ so sánh

So sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng.

4

Biện pháp tu từ điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ mà trong đó, tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng.

5

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ và nêu tác dụng.

6

Dấu ngoặc kép

- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại.

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

3. Viết

- Viết bài văn kể một trải nghiệm của bản thân.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

a. Dàn ý viết bài văn kể một trải nghiệm của bản thân.

Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ

+ Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?

+ Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?

Thân bài

- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)

+ Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)

+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)

- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:

+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?

+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?

+ Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?

+ Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

+ Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?

+ Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?

Kết bài

- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:

+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)

+ Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

 

b. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

Mở đoạn

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Thân đoạn

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (3 đề)


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học