Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 6.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được văn bản thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai văn bản theo trật tự thời gian.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và yếu tố kì ảo.

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Tóm tắt được nội dung chính của một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản thông tin có nhiều đoạn.

- Nhận biết được đặc điểm và, chức năng của văn bản và đoạn văn.

- Chỉ ra mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; hiểu được tác dụng của nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng và vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

a. Truyện truyền thuyết và cổ tích

Nội dung

Truyền thuyết

Cổ tích

1. Khái niệm

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu. 

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. 

- Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.  

2. Cốt truyện

- Kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Nội dung gồm 3 phần gắn với cuộc đời nhân vật chính:

+ Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế.

- Chiến công phi thường.

- Kết cục.

Thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

3. Mạch truyện

Thời gian tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian)

Thời gian tuyết tính thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

4. Nhân vật chính

Những người anh hùng thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

5. Lời kể

Cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

Thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

6. Yếu tố kì ảo, hoang đường

Xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.

Thường xuất hiện ở các chi tiết, sự việc quan trọng, làm thay đổi mạch truyện.

b. Văn bản thông tin

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

2. Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện

- Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia.

- Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.

c. Văn bản nghị luận

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

2. Các yếu tố cơ bản

- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. 

- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

d. Văn bản và đoạn văn

Văn bản

Đoạn văn

Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…

Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. 

- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

e. Các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin

Nội dung

Kiến thức

1. Các yếu tố

Nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,…

2. Cách triển khai

Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng:  trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, nguyên nhân - kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (27 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

(Lạc Thanh, Xem người ta kìa!. Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 54)

Câu 1: Đoạn trích trên đây được sử dụng để:

A. Kể một câu chuyện

B. Trình bày một ý kiến

C. Bộc lộ một cảm xúc

D. Nói về một trải nghiệm

Câu 2: Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng:

A. Lí lẽ

B. Bằng chứng

C. Lí lẽ và bằng chứng

Câu 3: Mẹ muốn con phải noi gương những người:

A. Đẹp đẽ

B. Có sức khoẻ

C.Thông minh

D. Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn trình bày quan điểm của em về việc: “Học sinh lạm dụng việc sử dụng máy tính, các thiết bị công nghệ khi học online”

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thử đề cương Văn 6 Kết nối tri thức hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học