Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 7 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

NGƯỜI MẸ HIỀN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!"

Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:

- Tớ biết có một chỗ tường thủng.

Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

Bỗng có tiếng cô giáo:

- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.

Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.

Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

Hai em cùng đáp:

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.

Theo NGUYỄN VĂN THỊNH

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vào giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu?

A. Minh rủ Nam chui qua chỗ tường thủng.

B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố.

C. Minh rủ Nam trốn ra ngoài cổng trường để đi chơi.

2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………

3. Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng?

A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và tóm chặt lấy hai chân.

B. Minh và Nam bị bác bảo vệ phát hiện và đưa về gặp cô giáo.

C. Cô giáo và bác bảo vệ đã phát hiện khi Nam đang cố gắng chui qua lỗ thủng.

4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai?

A. là mẹ của bạn Minh    B. là mẹ của bạn Nam    C. là cô giáo

5. Bài đọc muốn nói với em điều gì?

người mẹ hiền, yêu thương, phiền lòng, nghiêm khắc

Cô giáo rất ………………… nhưng cũng ……………….. dạy bảo học sinh nên người. Cô như ………………………………. của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải …………………..

III. Luyện tập

6.

a) Điền l/n vào chỗ chấm:

Hoa thảo quả …ảy dưới gốc cây kín đáo và …ặng …ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa …ửa, chứa …ắng.

b) Tìm tiếng có chứa vần ăn/ăng:

- Nước đông cứng ở trong thiên nhiên, thường ở nơi khí hậu lạnh là………

- Vật hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường dùng để rửa mặt là………..

7. Câu kể là câu dùng để kể, tả, giới thiệu và kết thúc bằng dấu chấm. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những câu kể trong các câu sau:

a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.

b. Nam ơi, gánh xiếc biểu diễn hay quá!

c. Cổng trường đang khóa rồi, trốn ra sao được?

d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.

e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.

8. Trong các câu kể em vừa tìm được ở bài tập 7, hãy viết lại câu:

- Câu giới thiệu:

- Câu nêu hoạt động:

- Câu nêu đặc điểm:

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chỉnh tả, giọng điệu phù hợp với nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố.

2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua chỗ thủng của tường.

3. A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và tóm chặt lấy hai chân.

4. C. là cô giáo

5. Cô giáo rất yêu thương nhưng cũng nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải phiền lòng.

III. Luyện tập

6.

a) Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng l. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

b) - Nước đông cứng ở trong thiên nhiên, thường ở nơi khí hậu lạnh là: băng

- Vật hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường dùng để rửa mặt là: khăn mặt

7.

a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.

d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.

e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.

8.

- Câu giới thiệu: Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.

- Câu nêu hoạt động: Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.

- Câu nêu đặc điểm: Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 7 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 7 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

CÁI Ổ GÀ

    Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà* thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ cứ đứng nhìn và cười.

    Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã.

    Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay :

      - Thế con cứ đứng xem à ? Sao con không lấp nó đi ?

    Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng :

      - Con quên mất !

    Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá.

(Theo Hoàng Anh Đường)

* Ổ gà : chỗ lõm sâu xuống mặt đường giống như ổ nằm của con gà mái đẻ

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Thấy bác chở củi sau xe đạp gặp chuyện không may, bọn trẻ đã làm gì ?

A. Đứng nhìn thích thú

B. Đứng nhìn và cười

C. Chạy lại để giúp đỡ

Câu 2. Bác chở củi và bà mẹ đèo con đều suýt ngã trên đường vì lí do gì ?

A. Vì xe chở nặng, khó điều khiển

B. Vì lao vào xe của người khác

C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường

Câu 3. Câu chuyện gợi cho em biết ai đã lấp phẳng cái ổ gà tai ác trên đường ?

A. Dũng và bố của Dũng

B. Một bạn nhỏ nào đó

C. Một người qua đường

Câu 4. Lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện ?

A. Hãy tích cực làm việc tốt, dù rất nhỏ

B. Hãy làm những việc có thể làm được

C. Hãy cứu giúp những người bị tai nạn

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống

a) tr hoặc ch

Từ …ong gặm tủ, mấy…ú….uột nhắt vừa ….ạy vừa kêu….ít…ít

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

b) iên hoặc iêng

Từng đàn chim hải âu bay l…..trên mặt b…..,t……… kêu xao xác.

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Câu 2. Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây rồi điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trả lời :

a)

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

( Trần Quốc Minh )

b) Chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

( Bùi Hiển )

c) Dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng.

(Văn Thảo )

Kiểu so sánh trong các câu thơ, câu văn trên là : so sánh ……………với………..

3. Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn sau :

Cũng như tôi,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

( Thanh Tịnh )

4. Câu 4. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường.

Gợi ý :

a) Trong số những truyện đã nghe, em muốn kể lại câu chuyện nào ?

b) Câu chuyện mở đầu ra sao ? Diễn biến thế nào ? Kết thúc ra sao ?

c) Nhận xét của em về câu chuyện đó ( hoặc về nhân vật trong câu chuyện)

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C B A

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống

a) tr hoặc ch

- Từ trong gặm tủ, mấy chu chuột nhắt vừa chạy vừa kêu chít chít.

b) iên hoặc iêng

- Từng đàn chim hải âu bay lượn trên mặt biển, tiếng kêu xao xác.

Câu 2. Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây rồi điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trả lời :

a)

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹngọn gió của con suốt đời.

( Trần Quốc Minh )

b) Chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

( Bùi Hiển )

c) Dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng.

(Văn Thảo )

Kiểu so sánh trong các câu thơ, câu văn trên là : so sánh ngang bằng với các từ so sánh: là, tựa hồ, như.

Câu 3. Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn sau :

Cũng như tôi,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụngước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

( Thanh Tịnh )

Câu 4. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường.

Bài mẫu:

    Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường.

    Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn.

    Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Dựa vào những bài đọc: Bận, Ngựa và lừa, Trận bóng dưới lòng đường trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1:Trong bài thơ :" Bận", mọi người và mọi vật trong bài thơ bận làm việc gì ?

A. Họ đều hoạt động và làm việc góp sức nhỏ để làm cho cuộc đời thêm vui.

B. Họ bận kiếm sống.

C. Họ đang bận vui chơi.

Câu 2: Trong truyện: "Ngựa và lừa", lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?

A.  xin ngựa mang đồ giúp lừa, dù chỉ ít thôi cũng được.

B. xin ngựa mang hết đồ đạc cho lừa

C. xin ngựa nói với ông chủ cho mình ít đồ đi

Câu 3: Những cậu bé trong truyện: "Trận bóng dưới lòng đường" đang chơi trò gì ?

A. Đánh bóng bàn trên vỉa hè.

B. Đánh bóng chuyền dưới lòng đường.

C. Đá bóng dưới lòng đường

Câu 4: Đọc truyện "Trận bóng dưới lòng đường", có chuyện gì xảy ra với chiếc xe gắn máy?

A. Chiếc xe phóng nhanh nên đi vào giữa trận bóng. b

B. Chiếc xe phải phanh gấp lại vì Long thiếu chút nữa lao vào. 

C. Chiếc xe đang đi bỗng bị đổ ra đường. 

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch và ghi lại lời giải cấu đố:

a,   

 Mình ....òn mũi nhọn

....ẳng phải bò ....âu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn

         Là: ................

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng và ghi lại lời giải cấu đố:

Trên trời có g.... nước trong

Con k.... chẳng lọt ,con ong chẳng vào

         Là: ............

Bài 3: Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (SGK tiếng Việt 3, tập một trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống:

a, Chỉ hoạt động chơi bóng các bạn nhỏ

b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

A

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch và ghi lại lời giải cấu đố:

Mình tròn mũi nhọn

Chẳng phải bò trâu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn

         Là: cái bút mực


Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng và ghi lại lời giải cấu đố:

Trên trời có giếng nước trong

Con kiến chẳng lọt ,con ong chẳng vào

         Là: quả dừa

Bài 3:

Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (SGK tiếng Việt 3, tập một trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống:

a, Chỉ hoạt động chơi bóng các bạn nhỏbấm bóng, cướp bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng

b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ giàhoảng sợ, bỏ chạy , mếu máo , xin lỗi

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Bận, Ngựa và lừa, Trận bóng dưới lòng đường trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vì sao ngựa không giúp lừa?

A. vì ngựa rất mệt

B. vì ngựa rất bận

C. vì ngựa ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình.

Câu 2: Đọc thơ Bận, dòng nào sau đây giải thích đúng ý nghĩa của từ “đánh thù” ?

A. Đánh giặc, bảo vệ đất nước.

B. Bị giặc xâm lược.

C. Đánh nhau vì ghét và thù hằn. 

Câu 3: Trong những từ sau, đâu là từ ngữ chỉ hoạt động ?

A. mệt mỏi

B. hoảng sợ

C. đi chợ

Câu 4: Sau khi trận bóng dừng lại vì bạn Long, bọn trẻ tiếp tục chơi bóng như thế nào?

A. Tiếp tục chơi bóng bóng.

B. Chuyển sang chơi bóng chuyền.

C. Chuyển sang chơi bóng bàn.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

- màu …ắng, …ích bông, cồng …iêng, con …ó con

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng

- thịt x… nướng, cái m…, gà ch…, ăn k…

Bài 3: 

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường.

Gợi ý :

a) Trong số những truyện đã nghe, em muốn kể lại câu chuyện nào ?

b) Câu chuyện mở đầu ra sao ? Diễn biến thế nào ? Kết thúc ra sao ?

c) Nhận xét của em về câu chuyện đó ( hoặc về nhân vật trong câu chuyện)

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

- màu trắng, chích bông, cồng chiêng, con chó con

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng

- thịt xiên nướng, cái miệng, gà chiên, ăn kiêng

Bài 3: 

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường.

Bài mẫu:

    Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường.

    Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn.

    Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Bận, Ngựa và lừa, Trận bóng dưới lòng đường trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong truyện:" Trận bóng dưới lòng đường", khi Quang sút bóng làm cụ già bị ngã, cậu bé đã làm gì sau đó?

A. Chạy theo cụ và nói lời xin lỗi.

B. Sợ hãi nấp sau gốc cây, không dám nhìn theo cụ.

C. Chạy theo và   trốn cùng các bạn. 

Câu 2: Trong truyện:" Ngựa và lừa", bài học rút ra là gì?

A.  trong cuộc sống cần giúp đỡ bạn bè và cùng nhau làm việc.

B. không cần quan tâm nhau

C. việc ai người đó làm

Câu 3: Ý nghĩa của bài thơ:" Bận"  là gì ?

A. Mọi người, mọi vật đều bận, không có lúc nào ngơi nghỉ.

B. Khuyên em phải chăm học, chăm làm.

C. Mọi người, mọi vật đều làm những việc có ích, đem niềm vui góp vào cuộc đời chung. 

Câu 4: Nội dung câu chuyện trong bài đọc Trận bóng dưới lòng đường nhắc nhở chúng ta điều gì ?

A. Nếu chơi bóng dưới lòng đường thì phải tuyệt đối giữ an toàn cho bản thân và người đi đường.

B. Chỉ nên chơi bóng dưới đường khi vắng người qua lại.

C. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho người qua lại, cần phải tôn trọng luật giao thông và các quy định ở nơi công cộng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

- bóng …uyền, …im sẻ, …ắng tinh, …ồng cây

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng

- con k…, s… năng, h… lành, k… trì

Bài 3: Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ sự so sánh:

a)

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.

( Nguyễn Công Dương )

b)

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …

( Xuân Quỳnh )

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

A

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

- bóng chuyền, chim sẻ, trắng tinh, trồng cây

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng

- con kiến, siêng năng, hiền lành, kiên trì

Bài 3: Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ sự so sánh:

a)

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.


( Nguyễn Công Dương )

b)

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …


( Xuân Quỳnh )

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học