Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 8 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
LỚP HỌC CUỐI ĐÔNG
Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.
Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy giáo và các bạn quây quần bên đống lửa.
Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động... Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Những chi tiết nào cho thấy trời rất rét?
A. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng.
B. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.
C. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh.
2. Các bạn nhỏ kể cho thầy giáo nghe về điều gì?
A. về cuộc sống của mình
B. về đoạn đường đi học của mình
C. về nhà của mình
3. Nối để biết mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe chuyện gì?
4. Các bạn nhỏ trong bài có những điểm gì đáng khen?
A. Biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống.
B. Không ngại khó khăn, thời tiết xấu vẫn cố gắng đi học.
C. Biết kể chuyện về cuộc sống của mình cho mọi người nghe.
5. Hãy kể lại việc tốt em đã làm hoặc việc em đã làm để giúp đỡ gia đình.
III. Luyện tập
6.
a) Chọn truyền/chuyền điền vào chỗ chấm để tạo từ đúng:
Chim non tập …………… cành.
Dây …………… sản xuất.
Bạn Trang có giọng đọc …………. cảm.
Em mới biết chơi bóng ……………
b) Điền ân/âng vào chỗ chấm để tạo từ:
b…… khuâng |
ng……… nga |
th ………… thiết |
……… nhân |
n ……… đỡ |
kết th …………... |
7. Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm thích hợp:
thủ thư, đọc sách, thẻ mượn sách, tuân thủ nội quy, giá sách, tạp chí,
bảng nội quy, mượn sách
Sự vật có ở thư viện |
Hoạt động ở thư viện |
8. Đặt câu cảm cho mỗi tình huống sau:
- Em bé chạy nhảy, nô đùa trong thư viện gây ồn ào.
- Em tìm được cuốn sách mình yêu thích trong thư viện.
- Thư viện trường em mới được nhà xuất bản Kim Đồng tặng thêm 500 cuốn sách hay.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với mỗi nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản
1. C. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh.
2. A. về cuộc sống của mình
3.
- Bạn Mua – kể về đám cưới chị gái, về bộ váy áo
- Bạn Chơ – kể về hàng rào đá
- Bạn Súa – kể về con bò đẻ
4.
A. Biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống.
B. Không ngại khó khăn, thời tiết xấu vẫn cố gắng đi học.
5. Em giúp mẹ làm việc nhà. Giúp bố tưới cây, bắt sâu cho cây.
III. Luyện tập
6.
a)
- Chim non tập chuyền cành
- Dây truyền sản xuất
- Bạn Trang có giọng đọc truyền cảm
- Em mới biết chơi bóng chuyền
b)
bâng khuâng |
ngân ngâ |
thân thiết |
thân nhân |
nâng đỡ |
kết thân |
7.
Sự vật có ở thư viện |
Hoạt động ở thư viện |
thủ thư, thẻ mượn sách, giá sách, tạp chí, bảng nội quy. |
đọc sách, tuân thủ nội quy, mượn sách |
8.
- Em bé chạy nhảy, nô đùa trong thư viện ồn ào quá!
- Vui quá, em tìm được cuốn sách mình yêu thích trong thư viện!
- Thư viện trường em mới mở được nhà xuất bản Kim Đồng tặng thêm 500 cuốn sách hay quá!
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 8 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 8 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
HỌA MI HÓT
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu !
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc… Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
( Võ Quảng )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao ?
A. Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn.
B. Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn.
C. Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
Câu 2. Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào ?
A. Hoa nở đẹp, đủ màu sắc ; chim hót vang tưng bừng.
B. Hoa khoe màu rực rỡ ; chim hót nhịp nhàng, dìu dặt.
C. Hoa tươi sáng hơn ; chim hót rộn ràng như khúc nhạc.
Câu 3. Vì sao nói tiếng hót của Họa Mi là tiếng hót kì diệu ?
A. Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới.
B. Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng giấc, giục các loài chim khác dạo lên khúc nhạc ca ngợi núi sông đang đổi mới.
C. Vì đó là tiếng hót như khúc nhạc tưng bừng.
Câu 4. Bài văn ca ngợi điều gì ?
A. Ca ngợi cảnh vật mùa xuân tươi đẹp.
B. Ca ngợi tiếng hót kì diệu của Họa Mi.
C. Ca ngợi núi sông ngày càng đổi mới.
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) d, gi hoặc r
- thong …ong/……………..
-…..òng rã/………………...
-…..óng trống/…………….
-….ong ruổi/…………..
-…..òng kẻ/……………
- riết …..óng/………….
b) uôn hoặc uông
-ng…. gốc/…………………
-b….làng/………………….
- hát t……../……………
-b……..màn/……………
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ :
- Dân ta nhớ một chữ ……….
Đồng….., đồng……., đồng………., đồng minh.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong ……….phải…….nhau cùng.
( Từ cần điền : thương, đồng, sức, tình, lòng, một nước )
Câu 3. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ) ?
Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
M : Bà cụ chậm chạp bước đi trên vỉa hè.
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) nói về một em bé hoặc một cụ già gần nơi em ở.
Gợi ý :
a) Em bé ( cụ già ) tên là gì, trạc bao nhiêu tuổi ?
b) Em bé ( cụ già ) có điểm gì nổi bật ( về hình dáng, hoạt động,….)?
c) Tình cảm của em đối với em bé ( cụ già ) đó ra sao ? Tình cảm của em bé ( cụ già ) đối với em như thế nào ?
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | A | B | B |
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) d, gi hoặc r
- thong dong
- ròng rã
- gióng trống
- rong ruổi
- dòng kẻ
- riết róng
b) uôn hoặc uông
- nguồn gốc
- buôn làng
- hát tuồng
- buông màn
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ :
- Dân ta nhớ một chữ đồng.
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 3. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ) ?
Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) nói về một em bé hoặc một cụ già gần nơi em ở.
Bài mẫu:
Mẹ em mới sinh bé trai. Bé được đặt tên Minh Khôi nhưng cả nhà hay gọi là Bo. Em bé mới được 6 tháng tuổi và đang tập bò. Em rất thích chơi cùng em ấy, vì trông em ấy rất đáng yêu. Đôi tay nhỏ xíu của Bo lúc nào cũng bám lại cổ em. Bo rất thích được em bế và mang đi chơi khắp xóm. Bo cũng đang tập nói những từ đầu tiên "Bà ! Bà!". Cả nhà em ai cũng yêu quý Bo và mong em mau mau lớn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: "Các em nhỏ và cụ già", :" Tiếng ru", :" Những chiếc chuông reo” trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đọc truyện "Các em nhỏ và cụ già", câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?
A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.
B. Vào buổi trưa nắng ấm.
C. Vào một buổi bình minh.
Câu 2: Từ nào sau đây để chỉ người ?
A. Đồng đen.
B. Đồng ruộng.
C. Đồng nghiệp
Câu 3: Trong bài thơ:" Tiếng ru", theo tác giả, con người phải biết yêu thứ gì ?
A. Yêu bản thân mình.
B. Yêu các loài muông thú.
C. Yêu đồng chí và anh em.
Câu 4: Đọc truyện:" Những chiếc chuông reo", em hãy chỉ ra nơi ở của bác thợ gạch?
A. Nhà ba tầng
B. Nhà ngói đỏ
C. Túp lều bằng rạ
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) d, gi hoặc r
- thong …ong/……………..
-…..òng rã/………………...
-…..óng trống/…………….
-….ong ruổi/…………..
-…..òng kẻ/……………
- riết …..óng/………….
b) uôn hoặc uông
-ng…. gốc/…………………
-b….làng/………………….
- hát t……../……………
-b……..màn/……………
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ :
- Dân ta nhớ một chữ ……….
Đồng….., đồng……., đồng………., đồng minh.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong ……….phải…….nhau cùng.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ) ?
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) d, gi hoặc r
- thong dong
- ròng rã
- gióng trống
- rong ruổi
- dòng kẻ
- riết róng
b) uôn hoặc uông
- nguồn gốc
- buôn làng
- hát tuồng
- buông màn
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ :
- Dân ta nhớ một chữ đồng.
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 3. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: "Các em nhỏ và cụ già", :" Tiếng ru", :" Những chiếc chuông reo” trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đọc truyện "Các em nhỏ và cụ già", các em nhỏ đã nhìn thấy gì lạ trên đường về ?
A. Thấy một chiếc xe buýt.
B. Thấy ông cụ đang ngồi vệ cỏ.
C. Thấy đàn sếu sải cánh trên cao.
Câu 2: Vì sao lại nói: Một ngôi sao chẳng sáng đêm ?
A. Vì nó quá nhỏ bé trong khi bầu trời lại vô cùng rộng lớn.
B. Vì bản thân ngôi sao rất tối tăm.
C. Vì ngôi sao ở quá xa nên ta không nhìn thấy nó sáng.
Câu 3: Con hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì ?” trong câu :
Trông thấy bóng diều hâu, chú gà con chạy nép nhanh vào cánh mẹ.
A. Trông thấy bóng diều hâu.
B. chú gà con.
C. chạy nép nhanh vào cánh mẹ.
Câu 4: Gương mặt của ông cụ trong truyện "Các em nhỏ và cụ già" trông ra sao ?
A. Trầm ngâm suy nghĩ.
B. Rất xúc động.
C. Lộ rõ vẻ u sầu.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r
- hạt …ẻ, con …un đất, nước chảy …óc …ách, cái …ổ
Bài 2: Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông
- con ch… ch…, l… lách, … sữa, bánh c…, cái ch…
Bài 3. Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r
- hạt dẻ, con giun đất, nước chảy róc rách, cái rổ
Bài 2: Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông
- con chuồn chuồn, luồn lách, uống sữa, bánh cuốn, cái chuông
Bài 3. Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê.
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: "Các em nhỏ và cụ già", :" Tiếng ru", :" Những chiếc chuông reo” trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Vì sao lại nói : một người chỉ là đốm lửa tàn ?
A. Vì một người sẽ rất yếu ớt, không thể làm được việc nặng.
B. Vì một người sẽ không có khả năng tạo ra đèn điện.
C. Vì một người không làm thay đổi được cả thế giới mà phải cần tới mọi người.
Câu 2: Cụ già có chuyện gì buồn ?
A. Bà lão nhà ông mới qua đời.
B. Ông bị ốm phải đi viện.
C. Bà lão nhà ông bị ốm nặng và khó qua khỏi.
Câu 3: Trong bài thơ "Tiếng ru", núi cao là do đâu ?
A. Núi tự cao thêm theo thời gian.
B. Bởi có đất bồi lên.
C. Bởi núi ngồi trên đất.
Câu 4: Nội dung ý nghĩa bài thơ:" Tiếng ru", nói về điều gì ?
A. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương nơi họ sinh sống.
B. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương những thứ nuôi sống họ.
C. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương anh em, đồng chí.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r để hoàn thành câu:
- Bà ngoại thường …ắt tay bé Mai đến trường.
- Bạn An người cao …ong …ỏng
- Tôi không biết ai đã để chiếc …ẻ lau ở đây?
Bài 2: Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông để hoàn thành câu:
- Trẻ em được khuyên nên …ng sữa mỗi ngày để phát triển chiều cao.
- Mẹ em đang làm món rau m… xào.
- Minh đang l… c… hết cả tay chân.
Bài 3. Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
a) Bà em đang trồng na ngoài vườn.
b) Mẹ em đang nấu cơm.
c) Minh đang chơi đá bóng ngoài sân.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
C |
B |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r để hoàn thành câu:
- Bà ngoại thường dắt tay bé Mai đến trường.
- Bạn An người cao dong dỏng
- Tôi không biết ai đã để chiếc giẻ lau ở đây?
Bài 2: Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông để hoàn thành câu:
- Trẻ em được khuyên nên uống sữa mỗi ngày để phát triển chiều cao.
- Mẹ em đang làm món rau muống xào.
- Minh đang luống cuống hết cả tay chân.
Bài 3. Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
a) Bà em đang trồng na ngoài vườn.
b) Mẹ em đang nấu cơm.
c) Minh đang chơi đá bóng ngoài sân.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)