Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 10 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

BÀ TÔI

(Trích)

Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà chỉ cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất. Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai… những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối.

Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”…

Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005

II. Đọc hiểu văn bản

1. Khi ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu?

A. ngồi phía trong

B. ngồi đầu nồi để xới cơm

C. ngồi giữa

2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu?

A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn.

B. Vì bà muốn ăn trước cho xong nhanh để đi làm việc khác.

C. Bà xới ra trước để nguội cơm bà mới ăn.

3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản?

A. Bà chỉ ăn một lưng cơm, một miếng cháy.

B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

C. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau.

4. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì?

5. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì?

A. Bạn nhỏ rất chăm chỉ làm việc nhà.

B. Bà thuộc rất nhiều thơ vần.

C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà.

III. Luyện tập

6. Điền iêu/ươu vào chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu có) để tạo từ:

liêu x ……….

con kh ………

h ………… thảo

ốc b …………

k ……. ngạo

cái s ……………

7. Xếp các từ im đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy, xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy.

- Từ ngữ chỉ hoạt động:

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:

8. Đặt 2 câu với hai từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 7.

9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu khiến:

a. Bà ơi, sao bà ăn ít thế ạ?

b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi!

c. Bà nấu ăn ngon quá!

10. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, nhé, đi, thôi, nào để đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau:

a)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Cô giáo nói: .....................................................................................................

b)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Bạn nữ nói: ...................................................................................................

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với nhân vật

II. Đọc – hiểu văn bản

1. B. ngồi đầu nồi để xới cơm

2. A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn.

3.

B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa.

C. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau.

4. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy bà rất yêu thương cháu, luôn nhường nhịn để cháu được ăn ngon.

5. C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà.

III. Luyện tập

6.

liêu xiêu

con khiếu

hiếu thảo

ốc bươu

kiêu ngạo

cái siêu

7.

- Từ ngữ chỉ hoạt động: ngủ, nhớ, nằm. vùng vẫy, xoay xở.

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: ít, nghiêng, hẹp, bé nhỏ.

8.

- Vào mỗi cuối tuần, tôi rất thích được ngủ nướng.

- Bóng dáng bé nhỏ ấy mỗi lúc mỗi xa.

9. b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi!

10.

a) Cô giáo nói: các em hãy nhìn lên bảng!

b) Bạn nữ nói: mình cùng đi học nhé!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 10 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 10 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

TÌNH QUÊ HƯƠNG

    Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

    Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da(1) dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm(2) … Những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại ngồi nói chuyện với Cún con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

    Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được,có lẽ đã lâu lắm, nay tôi lại cảm thấy nó. Thôi tôi nhớ ra rồi… Đó là thứ mùi vị rất đặc biệt,mùi vị của quê hương.

( Theo Nguyễn Khải )

(1) Con da : một loại cua giống cua đồng nhưng chân có lông.

(2) Bánh rợm : một loại bánh làm bằng bột nếp, gói bằng lá chuối tươi.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Đoạn 1 (“Làng quê tôi… mảnh đất cọc cằn này.”) ý nói gì ?

A. Tình cảm gắn bó thiết tha,mãnh liệt của tác giả đối với nhân dân.

B. Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả với nơi đóng quân.

C. Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả đối với quê hương.

Câu 2. Ở đoạn 2 (“Ở mảnh đất ấy…thời thơ ấu.”), tác giả nhớ những việc gì đã làm từ thời thơ ấu trên quê hương ?

A. Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, đi chợ phiên.

B. Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da.

C. Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da, đi chợ phiên với dì, đi nghe hát chèo.

Câu 3. Thứ mùi vị đặc biệt mà tác giả cảm nhận được là mùi vị gì ?

A. Mùi vị của đất bãi.

B. Mùi nhang ngày Tết.

C. Mùi vị của quê hương.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ?

A. Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với quê hương qua những kỉ niệm khó quên.

B. Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với bạn bè, người thân qua kỉ niệm thời thơ ấu.

C. Tình cảm lưu luyến, nhớ thương của anh bộ đội đối với quê hương trước lúc đi xa.

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :

a) oai , oay hoặc oet

- Ng… cửa, cơn gió x…. làm cây cối trong vườn nghiêng ngả.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

- Chú chim nhỏ l…..h….tìm bắt lũ sâu đục kh…thân cây.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

b) l hoặc n

…..ong….anh đáy…ước in trời

Thành xây khói biếc…on phơi bóng vàng

( Theo Nguyễn Du )

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả

b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ

c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.

Câu 3. Ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả

Cháu rất nhớ khu vườn của bà khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất thích hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11

Gợi ý :

- Dòng đầu như : Nơi gửi, ngày….tháng…năm…

- Lời xưng hô với người nhận thư ( VD : Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến ,…)

- Nội dung thư ( 4 – 5 dòng ) : Thăm hỏi, báo tin tới thầy cô.Lời chúc và hứa hẹn…

- Cuối thư : Lời chào,chữ kí và tên.

Câu 1 2 3 4
Đáp án C C C C

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :

a) oai , oay hoặc oet

- Ngoài cửa, cơn gió xoáy làm cây cối trong vườn nghiêng ngả.

- Chú chim nhỏ hoay hoay tìm bắt lũ sâu đục khoét thân cây.

b) l hoặc n

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

( Theo Nguyễn Du )

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.

b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.

c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.

Câu 3. Ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả

Cháu rất nhớ khu vườn của bà. Khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất thích. Hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi. Trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11

Bài mẫu:

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018

Cô Thiên Minh kính mến!

  Hôm nay, em viết thư cho cô để thăm hỏi và chúc mừng cô nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam.

  Đầu thư, em kính chúc cô sức khỏe và thành công. Cô, người thầy, người chị kính yêu của em, người khiến em cảm phục và cho em động lực trong cuộc sống để em có được ngày hôm nay, người gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn bé nhỏ của em giá trị đích thực đúng nghĩa của cuộc đời mình. Bao nhiêu ân tình của cô, em không bao giờ quên, em chỉ ngồi đây và cầu chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em không thể về thăm cô được, em chúc cô luôn khỏe mạnh để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, để dạy dỗ lớp lớp thế hệ học trò như chúng em.

  Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúng em yêu cô rất nhiều!

Học trò của cô

Lê Thị Kim Huyền

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Giọng quê hương, Quê hương, Thư gửi bà trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ?

A. Ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường.

B. Gặp ba người thanh niên và hỏi đường.

C. Hai anh loay hoay tìm đường về. 

Câu 2: Câu nào dưới đây là câu so sánh:

A. Đôi mắt bé tròn xoe như viên bi.

B. Mặt nước phẳng lặng, êm đềm.

C. Mây đen ùn ùn kéo đến. 

Câu 3: Dòng đầu thư cần ghi những nội dung gì?

A. Nơi viết thư.

B. Thời gian viết thư.

C. Cả A và B

Câu 4: Trong bài thơ:" Quê hương", quê hương không được ví với gì?

A. Chùm khế ngọt

B. Con diều biếc

C. Quả bóng tròn

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

 (lúc, lại, niên, lên)

......... Thuyền đứng ......... chợt có một thanh ......... bước ......... gần anh.

Bài 2: 

Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt :

a, Bắt đầu bằng l: ..................

Bắt dầu bằng n : ..................

b, Có thanh hỏi : ..................

thanh ngã : ..................

Bài 3: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

(buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người ......... tuổi ......... cúi đầu, vẻ mặt ......... xót thương.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

A

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

 (lúc, lại, niên, lên)

Lúc Thuyền đứng lên , chợt có một thanh niên bước lại gần anh.

Bài 2: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt :

a, Bắt đầu bằng l: ..................

Bắt dầu bằng n : ..................

b, Có thanh hỏi : ..................

thanh ngã : ..................

Trả lời:

a, Bắt đầu bằng l: lại , lúc , làm

Bắt dầu bằng n: này , nơi này

b, Có thanh hỏi: quả , (da ) dẻ , ngủ

thanh ngã: đã , những

Bài 3: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

(buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu , vẻ mặt buồn bã xót thương.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Giọng quê hương, Quê hương, Thư gửi bà trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong bài:" Thư gửi bà", Đức đã hỏi thăm bà như thế nào ?

A. Hỏi thăm sức khỏe của bà.

B. Hỏi về công việc của bà.

C. Hỏi tình hình ở quê bà.

Câu 2: Trong đoạn thơ dưới đây, bão được so sánh với sự vật gì ?

" Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy. "

A. đoàn tàu hỏa

B. con bò gầy

C. Cả A và B

Câu 3: Khi đứng lên trả tiền, điều gì khiến cho Thuyên và Đồng lúng túng ?

A. Ba thanh niên trong quán chuyện trò luôn miệng.

B. Cả Thuyên và Đồng cùng không mang theo tiền.

C. Anh thanh niên trong quán muốn làm quen với Thuyên và Đồng.

Câu 4: Trong câu: "Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.", tiếng hát của anh Núp được so sánh với âm thanh gì ?

A. thanh thoát, khỏe mạnh.

B. tiếng vỗ cánh của con chim phí.

C. nắng buổi sớm.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống oai hoặc oay:

Gà trống ch…, l… hoay, củ kh…, quả x…

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

Chiếc …á, ăn …o …ê, hoa …an, …ắm tay

Bài 3: Viết một bức thư ngắn cho cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11

Gợi ý :

- Dòng đầu như : Nơi gửi, ngày….tháng…năm…

- Lời xưng hô với người nhận thư ( VD : Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến ,…)

- Nội dung thư ( 4 – 5 dòng ) : Thăm hỏi, báo tin tới thầy cô.Lời chúc và hứa hẹn…

- Cuối thư : Lời chào,chữ kí và tên.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống oai hoặc oay:

Gà trống choai, loay hoay, củ khoai, quả xoài

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

Chiếc lá, ăn no nê, hoa lan, nắm tay

Bài 3: Viết một bức thư ngắn cho cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11

Bài mẫu:

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018

Cô Mai kính mến!

  Hôm nay, em viết thư cho cô để thăm hỏi và chúc mừng cô nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam.

  Đầu thư, em kính chúc cô sức khỏe và thành công. Cô, người thầy, người chị kính yêu của em, người khiến em cảm phục và cho em động lực trong cuộc sống để em có được ngày hôm nay, người gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn bé nhỏ của em giá trị đích thực đúng nghĩa của cuộc đời mình. Bao nhiêu ân tình của cô, em không bao giờ quên, em chỉ ngồi đây và cầu chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em không thể về thăm cô được, em chúc cô luôn khỏe mạnh để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, để dạy dỗ lớp lớp thế hệ học trò như chúng em.

  Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúng em yêu cô rất nhiều!

Học trò của cô

Lê Minh Thư

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Giọng quê hương, Quê hương, Thư gửi bà trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đức đã kể cho bà nghe những gì?

A. Đức đã lên lớp 3

B. Bạn ấy được tám điểm 10.

C. Đức được đi chơi vào ngày nghỉ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trong khi hai anh không mang tiền, chuyện gì đã khiến cho Thuyên ngạc nhiên ?

A. Anh ngạc nhiên vì Đồng cũng không mang theo tiền.

B. Một thanh niên cùng ăn trong quán xin trả tiền ăn cho các anh.

C. Chủ quán không lấy tiền của hai anh.

Câu 3: Vì sao anh thanh niên lại cảm ơn Thuyên và Đồng?

A. Vì anh thanh niên được làm quen với Thuyên và Đồng.

B. Vì anh ấy muốn đáp lại lời cảm ơn của Thuyên và Đồng.

C. Vì Thuyên và Đồng đã gợi cho anh thanh niên nhớ về người mẹ đã khuất của mình

Câu 4: Đức đã hứa điều gì với bà ?

A.Sẽ sớm về quê thăm bà.

B. Chăm ngoan, học tập thật giỏi để bà vui.

C. Mong bà sống mạnh khỏe.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu hỏi ở dưới đây

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió

a, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh của: ..........................

b, Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong lòng rừng cọ: ..........................

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn thành những câu dưới đây:

a) Tòa lâu đài trong truyện cổ tích thật …ung …inh tráng lệ làm sao!

b) Trên cây, bầy chim đang hót …íu …o

c) Anh Minh đã ăn …o căng cả bụng rồi.

Bài 3: Điền vào chỗ trống dấu hỏi hay ngã và chép lại từ đúng sau khi đã điền:

moi tay, nga xe, chào hoi, lạ lâm, khoi ốm

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu hỏi ở dưới đây

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió

a, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh của: ..........................

b, Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong lòng rừng cọ: ..........................

Trả lời:

a, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh của: tiếng thác , tiếng gió .

b, Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong lòng rừng cọ: rất lớn , rất mạnh và rất vang động

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn thành những câu dưới đây:

a) Tòa lâu đài trong truyện cổ tích thật lung linh tráng lệ làm sao!

b) Trên cây, bầy chim đang hót líu lo

c) Anh Minh đã ăn no căng cả bụng rồi.

Bài 3: Điền vào chỗ trống dấu hỏi hay ngã và chép lại từ đúng sau khi đã điền:

mỏi tay, ngã xe, chào hỏi, lạ lẫm, khỏi ốm

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học