Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 12 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON

Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng bốn phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”. Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:

Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!

Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.

Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha: − Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

(Thanh Giang dịch)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?

A. Ngôi trường chỉ còn lại một phần nhỏ nguyên vẹn.

B. Ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát.

C. Ngôi trường đang có rất nhiều người đào bới.

2. Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?

A. Vì ông nghe thấy tiếng gọi của cậu con trai từ phía dưới đống đổ nát.

B. Vì ông nhớ được vị trí lớp học của con.

C. Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”.

3. Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?

A. Ông đã tìm thấy, cứu thoát được con trai và các bạn.

B. Ông đã tìm thấy con trai mình.

C. Ông đã lật được mảng tưởng lớn lên.

4. Viết lại câu nói cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?

III. Luyện tập

5. Điền s/x vào chỗ chấm:

– Đường …á rộng rãi, phố …á đông đúc.

– Triển vọng …áng …ủa, tương lai …án lạn.

– Cố tránh cọ …át để giảm ma …át.

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ dưới đây:

bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát

7. Tìm trong bài đọc 5 từ ngữ chỉ hoạt động (khác từ ở bài tập 7):

8. Đặt câu nêu hoạt động với các từ:

a) gào thét:

b) nhớ:

9. Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu kể:

a. Cậu bé ôm chầm lấy cha.

b. Trận động đất kinh hoàng quá!

c. Trận động đất xảy ra trong bao lâu?

d. Một người cha chạy vội đến trường học của con.

e. Người cha rất kiên nhẫn, đào bới từng chút một.

10. Dựa vào nội dung bài đọc, viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu kể.

a. Người cha nhớ lời hứa với con nên...........

b. Bọn trẻ rất ............................................. khi được cứu thoát.

c. Nhờ có niềm tin vào lời hứa của cha nên......................

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với các nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát.

2. C. Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”.

3. A. Ông đã tìm thấy, cứu thoát được con trai và các bạn.

4. Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

III. Luyện tập

5.

- Đường sá rộng rãi, phố xá đông đúc.

- Triển vọng sáng sủa, tương lai xán lạn.

- Cố tránh cọ xát để giảm ma sát.

6.

bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát

7. 5 từ chỉ hoạt động: chạy, kéo ra, gọi, ôm chầm, cứu

8.

a) Người cha đã gào thét tên con của mình.

b) Đứa con đã nhớ lời người cha dặn dò.

9.

a. Cậu bé ôm chầm lấy cha.

d. Một người cha chạy vội đến trường học của con.

e. Người cha rất kiên nhẫn, đào bới từng chút một.

10.

a) Người cha nhớ lời hứa với con nên ra sức đào bới đống đổ nát để tìm con mình.

b) Bọn trẻ rất vui mừng khi được cứu thoát.

c) Nhờ có niềm tin vào lời hứa của cha nên cậu bé đã đợi cha tìm mình.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 12 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 12 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

CÂY MAI TỨ QUÝ

       Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Loại cây này chỉ ưa bạn với gió mạnh, bướm ong không dễ dàng ve vãn, sâu bọ không dễ dàng gây hại.

       Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

       Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

( Theo Nguyễn Vũ Tiềm )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cành của cây mai tứ quý có đặc điểm gì ? ( Đoạn 1 –“Cây mai…gây hại” )

A. Thẳng, xòe rộng

B. Thẳng, vươn đều

C. Vươn đều, rắn chắc

Câu 2. Đoạn 2 ( “Mai tứ quý…màu xanh chắc bền” ) tả cụ thể những bộ phận nào của cây mai tứ quý ?

A. Cánh hoa, cánh đài, trái mai, tầng áo lá

B. Cánh hoa, cánh đài, trái mai

C. Cánh hoa, cánh đài, tầng áo lá

Câu 3. Đoạn 3 ( “Đứng bên cây…quanh năm” ) cho biết cảm nghĩ gì của tác giả ?

A. Hoa và lá của cây mai tứ quý đều rất tốt đẹp.

B. Mai tứ quý và mai vàng làm đẹp cho ngày Tết.

C. Mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng.

Câu 4. Cánh hoa mai tứ quý có gì nổi bật ?

A. Đỏ tía, óng ánh như hạt cườm.

B. Vàng thẫm, xếp làm ba lớp.

C. Vàng thẫm, óng ánh như hạt cườm.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- chóng ….án /……………

- phải…..ăng/…………….

- vầng ….án/………….

- ánh …..ăng/………….

b) at hoặc ac

- ng….nhiên/…………….

- bát ng………/…………..

- ng….thở/……………

- ngơ ng…../…………..

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn

b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn

c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót

Câu 3. Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái :

- (bơi) :……………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

- (thích) :………………………………………………………………

……………………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em được biết qua tranh ( ảnh ) hoặc ti vi

Gợi ý :

a) Đó là cảnh gì, ở đâu ?

b) Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý ( về màu sắc, đường nét, hình khối…) ?

c) Nhìn cảnh đẹp đó, em có những suy nghĩ gì ?

Câu 1 2 3 4
Đáp án A A C B

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- chóng chán

- phải chăng

- vầng trán

- ánh trăng

b) at hoặc ac

- ngạc nhiên

- bát ngát

- ngạt thở

- ngơ ngác

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.

c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

Câu 3. Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái :

- (bơi): Đàn cá bơi tung tăng trong bể nước.

- (thích) : Bé Na thích nghe những câu chuyện cổ tích do bà kể.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em được biết qua tranh (ảnh) hoặc ti vi.

Bài mẫu:

       Hôm nay, cô giáo giới thiệu với lớp một bức ảnh chụp cảnh biển Nha Trang. Bức ảnh đó thật đẹp. Em nhìn thấy một bãi biển cát trắng, một màu xanh thẳm tới tận chân trời, những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào mạn thuyền, bờ cát dài in dấu chân những người đi dạo biển. Phía trên cao, từng chùm mây trắng lững lờ trôi. Bầu trời cao và xanh. Cảnh đẹp trong tranh khiến cho lớp em vô cùng thích thú. Ai cũng náo nức mong muốn có được một lần đến đây.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nắng phương Nam, Cảnh đẹp non sông, Luôn nghĩ đến miền Nam trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Lạng Sơn có những cảnh đẹp gì ? 

A. Phố Kì Lừa.

B. Chùa Tam Thanh.

C. Nàng Tô Thị.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng. 

Câu 2: Câu nào cho thấy Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp Tết ?

A. Hôm nay là ngày hai mươi tám Tết.

B. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

C. Uyên và các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ.

Câu 3: Đâu là từ ngữ chỉ hoạt động?

A. Hân hoan

B. Phấn khởi

C. Cuốc đất

Câu 4: Câu nói "Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác...trăm tuổi.", thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào ?

A. Thể hiện nỗi nhớ của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ

B. Thể hiện rõ tình cảm vô cùng kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, mong Bác sống thật lâu để sau ngày đất nước thống nhất, sẽ được đón Bác vào thăm

C. Thể hiện tình yêu của Bác Hồ với tất cả đồng bào

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:  Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- chóng ….án /……………

- phải…..ăng/…………….

- vầng ….án/………….

- ánh …..ăng/………….

Bài 2:  Điền at hoặc ac vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- ng….nhiên/…………….

- bát ng………/…………..

- ng….thở/……………

- ngơ ng…../…………..

Bài 3:Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.

c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- chóng chán

- phải chăng

- vầng trán

- ánh trăng

Bài 2:  Điền at hoặc ac vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- ngạc nhiên

- bát ngát

- ngạt thở

- ngơ ngác

Bài 3:Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.

c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nắng phương Nam, Cảnh đẹp non sông, Luôn nghĩ đến miền Nam trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Xứ Nghệ có đặc điểm gì nổi bật ?

A. Bốn bề là đồi núi.

B. Non xanh nước biếc

C. Đồng lúa mênh mông

Câu 2: Đọc truyện "Nắng phương Nam", các bạn nhỏ đi chợ Tết để làm gì ?  

A. Ngắm hoa ngày Tết.

B. Để gặp gỡ, hẹn hò với nhau.

C. Để mua quà gửi ra Hà Nội cho Vân.

Câu 3: Con hãy tìm từ ngữ chỉ trạng thái :

A. Giảng bài

B. Lo lắng

C. Bước đi 

Câu 4: Đèo Hải Vân có đặc điểm gì nổi bật ?

A. Gần với vịnh Hàn của biển Đông

B. Núi cao trùng trùng

C. Cả A và  B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: 

Viết lời giải đố vào chỗ trống:

Để nguyên – giúp miệng cụ ông , cụ bà

Thêm huyền - ấm miệng cụ ông , cụ bà

Thêm sắc – từ lúa mà ra

Đố bạn đoán được đó là chữ chi ?.......

Bài 2: 

Viết lời giải đố vào chỗ trống:

Quen gọi là hạt

Chẳng nở thành cây

Nhà cao nhà đẹp

Dùng tôi để xây

Là hạt .................

Bài 3:

Đọc khổ thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :

Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân trên cỏ

a, Những từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên là : .............

b, Hoạt động (chạy) của những chú gà con được miêu tả bằng tả : ......................................

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

B

C


II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết lời giải đố vào chỗ trống:

1. trâu

2. trầu

3. trấu

Bài 2: 

Viết lời giải đố vào chỗ trống:

Là hạt cát

Bài 3:

Đọc khổ thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới:

a, Những từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên là : chạy , lăn

b, Hoạt động ( chạy ) của những chú gà con được miêu tả bằng tả : so sánh những chú gà con giống như những hòn tơ nhỏ chạy lăn tròn trên sân

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nắng phương Nam, Cảnh đẹp non sông, Luôn nghĩ đến miền Nam trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vân đã gửi gì đến cho các bạn ?

A. Gửi một món quà.

B. Gửi một bài hát dân ca.

C. Gửi một bức thư.

Câu 2: Đâu không là từ ngữ chỉ hoạt động trong câu thơ dưới đây?

"Buồn về một nỗi tháng giêng,

Con chim cái cú nằm nghiêng thở dài."

A. buồn

B. nằm

C. thở

Câu 3: Đọc bài "Cảnh đẹp non sông", con có suy nghĩ gì về phong cảnh của đất nước ta ?

A. Đất nước ta giàu có và rất nhiều cảnh đẹp.

B. Mỗi vùng lại có phong cảnh thiên nhiên khác biệt tạo nên sự phong phú và đa dạng.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 4: Sau khi đọc xong bức thư của Vân, các bạn mong ước điều gì ?

A. Ước sẽ được ra Bắc thăm bạn.

B. Ước sẽ gửi cho bạn ít nắng phương Nam.

C. Ước được cảm nhận không khí lạnh ngoài Bắc.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

- lá …úc, con …ó con, bầy …im, …à sữa, …um nước

Bài 2: Điền at hoặc ac vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Em đang giúp mẹ rửa b…

b) L… rang là một món ăn rất giàu đạm.

c) Thời tiết vào thu thật m… mẻ.

Bài 3: Con hãy tìm 3 từ chỉ hoạt động, 3 từ chỉ trạng thái.


Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

- lá trúc, con chó con, bầy chim, trà sữa, chum nước

Bài 2: Điền at hoặc ac vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Em đang giúp mẹ rửa bát.

b) Lạc rang là một món ăn rất giàu đạm.

c) Thời tiết vào thu thật mát mẻ.

Bài 3: Con hãy tìm 3 từ chỉ hoạt động, 3 từ chỉ trạng thái.

- Tìm 3 từ chỉ hoạt động: chạy, nhảy, bơi

- Tìm 3 từ chỉ trạng thái: yêu, ghét, buồn

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học