Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
QUÊ HƯƠNG
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Quê hương Thảo ở đâu?
A. Thành phố
B. Miền núi
C. Nông thôn
2. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?
A. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem múa lân.
B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, bắt đom đóm.
C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay.
3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm?
A. Con châu chấu
B. Con cào cào
C. Con đom đóm
4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và yêu quê hương tha thiết.
5. Em thích cuộc sống ở thành phố hay ở nông thôn? Vì sao?
III. Luyện tập
6. Trong các câu ca dao dưới đây, các tên riêng đều chưa được viết hoa, em hãy gạch chân và viết hoa lại các tên riêng ấy.
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh.
……………………………………………………………………………………………………………………………
7. Tìm 5 - 7 từ ngữ và viết vào bảng (theo mẫu):
Khu vực |
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Ở thành thị |
Chung cư, …………………………. ……………………………………... ……………………………………... |
cao ngất, …………………………... ……………………………………... ……………………………………... |
Ở nông thôn |
vườn ra, …………………………... ……………………………………... ……………………………………... |
xanh mơn mởn ……………………. ……………………………………... ……………………………………... |
8. Gạch dưới hình ảnh so sánh có trong những câu sau:
a) Tiếng chim buổi sáng như bản hòa ca rộn ràng.
b) Bốn cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng.
c) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
d) Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
9. Viết tiếp để tạo câu có hình ảnh so sánh :
a) Nhìn từ xa, những tòa nhà cao tầng giống như…………………..
b) Mặt hồ rộng mênh mông như……………………
c) Tai voi tựa như …………………..
d) Con trâu là …………………………….của bà con nông dân.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản
1. C. Nông thôn
2. C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay.
3. C. Con đom đóm
4. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
5. Em thích cuộc sống ở nông thôn hơn vì ở quê rất yên bình, không khí trong lành và mát mẻ.
III. Luyện tập
6. Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
7.
Khu vực |
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Ở thành thị |
Chung cư, biệt thự, đường phố, trung tâm thương mại, tòa nhà, nhà cao tầng,… |
Cao ngất, sáng trưng, rực rỡ, ồn ào, tấp nập, vội vã, … |
Ở nông thôn |
vườn rau, đồng ruộng, ao cá, bờ đê, cánh diều, đình làng,…. |
xanh mơn mởn, bao la, xanh rêu, thẳng tắp, cao vút, yên bình,… |
8.
a) Tiếng chim buổi sáng như bản hòa ca rộn ràng.
b) Bốn cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng.
c) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
d) Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
9.
a) Nhìn từ xa, những tòa nhà cao tầng giống như những ngọn tháp chọc thủng trời xanh.
b) Mặt hồ rộng mênh mông như một tấm gương to khổng lồ.
c) Tai voi tựa như hai cái quạt nan.
d) Con trâu là tài sản quý giá của bà con nông dân.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
THĂM VƯỜN BÁCH THÚ
Bữa trước về chơi Thủ đô
Chăn Dào vào vườn bách thú
Gặp chú voi vẫy tay chào
Y như gặp người bạn cũ.
Gặp chú báo đen giận dữ
Bên trong cũi sắt một mình
Có bầy khỉ vàng láu lỉnh
Chìa tay xin kẹo học sinh.
Ở đây có chú hươu non
Tung tăng những bàn chân nhỏ
Người ta cho mẩu bánh mì
Chú nhai như là nhai cỏ.
Đúng rồi những chú voi kìa
Chăn Dào gặp hôm hái nấm
Đúng rồi con đại bàng này
Trên đỉnh ngàn kia sải cánh.
Ở đây có chim, có rắn
Trăn hoa, báo gấm, lợn lòi
Lạ thật bao nhiêu là thú
Như là trên núi mình thôi !
( Nguyễn Châu )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Bốn khổ thơ đầu ( “Bữa trước…sải cánh” ) tả những con vật nào quen thuộc với Chăn Dào ?
A. Voi, báo đen, khỉ vàng, đại bàng, báo gấm
B. Voi, báo đen, báo gấm, hươu non, trăn hoa
C. Voi, báo đen, khỉ vàng, hươu non, đại bàng
Câu 2. Con vật nào vừa gặp Chăn Dào đã có thái độ thân thiện như gặp người bạn cũ ?
A. Chú voi
B. Chú khỉ
C. Chú hươu
Câu 3. Ở khổ thơ 2 và 3, những từ ngữ nào gợi tả bầy khỉ vàng và chú hươu non giống như trẻ em ?
A. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng, nhai như là nhai cỏ.
B. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ.
C. Láu lỉnh, chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ, nhai như là nhai cỏ.
Câu 4. Bài thơ cho thấy những điều gì đáng quý ở bạn Chăn Dào ?
A. Luôn gần gũi với các loài vật và yêu quý môi trường.
B. Chỉ yêu những loài vật trên núi, không thích loài vật ở vườn bách thú.
C. Rất yêu thương các loài vật ở vườn bách thú vì chúng khác hẳn các loài sống ở trên núi.
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống
a) r hoặc d, gi
-………ống nhau/………….
- lá ………ụng/…………….
- kêu……..ống lên/…………..
- tác………ụng/……………..
b) ui hoặc uôi
- c……. cùng/………………..
- c………….đầu/……………..
c) ăt hoặc ăc
- ng……..hoa/………………
- đọc ng………..ngứ/…………..
Câu 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :
- chú voi ……………..
- bẫy khỉ vàng………..
- con đại bàng ……….
- chú báo đen …………..
- chú hươu non…………
- con lợn lòi ……………
( Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng )
Câu 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :
a) Chú voi con
………………………………………………………………………………….
b) Một em bé
………………………………………………………………………………….
c) Một đêm trăng
………………………………………………………………………………….
Câu 4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. ( Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13 )
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | A | C | A |
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống
a) r hoặc d, gi
- giống nhau
- lá rụng
- kêu rống lên
- tác dụng
b) ui hoặc uôi
- cuối cùng
- cúi đầu
c) ăt hoặc ăc
- ngắt hoa
- đọc ngắc ngứ
Câu 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :
- chú voi thân thiện
- bầy khỉ vàng láu lỉnh
- con đại bàng hùng dũng
- chú báo đen giận dữ
- chú hươu non ngây thơ
- con lợn lòi dữ tợn
( Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng )
Câu 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :
a) Chú voi con huơ huơ chiếc vòi bé xíu chào khán giả.
b) Em bé đang lon ton chạy theo mẹ mua đồ trong siêu thị.
c) Trăng trên quê hương đêm nay sáng vằng vặc.
Câu 4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. ( Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13 )
Bài mẫu
Lệ Thủy, ngày 20 tháng 11 năm 2005
Nguyệt Cầm thân mến!
Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!
Nguyệt Cầm ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mưa thì thích lắm. Màu vàng trải dài hút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xẹ bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Ở thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.
Bạn gái
(Kí tên)
Ngô Yến Ngọc
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiện, Anh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?
A. Dân tộc Chăm
B. Dân tộc Kinh
C. Dân tộc Nùng
Câu 2: Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Ban đêm
Câu 3: Đâu là từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu sau: " Bé Lâm rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập"
A. Bé Lâm
B. chăm chỉ
C. ngoan ngoãn, chăm chỉ
Câu 4: Vì sao Mồ Côi lại được giao cho việc xử kiện ?
A. Vì Mồ Côi tài giỏi.
B. Vì Mồ Côi được nhân dân tin cậy.
C. Vì vùng đó không có người làm quan.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:
-………ống nhau/………….
- lá ………ụng/…………….
- kêu……..ống lên/…………..
- tác………ụng/……………..
Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:
- c……. cùng/………………..
- c………….đầu/……………..
Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:
- ng……..hoa/………………
- đọc ng………..ngứ/…………..
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:
- giống nhau
- lá rụng
- kêu rống lên
- tác dụng
Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:
- cuối cùng
- cúi đầu
Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:
- ngắt hoa
- đọc ngắc ngứ
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiện, Anh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Công việc của anh Đom Đóm là gì?
A. Mang chiếc đèn lồng đi hóng gió mát.
B. Đi gác cho bầu trời.
C. Đi gác cho người ngủ được yên giấc.
Câu 2: Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì ?
A. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền.
B. Bác nông dân vào quán mà không mua gì.
C. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền.
Câu 3: Anh Đom Đóm làm việc của mình với thái độ như thế nào?
A. Vừa làm việc vừa ngáp ngủ.
B. Cần mẫn, chăm chỉ, nghiêm túc.
C. Uể oải và mệt mỏi.
Câu 4: Trong những câu dưới đây, đâu là câu đặt theo mẫu Ai thế nào ?
A. Mai là lớp trưởng của lớp 3E.
B. Bố em đang sửa xe đạp.
C. Sư tử có chiếc bờm thật oai hùng.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :
- chú voi ……………..
- bẫy khỉ vàng………..
- con đại bàng ……….
- chú báo đen …………..
- chú hươu non…………
- con lợn lòi ……………
Bài 2:
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :
a) Chú voi con
………………………………………………………………………………….
b) Một em bé
………………………………………………………………………………….
c) Một đêm trăng
………………………………………………………………………………….
Bài 3:
Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
C |
B |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :
- chú voi thân thiện
- bầy khỉ vàng láu lỉnh
- con đại bàng hùng dũng
- chú báo đen giận dữ
- chú hươu non ngây thơ
- con lợn lòi dữ tợn
Bài 2:
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :
a) Chú voi con huơ huơ chiếc vòi bé xíu chào khán giả.
b) Em bé đang lon ton chạy theo mẹ mua đồ trong siêu thị.
c) Trăng trên quê hương đêm nay sáng vằng vặc.
Bài 3:
Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị.
Bài mẫu
Lệ Thủy, ngày 20 tháng 11 năm 2005
Ngọc Minh thân mến!
Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!
Ngọc Minh ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mưa thì thích lắm. Màu vàng trải dài hút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xẹ bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Ở thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.
Bạn của bạn
(Kí tên)
Trần Lan Anh
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiện, Anh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán ?
A. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả.
B. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả.
C. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán.
Câu 2: Anh Đom Đóm thấy thím Vạc đang làm gì ?
A. Mò tôm
B. Rỉa lông
C. Bay về tổ
Câu 3: Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì ?
A. Để Mồ Côi được nghe thấy tiếng xóc tiền.
B. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng.
C. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền.
Câu 4: Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện:" Mồ Côi xử kiện " là gì ?
A. Ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
B. Phê phán tên chủ quán tham lam, gian xảo.
C. Ca ngợi bác nông dân hiền lành, thật thà.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
a, Để miêu tả một bác nông dân.
b , Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.
Bài 2:
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a, Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b, Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c, Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Bài 3:
Điền từ vào chỗ trống thích hợp theo mẫu câu: Ai/Con gì/ Cái gì thế nào?
a) Mẹ của em….
b) Chị gái của em …
c) Con mèo nhà em …
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
A |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
a, Để miêu tả một bác nông dân.
Bác nông dân chăm chỉ làm việc.
b , Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
Nhành hoa này sắp tàn rồi.
c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.
Buổi sớm hôm nay trời se lạnh.
Bài 2:
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a, Ếch con ngoan ngoãn , chăm chỉ và thông minh.
b, Nắng cuối thu vàng óng , dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c, Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
Bài 3:
Điền từ vào chỗ trống thích hợp theo mẫu câu: Ai/Con gì/ Cái gì thế nào?
a) Mẹ của em luôn chăm lo cho em từng bữa ăn giác ngủ.
b) Chị gái của em luôn luôn nhường nhịn em.
c) Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)